CHƯƠNG 1........................................................................................... A LÝ LUẬN CHUNG VÊ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CẤC TẬP ĐOÀN KINH TÉ
1.3. Kinh nghiệm về hiệu quả cho vay của NHTM đối vói các TĐKT và bài học đối vói Việt Nam
3.2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả cho vay đối với PVN
PVN là một trong những khách hàng lớn của VietinBank, do vậy định hướng nâng cao hiệu quả cho vay đối với PVN cũng nằm trong định hướng cho vay đối với các khách hàng lớn của VietinBank nói chung, song bên cạnh
đó cũng đưa ra những định hướng riêng biệt, đặc thù riêng có đối với PVN, cụ thể:
M ột là, mở rộng tín dụng đối với PVN trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ các điều kiện cho vay, các biện pháp bảo đảm tiền vay theo hướng cải tiến quy trình thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết khoản vay nhưng vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật và định hướng phát triển chung của VietinBank.
H ai là, đảm bảo cơ cấu tín dụng họp lý giữa tín dụng trung dài hạn với tín dụng ngắn hạn.
Ba là, hoàn thiện chính sách tín dụng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay của bản thân VietinBank, đồng thời tạo điều kiện để duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với PVN. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức tín dụng.
Bổn là, tập trung đầu tư phát triển mạnh công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn. Tiếp tục phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, kiểm soát được rủi ro, mang lại cho khách hàng DNL nhiều tiện ích, nhiều giá trị gia tăng. Củng cố hệ thống thông tin khách hàng về DNL, thông tin nội bộ.
Năm là, cải thiện căn bản chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ tín dụng
— là đội ngũ trực tiếp phục vụ cấp tín dụng cho PVN.
Sáu là, cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng.
Bảy là, triển khai đồng bộ và chuyên nghiệp hoạt động marketing, tiếp tục quảng bá thương hiệu của VietinBank.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với PVN
Đối với ngân hàng thương mại, việc mở rộng quy mô tín dụng là hết sức cần thiết, bởi ngân hàng không chỉ tăng cường cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế mà là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát
triển của bản thân Ngân hàng. Tuy nhiên việc tăng trưởng này thường đi kèm với rủi ro, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả của Ngân hàng. Vậy để nâng cao hiệu quả cho vay đối với PVN có một số giải pháp như sau:
3.3.1. Nâng cao trình độ, năng lực cán bộ tín dụng
Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.
Hiệu quả hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tích, xét đoán tình hình cũng như kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay cá nhân các cán bộ tín dụng thường là người có vai trò chính trong việc thẩm định tính hiệu quả của các hồ sơ xin vay và tự phải thực hiện kiểm soát tới quá trình hoạt động của dự án cũng như việc thu hồi và xử lý nợ. Trong giai đoạn tới với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM, sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế và sự đổi mới vượt bậc của công nghệ ngân hàng sẽ đòi hỏi VietinBank phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo tốt, năng động, có khả năng nắm bắt thị ừường, có sức khoẻ và khả năng chịu áp lực cao trong khi vẫn không mất đi những phẩm chất căn bản của một cán bộ ngân hàng là cẩn thận và trung thực. Những yêu cầu về phẩm chất của người cán bộ ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng là rất cao, điều đó chứng tỏ đế có được những cán bộ ngân hàng giỏi không phải là một việc đơn giản.
Người cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo để có được những kỹ năng rất cần thiết, đó là: Kỹ năng giao tiếp - Đây là một kỹ năng quan trọng trong việc tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, cán bộ tín dụng có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có khả năng thu thập thông tin nhiều hơn, chính xác hơn từ phía khách hàng cũng như sẽ thu hút, lôi kéo được nhiều khách hàng tới với những sản phẩm,
dịch vụ của Ngân hàng; Kỹ năng điều tra - kỳ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết thu thập và khai thác thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau phục vụ cho công tác thẩm định, đáng giá khoản vay; Kỹ năng đàm phán - Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết thương lượng với khách hàng các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản quy đinh trong chế độ, thể lệ cho vay trước khi ký hợp đồng, cũng như thuyết phục được khách hàng tuân theo những yêu cầu của ngân hàng về tài sản bảo đảm, về tỷ lệ vốn tự có tối thiểu tham gia vào phương án, dự án vay vốn, về thời gian cho vay,...nhằm đem lại lợi ích cho cả hai phía; Kỹ năng phân tích và dự báo - kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết nhận định, đánh giá tình hình một cách có cơ sở khoa học, kết hợp với tình hình thực tiễn đang diễn ra, từ đó rút ra kinh nghiệm tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay; Kỹ năng viết - Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng tổng hợp thông tin để viết báo cáo, tờ trình có tính thuyết phục, lôgic khi trình lên lãnh đạo phê duyệt.
Riêng đối với các khoản vay lớn, các dự án lớn, phức tạp của PVN thì một cán bộ dù giỏi đến đâu cũng khó có thể thẩm định được đầy đủ, chính xác các mặt khác nhau của dự án. Do đó, sử dụng chuyên gia (chuyên gia trong và ngoài ngành ngân hàng) là cần thiết. Tập hợp đội ngũ cộng tác viên ngoài ngân hàng phục vụ cho hoạt động tín dụng cần có quy chế gắn lợi ích và trách nhiệm nhằm tận dụng được kiến thức của các chuyên gia, đồng thời ngăn ngừa khả năng lộ bí mật về đầu tư, công nghệ của khách hàng, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng cao hiệu quả cho vay.
Từ những yêu cầu trên, VietinBank cần thực hiện tốt các chính sách về nhân sự như tuyển chọn, đào tạo cán cộ, khen thưởng kịp thời; cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn
hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
Một số giải pháp cụ thể cần thực hiện để nâng cao trình độ nguồn nhân lực như sau:
- Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bên cạnh việc xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh, ngân hàng cần phải có một chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tương xứng vì chính nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng biến chiến lược kinh doanh thành hiện thực. Và hơn nữa, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không thế làm ngày một ngày hai mà phải lâu dài, thường xuyên. Hiệu quả của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khó đo lường trực tiếp thông qua giá cả thị trường và phải mang tính đón đầu trong chiến lược hoạt động của ngân hàng. Điều đó nghĩa là để có được lực lượng lao động chuyên nghiệp, năng động sáng tạo và tận tâm ngày hôm nay, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải được thực hiện trước đó.
- Quản lý nguồn nhân lực
Thiết kế công việc được xem là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng trong quản lý sử dụng nguồn nhân lực. c ầ n phải phân tích rõ từng vị trí công việc, đưa ra một bản mô tả công việc cụ thể và rõ ràng, làm cơ sở cho hoạt động của nhân viên đồng thời là căn cứ quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực.
Thứ đến là việc đánh giá kết quả công việc. Ngoài mục đích đánh giá kết quả công việc để thực hiện cơ chế trả lương, thưởng, đánh giá kết quả công việc còn là bức tranh phản hồi chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn năng lực; đồng thời khi đánh giá kết quả công việc, chúng ta còn tìm ta được những mặt yếu kém cần đào tạo của nhân viên, nghĩa là phát hiện đúng nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc vừa là động cơ đồng thời vừa là yêu cầu đòi hỏi người lao động quan tâm đến học tập bồi dưỡng để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn.
- Cách thức thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nhìn chung, quy trình đào tạo chuẩn bao gồm 4 giai đoạn: đánh giá nhu cầu đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá kết quả của công tác đào tạo.
Việc đánh giá nhu cầu đào tạo là bước đầu tiên trong quy trình đào tạo.
Đánh giá đúng nhu cầu đào tạo đồng nghĩa với việc xác định đúng nội dung, đối tượng cần đào tạo sẽ dẫn đến việc thực hiện thuận lợi các bước sau trong quy trình đào tạo. Như đã trình bày, một trong những cách thức giúp cho việc đánh giá nhu cầu đào tạo mang tính thực tiễn đó là dựa trên đánh giá kết quả công việc của từng nhân viên.
Trên cơ sở đánh giá đúng nhu cầu đào tạo, bước tiếp theo là phải thiết kế chương trình đào tạo phù hợp. Tính phù hợp ở đây thể hiện ở các yếu tố: nội dung, thời lượng, thời điểm và nơi đào tạo cần phải tập trung. Thiết kế nội dung đào tạo phải thỏa mãn nhu cầu của người đi học. Đáp ứng đúng các kỹ năng, kiến thức người được đào tạo đang thiếu, cần cập nhật hoặc nâng cao trình độ. Nội dung đào tạo không nên chỉ mang tính chất lý thuyết, thiên về các định nghĩa, nguyên tắc, yêu cầu mà cần nhấn mạnh vào giải thích các kỹ năng: làm gì, làm như thế nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào,.v.v. Yếu tố thời lượng đào tạo cũng được xem xét trên các khía cạnh: người đi học đang đảm nhận những công việc nhất định trong hoạt động của doanh nghiệp nhưng cũng cần phải tiếp thu được kiến thức qua lớp học; họ là những người “Vừa học, vừa làm”, do vậy thời lượng không nên quá dài. Thời điểm đào tạo cần tránh các kỳ bận rộn của nhân viên, ví dụ các thời điểm cuối tháng hoặc cuối năm.
Cuối cùng là đánh giá kết quả đào tạo. Có 4 mức đánh giá kết quả của đào tạo: theo mức độ tham gia của học viên; đánh giá phản ứng nhanh của học viên trong khóa học; đánh giá sự thay đổi trong công việc của học viên và đánh giá ảnh hưởng của khóa đào tạo tới kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Như vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần được coi trọng trong một ngân hàng, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư cho tương lai. Đe thực sự phát huy hiệu quả của công tác này trước hết cần có đủ nhận thức và sự quan tâm của mọi cấp lãnh đạo và mỗi một cán bộ nhân viên trong ngân hàng.