Tiêu chí phản ảnh hiệu quả marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả Marketing tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội (Trang 26 - 29)

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG

1.2. HIỆU QUẢ MARKETING NGÂN HÀNG

1.2.2. Tiêu chí phản ảnh hiệu quả marketing ngân hàng

- L ợ i n h u ậ n n g â n h à n g , lợ i n h u ậ n b ìn h q u â n c ủ a 1 c á n b ộ n g â n h à n g k h ô n g n g ừ n g tă n g lê n m ộ t c á c h b ê n v ữ n g :

Marketing ngân hàng là hệ thông tô chức quản lý của một ngân hàng đê đạt được mục tiêu đề ra của ngân hàng là thoả mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng bằng các chính sách, biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, tiêu chí lợi nhuận nói chung, lợi nhuận bình quân của mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng là chỉ tiêu tổng hợp, cơ bản phản ảnh toàn diện nhất kết quả hoạt động của các ngân hàng, mục tiêu mà tất cả các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ mà trực tiếp là hoạt động marketing của ngân hàng hướng tới.

Hiệu quả marketing ngân hàng không những thế hiện ở hiệu quả kinh doanh chung của ngân hàng, mà ngay trong một lĩnh vực, một nghiệp vụ, thậm trí một sản pham cụ thể trước và sau khi triến khai các hoạt động marketing ngân hàng.

Mặt khác, hoạt động marketing hiệu quả sẽ làm cho sản phâm ngân hàng thích ứng với nhu cầu khách hàng, chu kỳ sống của sản phẩm được kéo dài hơn, sản phẩm phong phú với những chi phí ban đầu cố định sẽ góp phần giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

V iệc tổ chức thực hiện các kênh phân phối hợp lý, kết hợp cả kênh phân phối truyền thống là các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và kênh phân phối hiện đại như ATM , POS, BSM S, directbanking, home banking... sẽ góp phần đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với nhiều đối tượng khách hàng, mọi lúc, mọi nơi. Qua đó tiết kiệm được nhân lực, tăng cường cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, tăng doanh thu cho ngân hàng.

Tiêu chí này cũng có thể lượng hoá cụ thể là: sự gia tăng chi phí hoạt động marketing ngân hàng tương xứng với sự gia tăng lợi nhuận ngân hàng, lợi nhuận bình quân của 1 cán bộ ngân hàng; hoặc sự gia tăng chí phí cho 1 hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cụ thể tương xứng với kết quả tăng trưởng số lượng sản phẩm, doanh thu đối với từng sản phẩm dịch vụ.

- S o lư ợ n g k h á c h h à n g g ia o d ịc h n g à y c à n g tă n g h a y s ự h à i lò n g c ủ a k h á c h h à n g đ ổ i v ớ i n g â n h à n g

Đối với mỗi ngân hàng, khách hàng là nguồn nuôi sống ngân hàng, chính vì vậy, việc không ngừng củng cố phát triển quan hệ với khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới là một trong những mục tiêu quan trọng mà marketing ngân hàng phải đạt được, s ố lượng khách hàng ngày càng tăng trưởng bền vững là sự phản ánh trung thực về sự hài lòng, sự thoả mãn về chất lượng, tiện ích của sản phấm dịch vụ ngân hàng, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng...,đồng thời, phản ánh hiệu quả việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng, làm cho nhiều người biết tới thương hiệu của ngân hàng, đến giao dịch với ngân hàng.

Để có lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng tăng thì hoạt động marketing ngân hàng phải đạt được 2 mục tiêu chính là giữ chân khách hàng truyền thống cũ, đồng thời phát triển có chọn lọc khách hàng mới với qui mô hoạt động ngày càng gia tăng, sử dụng ngày càng nhiều sản phấm dịch vụ ngân hàng.

Sự gia tăng khách hàng đến quan hệ với ngân hàng có thể được đánh giá trên các giác độ sau đây:

+ Số lượng khách hàng mới thiết lập quan hệ với ngân hàng trong năm.

+ Số lượng khách hàng chấm dứt quan hệ, hoặc giảm quan hệ với ngân hàng trong năm.

+ Số lượng sản phẩm dịch vụ tăng thêm của mỗi khách hàng trong năm.

+ Tần suất sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng với khống lượng giao dịch ngày càng lớn.

- S ự c h ấ p th u ậ n c ủ a th ị tr ư ờ n g v ề s ả n p h ẩ m d ịc h v ụ n g â n h à n g .

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày càng có nhiều sản phẩn dịch vụ ngân hàng được cung cấp nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Sự chấp nhận của thị trường về sản phẩm dịch vụ ngân hàng là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Với việc thực hiện chính sách sản phấm của marketing ngân hàng: mồi sản phẩm dịch vụ từ khi hình thành ý tưởng, thiết kế, thử nghiệm, thâm nhập thị trường đều dựa trên kết quả hoạt động marketing, kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường một cách bài bản. Từ đó, các sản phẩm không ngừng được cải tiến cũng như cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới phù họp nhu cầu, thị hiếu của khách hàng được khách hàng nhanh chóng chấp nhận các sản phẩm dịch vụ với mức độ ngày càng mở rộng.

Sự chấp thuận của thị trường về sản phẩm dịch vụ ngân hàng được đánh giá trên các giác độ sau:

+ Số lượng khách hàng sử dụng sản phấm dịch vụ tăng lên.

+ Chu kỳ sống của sản phẩm được kéo dài.

+ Tần suất sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng tăng lên với qui mô ngày càng lớn.

+ Hiệu quả đóng góp của sản phấm dịch vụ đối với kết quả kinh doanh của ngân hàng.

- M ộ t s ổ c h ỉ tiê u k h á c :

Đ ó chính là sự gia tăng về quy mô, số lượng khách hàng gửi tiền; số lượng tài khoản của tổ chức, cá nhân và số dư tiền gửi bình quân tăng lên; số lượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, thẻ thanh toán cũng như doanh số thanh toán, chuyển tiền tăng thêm ...các quy mô nghiệp vụ khác cũng không ngừng tăng thêm. N goài ra chúng ta còn có thể kể đến là trình độ, tính chuyên nghiệp, khả năng phối hợp của đội ngũ nhân viên ngân hàng ngày càng tăng.

U y tín, thương hiệu của ngân hàng đối với khách hàng, đối tác, chính quyền và công chúng không ngừng củng cố và phát triến...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả Marketing tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)