Hoạch định dòng di chuyển

Một phần của tài liệu Bài tập lớn thiết kế mặt bằng hệ thống công nghiệp Đề tài tính toán, thiết kế mặt bằng và kho vận công ty tnhh mtv thương mại bia sài gòn (Trang 31 - 42)

CHƯƠNG 2. Hoạch định bố trí mặt bằng và kho vận

2.6. Phân tích dòng di chuyển của thiết bị trong mặt bằng

2.6.2. Hoạch định dòng di chuyển

Hoạch định dòng di chuyển hiệu quả cần kết hợp các dòng di chuyển như đã đề cập, xác định lối đi hợp lý để thực hiện quá trình di chuyển từ đầu đến cuối. Bằng cách cực đại hóa số đường di chuyển trực tiếp, giảm dòng di chuyển và cực tiểu hóa chi phí dòng di chuyển chúng ta có thể đạt dòng di chuyển hiệu quả. Dòng di chuyển trực tiếp là dòng di chuyển không bị dán đoạn khi thực hiện quá trình từ đầu đến cuối.

Đường đi không gián đoạn

Đường đi gián đoạn

Khi hoạch định dòng di chuyển, cần chú ý một số qui tắc như cực tiểu hóa các dòng di chuyển bằng cách loại bỏ các hoạt động không cần thiết, kết hợp các hoạt động lại với nhau hay cực tiểu hoá các đường di chuyển nhiều hướng, phức tạp.

Hoạch định dòng di chuyển giữa các bộ phận chức năng thường được sử dụng để đánh giá dòng di chuyển trong mặt bằng và đánh giá tính tốt của mặt bằng. Có các loại dòng di chuyển cơ bản sau:

- Dòng chữ L: Đơn giản nhất, nhóm tiếp nhận và giao hàng tách riêng Dòng chữ U: Rất phổ biến, nhóm tiếp nhận và giao hàng kết hợp lại, dễ kiểm soát

- Dòng chữ S: Được sử dụng khi dòng di chuyển quá dài

- Dòng chữ I: Có dòng chảy thẳng từ nhận hàng đến vận chuyển và ngược lại. Thiết lập

này được cho là để tăng tính tối ưu hóa nhiều nhất vì nó sử dụng toàn bộ chiều dài của phân xưởng, giữ cho các sản phẩm tương tự được tách biệt theo định dạng dây chuyền lắp ráp và giảm thiểu tắc nghẽn bằng cách tránh di chuyển qua lại.

- Ngoài ra còn có các dòng di chuyển nhỏ giữa các trạm làm việc và lối đi được thiết kế theo kiểu song song, vuông góc hoặc theo một góc nghiêng.

Dòng di chuyển sản phẩm trong hệ thống sản xuất khuôn đúc thìa nhựa tuân theo thứ tự các bước trong quy trình sản xuất, đảm bảo sự logic và liền mạch. Để tránh bố trí các công đoạn ngược dòng, gây lãng phí thời gian và di chuyển không cần thiết thực hiện sắp xếp các khu vực một cách hợp lý để tối ưu hóa luồng di chuyển và giảm thiểu khoảng cách di chuyển. Với khu vực mặt bằng có hình dạng vuông vắn, để tận dụng tối đa diện tích mặt bằng nhóm chọn bố trí dòng di chuyển theo hình chữ U, được bố trí như hình sau:

Dòng di chuyển trong kho chứa bia:

Sơ đồ dòng di chuyển trong kho chứa bia gồm có 5 bộ phận hoạt động kết hợp cùng nhau để thực hiện nhiễm vụ kho vận :

- Nhập kho: Đây là bước đầu tiên trong quy trình lưu trữ vật tư. Khi vật tư được vận chuyển đến kho, chúng sẽ được nhận tại khu vực nhập kho. Trong bước này, các thông tin về vật tư như số lượng, chủng loại, và tình trạng vật tư sẽ được ghi nhận và lưu trữ vào hệ thống quản lý kho. Quá trình nhập kho đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác để đảm bảo rằng tất cả vật tư được ghi nhận đầy đủ và đúng đắn, nhằm tránh nhầm lẫn và sai sót trong quá trình lưu trữ và xuất kho sau này.

- Kiểm tra 1( kiểm tra đầu vào): Khi vật tư được nhập vào kho, chúng phải trải qua một quá trình kiểm tra kỹ lưỡng đầu tiên; bước này được gọi là "Kiểm tra 1". Trong bước

này, các nhân viên kiểm kho sẽ thực hiện việc đánh giá chất lượng và số lượng của vật tư mới nhập; mục tiêu chính là đảm bảo rằng tất cả các vật tư đều đạt yêu cầu chất lượng đặt ra trước khi chúng được lưu trữ. Điều này bao gồm việc kiểm tra kỹ thuật, đánh giá trực quan, và có thể sử dụng các công cụ đo lường để xác định tính chính xác của các thông số liên quan đến vật tư. Sau khi hoàn tất kiểm tra, các vật tư đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển tiếp vào kho lưu trữ, sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo.

- Rack 1 - Rack 6: Sau khi vượt qua quá trình kiểm tra ban đầu, vật tư sẽ được phân loại và sắp xếp vào các giá đỡ trong kho, từ Rack 1 đến Rack 6; mỗi giá có thể được sử dụng cho các loại vật tư khác nhau hoặc có thể được phân chia theo các tiêu chí như kích thước, trọng lượng, hoặc mức độ sử dụng thường xuyên. Các giá đỡ này không chỉ là nơi lưu trữ vật tư mà còn được thiết kế để tối ưu hóa không gian lưu trữ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý kho hàng. Vật tư sẽ được di chuyển qua lại giữa các giá đỡ theo yêu cầu của việc quản lý kho; điều này giúp đảm bảo rằng không gian lưu trữ được sử dụng một cách hiệu quả nhất, đồng thời cũng dễ dàng truy xuất vật tư khi cần thiết.

- Kiểm tra 2 (kiểm tra đầu ra): Trước khi vật tư được xuất khỏi kho để chuyển đến các địa điểm tiêu thụ hoặc sử dụng, chúng phải trải qua một quá trình kiểm tra lần thứ hai; bước này được gọi là "Kiểm tra 2". Trong bước kiểm tra này, các nhân viên kiểm kho sẽ tiến hành đánh giá lại chất lượng và số lượng vật tư, đảm bảo rằng không có bất kỳ sự hư hỏng hay mất mát nào xảy ra trong suốt quá trình lưu trữ. Quá trình kiểm tra bao gồm việc so sánh dữ liệu lưu trữ với các tiêu chuẩn chất lượng ban đầu; nếu tất cả các yêu cầu đều được đáp ứng, vật tư sẽ được chấp nhận để xuất kho.

- Xuất kho: Sau khi hoàn tất kiểm tra lần cuối, vật tư sẽ được chuyển ra khỏi kho;

bước này được gọi là "Xuất kho". Vật tư sẽ được chuẩn bị để vận chuyển đến các điểm đích cuối cùng, có thể là các nhà máy, cửa hàng bán lẻ, hoặc các địa điểm khác nơi chúng sẽ được sử dụng hoặc tiêu thụ. Quá trình xuất kho phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo rằng tất cả các vật tư đều được theo dõi và ghi chép đầy đủ; điều này không chỉ giúp bảo vệ tài sản mà còn đảm bảo rằng mọi hoạt động của kho hàng đều diễn ra một cách minh bạch và có thể kiểm soát được.

2.6.3. . Mô tả dòng di chuyển trong kho

Mô tả dòng di chuyển của của sản phẩm trong kho chứa bia Sài Gòn được biểu diễn trong bảng dưới để nắm rõ được quy rình trong kho. Kho bia Sài Gòn với 5 loại sản phầm nên cần sử dụng giản đồ quá trình đa sản phẩm . Biểu đồ đa quá trình thể hiện được các bước được thực hiện bằng các đường liên kết tương ứng.

1 Beer 500ml PET 16 Pack

2 Beer 1.5l PET 6 Pack 3 Beer 350ml Can 24 Pack 4 Beer 160ml 24 Pack 5 Beer 500ml Can 16 Pack

Sản phẩm

1 2 3 4 5

Máy

1 2 3 4 5 6

2.6.4. Tính toán và xây dựng giản đồ quan hệ giữa các bộ phận trong mặt bằng và kho vận

Nhà kho bao gồm các bộ phân:

• Kiểm tra 1

• Rack 1

• Rack 2

• Rack 3

• Rack 4

• Rack 5

• Rack 6

• Kiểm tra 2 1

2 3 4

1 2 3

4

1

2 3

1 2 3 4

1

2 3 5 4

Xây dựng giản đồ quan hệ

Trở lại qui trình hoạch định mặt bằng có hệ thống (SLP), trong bước phân tích ta cần xây dựng giản đồ mối quan hệ thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận. Mục tiêu của giản đồ quan hệ là miêu tả về khía cạnh không gian mối tương quan giữa các bộ phận tương ứng với các mối qua hệ đã được xác định. Cơ sở để xây dựng giản đồ quan hệ dựa trên giả thuyết sự gần kề về khía cạnh hình học để thỏa mãn các yêu cầu về mối quan hệ giữa chúng.

Ví dụ khi mối quan hệ thể hiện tầm quan trọng của dòng vật liệu, các cặp bộ phận có sự luân chuyển qua lại lớn nhất sẽ ưu tiên đặt gần kề nhau. Ngược lại, ví trí tương đối của các cặp bộ phận kém quan trọng thì mức độ ưu tiên bố trí gần kề nhau cũng thấp hơn.

Để thể hiện mối liên hệ hay sự di chuyển qua lại giữa các bộ phận, biểu đồ di chuyển From-To thường được sử dụng. Biểu đồ From-To còn được gọi là biểu đồ di chuyển hay biểu đồ giao nhau giữa các bộ phận trên mặt bằng. Biểu đồ này thường thể hiện các mối quan hệ qua những con số, đại diện cho dòng vật liệu di chuyển giữa các máy, các trạm làm việc, các bộ phận, tòa nhà hay công trường. Thông thường, các thông tin liên quan đến số lần di chuyển vật tư giữa các máy hay các bộ phận và khoảng cách giữa chúng được thể hiện trên đó.

Biểu đồ này là một dạng mô hình mô tả và là cơ sở cho việc xác định các phương án mặt bằng. Bằng cách kiểm tra dữ liệu thể hiện trên biểu đồ, nhà thiết kế có thể xác định bộ phận, phòng ban nào có dòng thông tin hay dòng di chuyển lớn qua lại lẫn nhau và khi thiết kế, các bộ phận phòng ban đó được ưu tiên sắp xếp hay bố trí gần nhau.

Với kho là vị trí cố định:

Kiểm

tra 1 Rack 1 Rack 2 Rack 3 Rack 4 Rack 5 Rack 6 Kiểm tra 2

Kiểm tra 1 - 26 20 22 4 0 35 35

Rack 1 15 - 17 15 26 30 0 20

Rack 2

18 10 - 17 22 14 3 8

Rack 3 28 16 28 - 5 16 25 4

Rack 4 20 20 18 25 - 28 0 8

Rack 5

0 19 0 22 14 - 22 23

Rack 6 13 24 27 16 12 16 - 31

Kiểm tra 2 10 0 19 20 17 5 12 -

STT Mối quan hệ Số lần di chuyển

1 Kiểm tra 1 – Rack 3 50

2 Rack 1 – Rack 5 49

3 Kiểm tra 1 – Rack 6 48

4 Rack 1 – Rack 4 46

5 Rack 2 – Rack 3 45

6 Kiểm tra 1– Kiểm tra 2 45

7 Rack 6– Kiểm tra 2 43

8 Rack 3 – Rack 6 41

9 Kiểm tra 1– Rack 1 41

10 Rack 2 – Rack 4 40

11 Kiểm tra 1– Rack 2 38

12 Rack 3- Rack 5 38

13 Rack 5– Rack 6 38

14 Rack 4– Rack 5 32

15 Rack 1– Rack 3 31

16 Rack 2- Rack 6 30

17 Rack 3- Rack 4 30

18 Rack 5- Kiểm tra 2 28

19 Rack 1– Rack 2 27

20 Rack 2- Kiểm tra 2 27

21 Rack 4– Kiểm tra 2 25

22 Rack 3 - Kiểm tra 2 24

23 Kiểm tra 1– Rack 4 24

24 Rack 1–Rack 6 24

25 Rack 1– Kiểm tra 2 20

26 Rack 2- Rack 5 14

27 Rack 4– Rack 6 12

28 Kiểm tra 1– Rack 5 0

Tổng số lần vận chuyển giữa các bộ phận.

Xác định các mối quan hệ

Bên cạnh chi phí nâng chuyển nguyên vật liệu, nhà thiết kế mặt bằng còn quan tâm đến các yếu tố khác có tính chất định tính như mối quan hệ gần kề hay sự cần thiết phải đặt gần kề các bộ phận với nhau theo đánh giá chủ quan của nhà ra quyết định. Biểu đồ quan hệ công việc (hay biểu đồ REL) được thiết kế nhằm đánh giá các yếu tố định tính đó. Biểu đồ REL được đề xuất bởi Muther dùng để thay thế biểu đồ From - To trong đánh giá định tính mức độ gần kề. Các cặp mối quan hệ đều được đánh giá và được gán cho một mức độ gần kề trong các thang đó mức độ tương ứng. Một thang đo sử dụng phổ biến được mô tả tóm lược như bên dưới:

A Tuyệt đối cần thiết - Absolutely necessary E Đặc biệt quan trọng - Especially important I Quan trọng - Important

O Nên đặt gần nhau - Ordinary closeness U Không quan trọng - Unimportant X Cần đặt xa nhau - Undesirable

Ta tiến hành đánh giá 8 bộ phận: Kiểm tra 1, kiểm tra 2, rack 1,2,3,4,5,6

Khi đánh giá các mối quan hệ cho n bộ phận, ta sẽ có n(n-1)/2 cặp quan hệ cần đánh giá tức trong trường hợp này là 28 cặp quan hệ. Trong thang do đề xuất bên trên thang do A và X được xem là những thang do quan trọng nhất và do đó cần ưu tiên thiết kế mặt bằng thỏa mãn các mối quan hệ thang do này. Thang đo được đánh giá quan trọng ở cấp độ thứ 2 và cần phải đáp ứng mức cao nhất có thể nhưng không yêu cầu phải đáp ứng tất cảThang do I, và O được đánh giá ở cấp độ quan trọng lần lược là thứ 3 và thứ 4 và ở mức độ nên đáp ứng theo thứ tự ưu tiên đó. Trong đó U là thang đo trung tính có thể bỏ qua khi thiết kế mặt bằng. Tầm quan trọng của các thang đo được sắp xếp theo thứ tự giảm dần A X cùng cấp độ, đến E rồi tới O và cuối cùng là quan hệ U.

Trong quá trình xây dựng biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận, nhà thiết kế sẽ có cái nhìn rõ hơn về thái độ, tính sai lệch hay thiên kiến của những người có liên quan. Chú ý rằng, để có thể thiết kế mặt bằng đáp ứng tất cả các mối quan hệ là điều không dễ dàng. Theo luật kinh nghiệm, số lượng mối quan hệ X và hay A không được vượt quá 5% tổng số các mối quan hệ. Không quá 10% cho thang E, không quá 15% cho I và không quá 20% cho O. Như vậy, có ít nhất 50% mối quan hệ có thang đo được đánh giá là U nếu theo qui tắc này.

Mối quan hệ Tỷ lệ % Số lượng mối quan hệ

A 3.6 1

E 7.1 2

I 14.3 4

O 17.9 5

U 53.5 15

X 3.6 1

Tổng 100 28

Số lượng các mối quan hệ

Dựa vào dữ liệu bảng 3.6: Số lượng mối quan hệ và bảng 3.5: Bảng thống kê số lần di chuyển giữa các khu vực ta tiến hành vẽ biểu đồ quan hệ công việc REL để đánh giá mối quan hệ gần kề giữa các bộ phận. Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

Mối quan hệ giữa Kiểm tra 1 và Rack 3 là: A - Tuyệt đối cần thiết.

Mối quan hệ giữa Rack 1 và Rack 5 là: E - Đặc biệt quan trọng.

Mối quan hệ giữa Rack 1 và Rack 4 là: I - Quan trọng Mối quan hệ giữa Kiểm tra 1 và Rack 5 là: X - Cần đặt xa nhau.

Trong đó các mối quan hệ khác sẽ được sắp xếp theo số lần vận chuyển giảm dần ta có ma trận quan hệ:

STT Mối quan hệ Số lần di chuyển Mối quan hệ

1 Kiểm tra 1 – Rack 3 50 A

2 Rack 1 – Rack 5 49 E

3 Kiểm tra 1 – Rack 6 48 E

4 Rack 1 – Rack 4 46 I

5 Rack 2 – Rack 3 45 I

6 Kiểm tra 1– Kiểm tra 2 45 I

7 Rack 6– Kiểm tra 2 43 I

8 Rack 3 – Rack 6 41 O

9 Kiểm tra 1– Rack 1 41 O

10 Rack 2 – Rack 4 40 O

11 Kiểm tra 1– Rack 2 38 O

12 Rack 3- Rack 5 38 O

13 Rack 5– Rack 6 38 U

14 Rack 4– Rack 5 32 U

15 Rack 1– Rack 3 31 U

16 Rack 2- Rack 6 30 U

17 Rack 3- Rack 4 30 U

18 Rack 5- Kiểm tra 2 28 U

19 Rack 1– Rack 2 27 U

20 Rack 2- Kiểm tra 2 27 U

21 Rack 4– Kiểm tra 2 25 U

22 Rack 3 - Kiểm tra 2 24 U

23 Kiểm tra 1– Rack 4 24 U

24 Rack 1–Rack 6 24 U

25 Rack 1– Kiểm tra 2 20 U

26 Rack 2- Rack 5 14 U

27 Rack 4– Rack 6 12 U

28 Kiểm tra 1– Rack 5 0 X

Ta có giản đồ quan hệ giữa các bộ phận

Ta có giản đồ quan hệ giữa các bộ phận dạng hình vẽ

Giản đồ quan hệ giữa các bộ phận

Một phần của tài liệu Bài tập lớn thiết kế mặt bằng hệ thống công nghiệp Đề tài tính toán, thiết kế mặt bằng và kho vận công ty tnhh mtv thương mại bia sài gòn (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)