CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu; Đề tài thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quyền sử dụng đất.
Các số liệu, tài liệu được thu thập tại các cơ quan: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai; các cơ quan chuyên ngành của thành phố, uỷ ban nhân dân xã, phường.
Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các thông tin, tài liệu đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí chuyên ngành.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài tiến hành điều tra thực tế thông qua hệ thống mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin ý kiến các hộ gia đình cá nhân thực hiện quyền sử dụng đất và cán bộ quản lý công tác thực hiện quyền sử dụng đất từ quá trình tiếp nhận, thụ lý hồ sơ, xử lý và giải quyết hồ sơ. Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bao gồm các bước sau:
- Xác định đối tượng điều tra: đối tượng thứ nhất để điều tra là hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ thực hiện quyền sử dụng đất tại Trung tâm hành chính công tỉnh Đồng Nai, những người có thể đưa ra quyết định về cách thức thực hiện quyền sử dụng đất và đối tượng thứ 2 là những cán bộ quản lý trong các ban ngành nhà nước.
- Thiết kế phiếu điều tra phục vụ đối tượng nghiên cứu - Xác định vùng điều tra và số lượng phiếu:
+ Xác định vùng điều tra và số lượng phiếu của đối tượng 1:
Xác định số lượng phiếu: Số hộ tham gia trả lời khảo sát được xác định bằng cách sử dụng công thức xác định mẫu đơn giản của Yamane (1967-1986):
n: Số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra N: là số lượng tổng thể (tổng số hộ dân)
e: là mức độ chính xác mong muốn (e =1 – độ tin cậy)
Với mong muốn kết quả khảo sát sẽ đạt độ tin cậy là 90% và sai số cho phép là 10%, với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận tại Trung tâm hành chính công tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2019-2022 là 67.673 hồ sơ biến động đất đai. Như vậy đề tài cần lấy lượng mẫu:
n=67.673\(1+ 67.673*0,12), vậy n = 99,85.
Như vậy số lượng phiếu điều tra của đối tượng 1 là 100 phiếu điều tra tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Trung tâm hành chính công tỉnh Đồng Nai, nơi người sử dụng đất nộp hồ sơ thực hiện quyền sử dụng đất.
+ Xác định vùng điều tra đối tượng 2: Phỏng vấn 50 lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn thuộc Văn phòng đăng ký đất đai, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, cơ quan thuế bằng các phiếu phỏng vấn. Nội dung chính để phỏng vấn bao gồm: thời gian, tiến độ, quy trình thực hiện nhanh, chậm; thuận lợi, khó khăn do quy định của pháp luật; thuận lợi, khó khăn phát sinh trong thực tế; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia giải quyết thủ tục hành chính về chuyển quyền, thế chấp, xóa thế chấp, đề xuất biện pháp giải quyết các khó khăn.
2.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với phạm vi rộng trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, mô hình phi địa giới hành chính trong lĩnh vực đất đai đang thí điểm thực hiện giải quyết quyền chuyển nhượng và quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Biên Hòa. Nên đối với đối tượng là kết quả giải quyết các hồ sơ thực hiện 2 quyền này, đề tài chỉ khảo sát dữ liệu và phân tích đánh giá trong phạm vi thành phố Biên Hòa.
2.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập được đề tài tiến hành tổng hợp, thống kê theo 2 đối tượng phỏng vấn theo từng chỉ tiêu được tính toán cụ thể trong phần mềm Excel và Word.
- Thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu trữ; Các kết quả thu được của quá trình điều tra khảo sát thực địa và phỏng vấn các đối tượng; Các phiếu điều tra người sử dụng đất theo các chỉ tiêu cần thiết. Sau đó tiến hành phân tích, xử lý số liệu và đánh giá, đảm bảo các số liệu thu thập có tính đồng bộ cao và tính chính xác của thông tin.
- Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý các nội dung của phiếu điều tra và xây dựng bảng số liệu liên quan để phân tích, chứng minh cho nội dung nghiên cứu.
- Xử lý số liệu số đã thu thập được để chứng minh và làm rõ vấn về cần nghiên cứu.
Số liệu khi thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo mô hình phi địa giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đánh giá của người dân thực hiện dịch vụ công về đất đai, cán bộ viên chức đối với hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai thông qua các chỉ tiêu phân tích theo thang đo Likert (1932) với 5 cấp độ từ: rất cao/rất tốt/rất đầy đủ/rất nhanh/rất dễ: 5; cao/tốt/đầy đủ/nhanh/dễ: 4; Bình thường: 3; thấp/kém/thiếu/chậm/khó: 2; rất thấp/rất kém/rất thiếu/rất chậm/rất khó: 1. Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời và hệ số của từng mức độ áp dụng.
Phân cấp đánh giá theo nguyên tắc:
- Xác định giá trị thấp nhấp (min) và giá trị cao nhất (max) trong mỗi dãy số quan sát.
- Tính khoảng lớn của khoảng chia “a”: a= (Max – min)/n; trong đó n là bậc của thang đo, trong nghiên cứu này sử dụng thang đo 5 bậc nên a = (5-1)/5 = 0,8
- Xác định thang đo:
+ Rất cao: ( min + 4a) hay 4,2
+ Cao: từ min + 3a đến < min + 4a hay từ 3,40 đến <4,2 + Trung bình: từ min + 2a đến < min + 3a hay từ 2,60 - <3,4 + Thấp: từ (min + a) đến < min + 2a hay từ 1,80 - <2,6 + Rất thấp: < min + a hay <1,80
Giá trị trung bình chung của từng nhóm chỉ tiêu/yếu tố được xác định dựa trên số lựa chọn trong phiếu điều tra và quyền số tương ứng theo thang đo Likert, cụ thể như sau:
Giá trị trung bình chung =
Thang đánh giá chung là: Rất cao: > 4,20; cao: 3,40 – 4,19; trung bình: 2,60 – 3,39; thấp: 1,80 – 2,59; Rất thấp: <1,80.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ của Việt Nam (vùng đất nối liền giữa Nam Bộ, cực nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên), giữ vị trí quan trọng trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước. Tỉnh Đồng Nai nằm ở phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, có tọa độ địa lý: từ 10031’17 đến 11034’49” vĩ độ Bắc, 106044’45 đến 107034’50” kinh độ Đông.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
Nguồn: Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Đồng Nai Vị trí của tỉnh tiếp giáp với các tỉnh sau: Bắc giáp tỉnh Bình Phước và Lâm
Đồng, Tây giáp tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính gồm: 09 huyện (Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú), Tp. Biên Hòa và Tp. Long Khánh; tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai là 5.907,24 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Năm 2022, dân số khoảng 3,2 triệu người, mật độ dân số bình quân khoảng 531 người/km².
Tỉnh Đồng Nai nằm ở phía Đông thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn vùng Đông Nam Bộ nên có hệ thống giao thông đa dạng và phong phú. Hiện tại, vận tải đường bộ đóng vai trò chủ đạo trong vận chuyển hành khách và hàng hóa. Ngoài hệ thống đường quốc gia gồm: QL1, QL1K, QL20, QL51, QL56, và cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, trên địa bàn tỉnh hiện có 24 tuyến đường tỉnh và 223 tuyến đường huyện tạo ra mạng lưới các tuyến nhánh, phục vụ tương đối đầy đủ nhu cầu vận chuyển của người dân.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:
- Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ.
- Dạng địa đồi lượn sóng: Độ cao từ 20 đến 200 m. Bao gồm các đồi bazan, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ.
- Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 – 800 m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20 – 300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét.
3.1.1.3. Khí hậu
Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió mùa phân thành hai mùa rõ rệt, là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô, hướng gió chủ yếu trong nửa đầu mùa là Bắc - Đông Bắc, nữa cuối mùa chuyển sang hướng Đông - Đông Nam. Trong mùa mưa, gió chủ yếu là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 8.
Độ ẩm không khí trung bình các năm lớn hơn 80%, những tháng có độ ẩm cao nhất là từ tháng 6 - 11 và những tháng có độ ẩm thấp nhất là từ tháng 1 - 4. Độ ẩm trung bình năm 2019 thấp hơn so với các năm 2015, 2017, 2018 do lượng mưa năm 2019 giảm đáng kể. Độ ẩm trung bình năm 2019 của tỉnh đạt khoảng 79% - mức thấp nhất trong giai đoạn 2015-2022.
Vùng đồng bằng và vùng đồi thấp có độ ẩm thấp hơn vùng cao và vùng ven biển.Trong năm, mùa mưa (tháng 5 - tháng 11) có độ ẩm cao hơn nhiều so với mùa khô. Độ ẩm tháng cao nhất năm 2022 là tháng 10 đạt 90% và độ ẩm tháng thấp nhất tháng 3 đạt 71%.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Lưu vực sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn đứng hàng thứ 3 của Việt Nam sau lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai bao gồm toàn bộ hoặc hầu hết diện tích các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, phần lớn tỉnh Lâm Đồng, một phần các tỉnh Đắc Nông, Bình Thuận và Long An có diện tích tự nhiên khoảng 40.680 km2, trong đó có 10% thuộc lãnh thổ Campuchia.
Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, sông phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía Bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng Tây Nam. Tổng lượng nước trong tỉnh khoảng 24 tỷ m3/năm, trong đó mùa
mưa chiếm 80%, mùa khô chiếm 20%.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 3.1.2.1. Dân số và lao động
Là một tỉnh được khai phá từ lâu đời và có nền kinh tế phát triển sớm, Đồng Nai hiện là tỉnh có dân số đông thứ 4 cả nước. Ước tính dân số trung bình năm 2022 của tỉnh Đồng Nai là 3.255,81 ngàn người, tăng 2,74% so cùng kỳ, trong đó nam là:
1.622,21 ngàn người, tăng 0,83% và chiếm 49,82%; nữ là: 1.633,6 ngàn người, tăng 4,7% và chiếm 50,18%. Chia theo khu vực: thành thị 1.470,31 ngàn người, tăng 3,67% và chiếm 45,16% nông thôn: 1.785,5 ngàn người, tăng 1,98% và chiếm 54,84%. Mật độ dân số bình quân là 540 người/km2, tại các khu đô thị trọng điểm như Biên Hoà, Trảng Bom, Long Khánh có mật độ khá cao trong khoảng 802 người đến 4.112 người/km2 và ngược lại, ở các huyện vùng ven như Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, mật độ dân số khá thấp chỉ từ 153 người đến 198 người/km2.
Cơ cấu dân số của tỉnh hiện đang trong giai đoạn dân số vàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên tốc độ gia tăng dân số chung có dấu hiệu chậm lại, chủ yếu là do mức tăng dân số phi tự nhiên giảm dần qua các năm gần đây trong khi tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn khá ổn định ở mức 1,2%/năm. Dự báo dân số đến năm 2030 Đồng Nai vẫn tiếp tục có lợi thế về nguồn dân số trẻ với tỷ lệ tăng hằng năm khoảng 2,3% trong giai đoạn 2020-2030. Tuy nhiên, xu hướng già hoá dân số sẽ hình thành rõ rệt từ năm 2035 trở đi với tỷ lệ nhóm dân số trên 60 tuổi dự kiến sẽ chiếm 19% tổng dân số vào năm 2050.
Năm 2022 dự ước toàn tỉnh có 1.806,97 ngàn người lao động từ 15 tuổi trở lên, tăng 2,85% so cùng kỳ. Trong đó: Nam 954,91 ngàn người, tăng 0,73%; nữ 852,06 ngàn nười, tăng 5,33%. Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2022 dự ước 1.768,56 ngàn người, tăng 2,85%, trong đó đang làm việc ngành công nghiệp - xây dựng là 1.012,5 ngàn người, tăng 2,95%; lao động ngành dịch vụ là 496,52 ngàn người, tăng 3,05% so cùng kỳ. Đây là 2 ngành có nhu cầu sử dụng nhiều lao động và có mức thu nhập từ tiền lương, tiền công cao hơn lao động khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản.
Đồng Nai có tỷ lệ lao động chiếm hơn một nửa tổng lượng dân số của tỉnh, đạt
1,8 triệu người vào năm 2022 nhưng tốc độ tăng trưởng gần như không đổi từ 2015, khiến số lượng lao động thu hẹp dần so với quy mô dân số trong các năm gần đây.
Tỷ trọng lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch vụ lần lượt là 1%, 69%, 30% và không có sự chuyển dịch đáng kể qua các năm. Lao động qua đào tạo của tỉnh còn khá hạn chế, chỉ chiếm 22%
tổng lao động và tỷ lệ lao động làm trong các ngành, nghề không đòi hỏi trình độ còn cao, gần 70%, trong khi số lượng lao động có chuyên môn bậc trung trở lên chỉ chiếm khoảng 8%. Thu nhập bình quân của người lao động có tăng trưởng tích cực, nằm trong mức cao của khu vực và cả nước với khu vực FDI là nơi có thu nhập và tăng trưởng đáng kể nhất.
Công tác giáo dục nghề nghiệp ở Đồng Nai đã được cải thiện về số lượng cơ sở dạy học, chất lượng đào tạo và các liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh nhưng nhìn chung vẫn còn chưa nắm bắt và nâng cấp theo xu hướng yêu cầu nghề nghiệp của nhà tuyển dụng hiện nay. Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh được duy trì ổn định, đạt 2,2% vào năm 2022, số lượng người trên 15 tuổi có việc làm cao nhưng tỷ lệ lao động tham gia BHXH thấp là vấn đề hiện tại của Đồng Nai.
3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế
Là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển từ sớm, Đồng Nai đã và đang nắm giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong nhiều năm liền, quy mô GRDP tỉnh Đồng Nai luôn nằm trong tốp 5 vị trí dẫn đầu cả nước. Năm 2022, Đồng Nai xếp thứ 4 trong 63 tỉnh thành (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội và Bình Dương). Với tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) đạt 233.979,73 tỷ đồng, tăng 9,22% so với cùng kỳ. Trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,89%; Công nghiệp - xây dựng tăng 9,06%; Dịch vụ tăng 13,08% và Thuế sản phẩm tăng 6,26%. Mức tăng trưởng năm 2022 vượt mục tiêu đề ra và cao hơn mức tăng chung của cả nước.
Nguyên nhân tăng trưởng GDRP năm 2022 đạt cao là do năm 2021 ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tăng rất thấp, chỉ đạt 2,77%; bước sang năm 2022 tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, sản xuất công nghiệp phục hồi khá nhanh;
ngay những tháng đầu năm các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; thị trường xuất khẩu có thuận lợi, hợp đồng xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng khá, thị trường trong nước phục hồi rõ nét, các hoạt động thương mại, dịch vụ vui chơi, giải trí, vận tải đã từng bước hoạt động bình thường trở lại. Thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt.v.v. nên một số ngành sản xuất kinh doanh giá trị tăng thêm (VA) tăng khá so cùng kỳ như: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,2%, sản xuất điện tăng 8,26%; hoạt động xây dựng tăng 23,28%, bán buôn, bán lẻ tăng 8,36%, hoạt động vận tải tăng gần 32%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 29,96%...mức tăng trưởng GRDP chung của cả năm tăng 9,22% thì tốc độ tăng trưởng GRDP trong quý 3/2022 tăng 15,22% ỳ, trong đó: khu vực dịch vụ quý 3 tăng 32,73%, công nghiệp xây dựng tăng 13,08%. Sở dĩ quý 3/2022 tốc độ tăng trưởng GRDP khá cao là do quý 3/2021 do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên kinh tế tăng trưởng âm, trong đó đặc biệt khu vực dịch vụ quý 3/2021 giảm mạnh nhất.
Với mức tăng 9,22% tổng sản phẩm trên địa bàn thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,89%, đóng góp 0,40 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,06%, đóng góp 5,26 điểm phần trăm, trong đó công nghiệp tăng 7,99% và đóng góp 4,31 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ tăng 13,08%, đóng góp 3,02 điểm phần trăm, nguyên nhân tăng khá là do các hoạt động thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, vui chơi, giải trí hoạt động bình thường trở lại, trong khi năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các hoạt động dịch vụ hầu như tạm ngưng hoạt động thời gian dài, đây là năm đầu tiên khu vực dịch vụ tăng cao hơn khu vực công nghiệp. Thuế sản phẩm tăng 6,26%, đóng góp 0,54 điểm phần trăm.
3.1.2.3. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2022 có sự phục hồi và ổn định sản xuất ngay những tháng đầu năm. Thị trường xuất khẩu những tháng đầu năm thuận lợi, đơn hàng tăng tăng đáng kể, nguồn lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Tuy nhiên từ quý III/2022 đến nay tình hình sản xuất đã chững lại do thị trường thế giới gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, nên sản xuất kinh doanh