Kế hoạch điều độ quá trình vận hành trong kho

Một phần của tài liệu Bài tập lớn thiết kế mặt bằng hệ thống công nghiệp Đề tài tính toán, thiết kế mặt bằng và kho vận công ty tnhh mtv thương mại bia sài gòn (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 2. Hoạch định bố trí mặt bằng và kho vận

2.5. Kế hoạch điều độ quá trình vận hành trong kho

Bước 1: Lập danh sách các công việc cần làm trong ngày, tuần hoặc tháng, năm Đây là bước đầu tiên quyết định sự thành công hay thất bại của một bản kế hoạch sản xuất. Việc lên danh sách các công việc cần làm sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về số lượng cũng như trình tự thời gian thực hiện các công việc. Ở bước này, bạn cần suy nghĩ kỹ và hãy ghi lại chi tiết các công việc sẽ phải làm trong ngày, tuần hoặc tháng, năm. Các công việc càng ghi được đầy đủ, rõ ràng bao nhiêu thì sự chủ động trong việc thực hiện sau này càng dễ dàng bấy nhiêu.

Bước 2: Đưa ra các mục tiêu tương ứng

Sau khi lên danh sách các công việc, bạn cũng cần phải thiết lập các mục tiêu phù hợp với các công việc. Mục tiêu này có thể là thời gian hay kết quả mong muốn đạt được. Bạn lưu ý rằng, để mục tiêu phù hợp, thì cần phải bám sát với mong muốn và khả năng của công ty. Nếu đặt mục tiêu quá cao khi bạn chẳng thể đạt được, ít nhiều sẽ làm giảm tiến độ kế hoạch thực hiện các công việc khác.

Bước 3: Ưu tiên sắp xếp thứ tự các công việc

Với bước này, bạn nên cân nhắc, sắp xếp những công việc đã liệt kê ở trên theo thứ tự cấp bách, quan trọng hoặc theo trình tự thời gian, đối tượng tiến hành. Việc sắp xếp này sẽ làm cho bạn loại bỏ những công việc không phù hợp, tiết kiệm thời gian và các nguồn lực khác mà vẫn đạt được các mục tiêu đã đề ra cho công ty.

Bước 4: Tập trung thực hiện kế hoạch

Sự tập trung sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Nói như vậy không có nghĩa là khi làm việc, bạn chỉ biết mỗi một việc đang làm, mà bạn còn phải để quan tâm tới các việc khác nữa, nếu có thể thì kết hợp làm nhiều việc trong cùng một thời gian.

Bước 5: Linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch

Thực tế luôn khác hẳn với lý thuyết và kế hoạch cũng vậy, sẽ luôn có những điểm không trùng với quá trình thực hiện và bạn cũng không thể nào biết trước được những việc phát sinh. Vì vậy, hãy luôn dành một khoảng thời gian hợp lý cho những sự cố phát sinh.

Khi lên kế hoạch các công việc, hãy nên cố gắng dự trù và liệt kê 1 số khó khăn và thách thức có thể gặp phải, từ đó đưa ra một số phương án dự phòng.

Bước 6: Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch

Để biết bản thân đã làm được đến đâu và được bao nhiêu phần trăm của mục tiêu, hay xem xét liệu có hoàn thành được mục tiêu của công ty đúng hạn hay không, bạn cần phải liên tục theo dõi, kiểm tra và chiếu giữa mục tiêu và thành quả của mình.

Lập kế hoạch sản xuất

Lập kế hoạch vận hành và điều độ vận hành kho bãi có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý một nhóm hay nhiều bộ phận trong công ty. Một quy trình vận hành kho bãi cần được quản lý chặt chẽ từ quy trình thực hiện, giải quyết kịp thời các vấn đề trong quá trình vận hành để đạt hiệu suất cao và tiết giảm chi phí, gia tăng năng suất lưu trữ.

Công việc này không đơn giản chút nào, người vận hành điều độ kho bãi cần có khả năng kiểm soát nguồn lực rất lớn từ các cấp, bộ phận nhằm đảm bảo tiến độ lưu trữ hàng hóa phải thỏa mãn 3 tiêu chí quan trọng để đạt đến hiệu quả cuối cùng theo kế hoạch đề ra như sau:

• Đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

• Thực hiện vận hành kho bãi đúng thời gian, kịp thời để đảm bảo quá trình lưu trữ diễn ra suôn sẻ và không gặp trục trặc.

• Tối ưu hóa chi phí sử dụng nguồn lực cho việc vận hành kho bãi, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất.

Yêu cầu

- Dự trữ và vận chuyển: 30000 pallet/tháng - Một ca/ngày (7,5 giờ)

Giả thiết sản xuất theo ngày là 30000/26 = 1153 pallet => 1 giờ = 154 pallet

Sau khi xác định thời gian vận hành chi tiết chính cũng như nhu cầu của chúng, cần phải xác định năng suất yêu cầu đầu vào cho từng công đoạn trên quy trình vận hành. Một điều hiển nhiên rằng tại mỗi công đoạn sẽ gánh chịu một tỷ lệ thất thoát riêng.

Trong đó:

𝑃𝑖 - Năng suất đầu vào tại hoạt động i

𝑠𝑖 -Tỉ lệ thất thoát trên đầu vào 𝑃𝑖 𝑂𝑖 -Năng suất đầu ra tại hoạt động i Với: 𝑂𝑖 = 𝑃𝑖 - 𝑃𝑖 𝑠𝑖 hay 𝑂𝑖 = 𝑃𝑖 (1 - 𝑠𝑖 )

Ta có: là biểu thức xác định năng suất đầu vào yêu cầu tại hoạt động i

Việc xác định năng suất đầu vào yêu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu hay đầu ra phụ thuộc vào tỉ lệ thất thoát trên các hoạt động vận hành và cả cách thức bố trí hay qui trình công nghệ của hệ thống. Đối với hệ thống nối tiếp như quy trình vận hành kho , năng suất đầu vào bộ phận đầu tiên của hệ thống sẽ được xác định theo biểu thức:

Sản phẩm được ước tính đầu ra 𝑂7 là 30000 pallet/tháng và được yêu cầu qua 7 bước xử lý, (Nhập kho, lưu kho, nhận hàng, đóng gói và xuất kho, hoàn hàng, kiểm hàng, thống kê và báo cáo) và ước tính tỷ lệ thất thoát:

Nhập kho(S1) 1%

Lưu kho(S2) 2%

Nhận hàng(S3) 1%

Đóng gói và xuất kho(S4) 2%

Hoàn hàng(S5) 2%

Kiểm hàng(S6) 3%

Thống kê và báo cáo(S7) 3%

Giả sử không có thiệt hại nào giữa các công đoạn, kết quả đầu vào của công đoạn trước có thể coi là đầu ra của công đoạn sau sau: P7 = O6 ; P6 = O5 ; P5 = O4 ; P4 = O3 ; P3 = O2 ; P2 = O1

STT Quá trình Thất thoát Đầu ra Đầu vào

1 Thống kê và báo cáo 3% 30000 30977

2 Kiểm hàng 3% 30977 31935

3 Hoàn hàng 2% 31935 32587

4 Đóng gói và xuất kho 2% 32587 33251

5 Nhập hàng 1% 33251 33588

6 Lưu kho 2% 33588 34273

7 Nhập kho 1% 34273 34620

Bảng Thông tin thất thoát dự tính

Một phần của tài liệu Bài tập lớn thiết kế mặt bằng hệ thống công nghiệp Đề tài tính toán, thiết kế mặt bằng và kho vận công ty tnhh mtv thương mại bia sài gòn (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)