CHƯƠNG 1........................................................................................... A LÝ LUẬN CHUNG VÊ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CẤC TẬP ĐOÀN KINH TÉ
1.3. Kinh nghiệm về hiệu quả cho vay của NHTM đối vói các TĐKT và bài học đối vói Việt Nam
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2 . 4 . 3 . 1 . N g u y ê n n h â n t ừ p h í a n g â n h à n g
M ộ t là, N ă n g l ự c c á n b ộ n g â n h à n g k h ô n g đ ồ n g đ ề u , chưa đáp ứng được tối đa yêu cầu của khách hàng, nhiều cán bộ chưa thực sự sắc sảo, nhạy bén trong việc tư vấn PVN cũng như đàm phán về các vấn đề liên quan về lãi suất cho vay, thời gian cho vay, tài sản bảo đảm, tỷ lệ vốn tự có tối thiểu...để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho ngân hàng cũng như sự thuận tiện và hài lòng tối đa đối với khách hàng, cụ thể:
về tỷ lệ vốn tự có: Ngay trong khâu thẩm định, trước khi quyết định cho vay chưa xác định được tầm quan trọng, sự cần thiết phải có tỷ lệ vốn đối ứng tối thiểu để đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay. Cán bộ tín dụng chưa thực sự thực hiện đàm phán và đưa ra các điều kiện kiên quyết, yêu cầu khách
hàng tăng vốn điều lệ, tăng vốn tự có để tham gia vào phương án, dự án vay vốn.
về thời gian cho vay: Trong khâu giải ngân, khi khách hàng có nhu cầu vốn để thực hiện một phương án kinh doanh, do chủ quan cán bộ tín dụng không xác định cụ thể vòng quay vốn của từng phương án mà thường mặc định vòng quay vốn của các phương án khác nhau là một số như nhau và theo đó không xác định thời gian cho vay phù hợp với vòng quay thực tế, đổi với cho vay ngắn hạn cán bộ tín dụng thường áp dụng thời gian cho vay bằng mức tối đa là 12 tháng. Trong khi đó, thực tế nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng nhiều trường hợp thấp hơn mức tối đa trên. Tình trạng này dẫn đến việc không tận dụng được tối đa hiệu quả nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Khả năng xác định và dự báo các biến động của thị trường vốn chưa tốt, dẫn đến lãi suất áp dụng không linh hoạt, phù hợp với biến động của thị trường. Bên cạnh đó, mặc dù quy trình cho vay được thiết lập chặt chẽ nhưng nhiều cán bộ vẫn chỉ thực hiện mang tính thủ tục, chưa nhìn nhận được bản chất vấn đề, dẫn đến trường hợp vẫn có sai sót trong quá trình thẩm định, do vậy việc điều chỉnh, sửa chữa làm kéo dài thời gian cho vay, giảm hiệu quả và uy tín của ngân hàng.
H ai là, Chỉnh sách khách hàng còn chưa thật thống nhất nên còn tình trạng có nơi này nơi khác áp dụng không đúng đối tượng hoặc để cạnh tranh lẫn nhau trong cùng hệ thống VietinBank; Công tác marketing chưa được chú trọng đúng mức; chưa chủ động đến với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu cụ thể cũng như sự cung ứng sản phẩm, dịch vụ từ các ngân hàng đối thủ cạnh tranh để trên cơ sở đó điều chỉnh và áp dụng linh hoạt các quy định về thủ tục và chào các sản phẩm ngân hàng thích hợp. Việc áp dụng chính sách lãi suất còn thiếu sự linh hoạt trong từng thời kỳ; Cơ chế điều hành, chỉ đạo lãi suất của VietinBank chưa nhanh nhạy, chưa đi đầu, còn trong tình trạng “nghe ngóng” động thái của các TCTD khác. Chính sách lãi suất này có tác động
trực tiếp đến nguồn thu nhập của VietinBank tuy nhiên cũng có thể dẫn đến tình trạng bị mất những cơ hội tiếp cận, duy trì và phát triển mối quan hệ với những khách hàng lớn.
B a là, t h ờ i g i a n x ử l ý k h o ả n c h o v a y d à i : VietinBank là một trong những ngân hàng mà các khâu thẩm định cho vay được thực hiện chặt chẽ nhất, trừ những trường hợp đơn giản, các dự án, phương án lớn, phức tạp thường được thẩm định qua nhiều cấp (chi nhánh và trụ sở chính) trong khi đó quy trình thâm định tại từng câp có liên quan đên sự đánh giá, xem xét của nhiều phòng ban. Do vậy, khách hàng thường phải chờ đợi một thời gian khá dài trước khi ngân hàng đưa ra quyết định cho vay, có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của khách hàng cũng như hiệu quả cho vay của ngân hàng. Đối với nhiều trường họp, nhu cầu bức thiết của khách hàng đòi hỏi phải xử lý nhanh chóng, muốn đáp ứng được nhu cầu đó, ngân hàng sẽ rơi vào tình huống chưa thực hiện một cách đầy đủ mọi thủ tục hoặc làm sai quy trình cho vay.
Với thời gian thẩm định, xét duyệt dài nhưng VietinBank chưa có biện pháp áp dụng công nghệ hiện đại nhằm rút ngắn thời gian cho vay. Hệ thống công nghệ của VietinBank mới chỉ được đầu tư để kiểm soát và làm chặt chẽ hơn quá trình cho vay mà chưa có tác dụng giúp đẩy nhanh các khâu thẩm định trước khi ra quyết định cho vay; chưa áp dụng một chương trình cho vay riêng biệt và chuyên nghiệp, có khả năng tự động hóa giúp giảm tối đa thời gian của quá trình thẩm định (như tính toán hiệu quả của phương án, dự án...).
B ốn là, c á c h ì n h t h ứ c t í n d ụ n g đối với PVN chưa phong phú và đa dạng, nhiều hình thức chậm được triển khai.
N ă m là, h ệ t h ố n g t h ô n g t i n p h ụ c v ụ c ô n g t á c t h ẩ m đ ị n h c ò n t h i ế u h i ệ u
q u ả . Thông tin của ngân hàng về khách hàng DNL thường được xem xét một
cách thụ động. Chính sự thiếu thông tin về khách hàng, ngành hàng đã làm hạn chế việc đánh giá, tìm kiếm khách hàng cũng như xếp hạng doanh nghiệp.
2 . 4 . 3 . 2 . N g u y ê n n h â n t ừ p h í a k h á c h h à n g
Do PVN là tập đoàn lớn, được nhiều TCTD chào mời, được VietinBank phục vụ tốt, do vậy việc đàm phán đe đạt được những yêu cầu về việc nâng tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án, dự án; về lãi suất;... nhiều trường hợp là rất khó khăn và VietinBank có thể không đạt được kết quả.
Nhìn chung, các thành viên của PVN có quan hệ vay vốn tại VietinBank đều có uy tín, vay trả sòng phẳng, hầu như không để phát sinh nợ quá hạn và lãi treo.
về tài sản bảo đảm, với đặc thù của ngành dầu khí, phần lớn tài sản đảm bảo là bảo lãnh của Bộ Tài chính và tài sản hình thành từ vốn vay, dẫn đến dư nợ cho vay có bảo đảm bàng tài sản đối với PVN cao, nên cũng tác động mạnh đến quy mô dư nợ cho vay của VietinBank đối với PVN.
2 . 4 . 3 . 3 . N g u y ê n n h â n t ừ p h í a m ô i t r ư ờ n g k i n h d o a n h
Khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả cho vay của ngân hàng đối với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nói chung và đối với PVN nói riêng. Những chỉ đạo liên tiếp, thường xuyên của Chính Phủ, NHNN liên quan đến tín dụng như mức tăng trưởng dư nợ, hạn chế tỷ lệ cho vay trung dài hạn,... phần nào cũng ảnh hưởng đến việc cho vay đối với PVN trong từng giai đoạn, qua đó ảnh hưởng đến cả hiệu quả cho vay của VietinBank và hiệu quả hoạt động của PVN.
Môi trường cạnh tranh gay gắt trong hệ thống các NHTM của Việt Nam.
Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng gia tăng với cơ chế cho vay thông thoáng, tạo áp lực giảm thị phần cho vay của VietinBank, qua đó VietinBank phải tăng chi phí tiếp thị, quảng cáo, áp dụng các hình thức khuyến mãi,...để thu hút và đẩy mạnh quan hệ với khách hàng tốt.
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của mọi thể nhân, pháp nhân hoạt động trong môi trường đó, nếu nước ta xây dựng được m ột khung pháp lý rõ ràng, minh bạch sẽ giúp cho nền kinh tế vận hành hiệu quả. Tuy nhiên cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một môi trường pháp lý
thuận lợi, còn nhiều phức tạp, thiếu tính thống nhất và có điểm chưa phù hợp với thực tế. Đây là rào cản cố hữu từ lâu, gây ừở ngại cho hoạt động của ngân hàng như các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký bất động sản, xử lý tài sản bảo đảm dưới hình thức xiết nợ, bán nợ, ...V iệc giải quyết tố tụng và xét xử các tranh chấp kinh tế chậm gây khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng.
Sự phối hợp giữa các bên có liên quan chưa thường xuyên và hiệu quả.
Trung tâm thông tin vẫn chưa thực sự giúp đỡ nhiều cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin và hỗ trợ thông tin cho ngân hàng. Hoạt động kiểm toán chưa thực sự có ý nghĩa và chưa có sự gắn kết với ngân hàng. Các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan công an, toà án cũng chưa có sự phổi hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc xử lý các vụ việc vượt quá tầm xử lý của ngân hàng. Thực tế đòi hỏi các cơ quan này phải có mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng.
Cách thức giải quyết mọi công việc ở nước ta còn mang nặng tính thủ tục, nhiều hồ sơ, giấy tờ; thông tin cung cấp chỉ ở dạng sơ sài hoặc thiếu chính xác. Do vậy, sau khi hoàn thiện khâu pháp lý, khi đi vay vốn, ngân hàng sẽ yêu cầu tất cả các hồ sơ liên quan đến phương án, dự án vay vốn để làm cơ sở thẩm định. Nếu có một kênh thông tin rộng rãi, minh bạch và tin cậy đề những người cần thông tin truy cập, khai thác thì việc xử lý sẽ tiết kiệm được cả về thời gian và vật chất.
K ế t lu ậ n C h ư ơ n g 2
Sau khi đưa ra thực trạng cho vay của VietinBank đối với PVN và phân tích nguyên nhân của nó, chúng ta đã có cái nhìn khá toàn diện về trực trạng hiệu quả cho vay của VietinBank đối với PVN. Bên cạnh những kết quả đạt được từ hoạt động cho vay PVN, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay. Do vậy, để làm tốt hơn trong thời
gian tới VietinBank cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả cho vay đối với PVN. Những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với PVN tại VietinBank sẽ được trình bày chi tiết tại Chương 3 của luận văn này.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA VIETINBANK ĐỐI VỚI PVN
3.1. Định hướng phát triển và chiến lược kinh doanh của PVN (2011- 2015)
3.1.1. Định hướng ph át triển kinh doanh của PVN (2011-2015)
Phát triển ngành Dầu khí đồng bộ, mang tính đa ngành và liên ngành, trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, dựa trên tiềm năng dầu khí trong nước và ở nước ngoài: sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước,khai thác nhanh nguồn tài nguyên nước ngoài, trên cơ sở đó phát triển Ngành Dầu khí bền vững, có khả năng cạnh tranh và đảm ảo an ninh năng lượng cho sự phát triển của đất nước” .
Phát triến Ngành Dầu khí đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh, quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh,hiện đại hóa nhanh và đồng bộ ngành Dầu khí” .
Với chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và đinh hướng đến năm 2025 đã được Bộ Chính trị kết luận và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; với mục tiêu tổng quát là: “Phát triển ngành Dầu khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và
ĩ r
quôc tê ;
Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu'.
- Vốn điều lệ: Dự kiến 2015 là 500 nghìn tỷ đồng - Tổng doanh thu: 2.615 nghìn tỷ đồng
-Tống nộp ngân sách nhà nước: 541 nghìn tỷ đồng
- Tỷ suất LN sau thuế/ vốn điều lệ: Trung bình đạt 20%-25%/năm (Công ty mẹ - PVN)
- Gia tăng trữ lượng 35-45 triệu tấn quy dầu/năm.
- Tổng sản lượng khai thác 5 năm là 137,6 triệu tấn quy dầu, trong đó:
sản lượng dầu (cả trong và ngoài nước) là 91,4 triệu tấn; sản lượng khí là 46,2 tỷ m3.
- Cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ khí 5 năm là 43,9 tỷ m3 khí khô; 1,54 triệu tấn LPG(Dinh c ố ); 400 nghìn tấn condensate (Dinh cố).
- Sản lượng điện sản xuất 5 năm là 137 tỷ kWh. Công suất lắp đặt khoảng 9,0 nghìn MW (vào năm 2015).
- Sản lượng phân bón sản xuất 5 năm là 7,6 triệu tấn.
- Sản Lượng sản phẩm chế biến dầu khí 52 triệu tấn.
- Sản lượng sản phẩm hóa dầu 1,77 triệu tấn.
- Sản lượng sản phẩm NLSH 1,12 triệu tấn.
- Sản lượng sản phẩm Xơ sợi 743 nghìn tấn.
- Tốc độ tăng trưởng trung bình lĩnh vực dịch vụ dầu khí là 20% /năm - Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 74,63 tỷ USD
- Trong đó, Tập đoàn thu xếp: 22,82 tỷ USD + Vốn chủ sở hữu: 6,85 tỷ USD
+ Vốn vay: 15,97 tỷ USD
- Năng suất lao động: 11-17 tỷ VNĐ/người/năm
- Hệ số hiệu quả đầu tư tăng trưởng trung bình (ICOR): 0,6
- Giải quyết việc làm cho 17,5 nghìn lao động mới trong 5 năm (trung bình là 2-3 nghìn người/ năm), đảm bảo mức thu nhập trung bình đạt 15 triệu đồng/người/tháng, năng suất lao động trung bình đạt 9-14 tỷ đồng/người/năm.