Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng Điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CĂN CỨ THỰC HIỆN

2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc Giang

2.1.3. Kết quả kinh doanh

Tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank Bắc Giang có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2021 – 2023. Huy động vốn năm 2021 đạt 9.954 tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước, cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành là 9,5% và đạt 110 % kế hoạch năm 2021 (9.070 tỷ đồng).

Huy động vốn có sự biến động mạnh từ giữa năm 2022, thay đổi chính sách tiền gửi theo Thông tư 04/NHNN đã khiến mặt bằng lãi suất HĐV trên thị trường

26

tăng mạnh, mức độ cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng gay gắt để thu hút tiền gửi.

Tháng 9/2022, NHNN đã tăng 02 đợt lãi suất điều hành, mức tăng lên tới 2% với tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng. VCB đã thực hiện tương ứng 03 lần điều chỉnh lãi suất niêm yết,

08 lần điều chỉnh các Chương trình huy động vốn lãi suất cạnh tranh/đặc biệt và áp dụng cơ chế phê duyệt nhanh cho Chi nhánh. VCB đã thực hiện tương ứng 03 lần điều chỉnh lãi suất niêm yết, 08 lần điều chỉnh các Chương trình huy động vốn lãi suất cạnh tranh/đặc biệt và áp dụng cơ chế phê duyệt nhanh cho Chi nhánh. Huy động vốn tới cuối năm 2022 đạt mức 11.728 tỷ đồng, tăng trưởng 17,8% so với năm trước.

đvt: tỷ đồng

Hình 2.2: Tình hình huy động vốn của Vietcombank Bắc Giang Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Vietcombank chi nhánh Bắc Giang

Năm 2023, lãi suất huy động vốn của Chi nhánh tiếp tục điều chỉnh giảm. Mặc dù vậy, do triển khai các chính sách quyết liệt trong mở rộng huy động vốn nên huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng thêm 25%, đạt mức 14.615 tỷ đồng. Chi nhánh hoàn thành 115% kế hoạch huy động vốn trong năm.

Vietcombank Bắc Giang tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 về huy động vốn trong hệ thống Ngân hàng tỉnh Bắc Giang (sau 2 ngân hàng nông nghiệp). Chi nhánh đã có sự gia tăng thị phần trên địa bàn từ 13,2% năm 2021 lên 13,8% vào năm 2022. Vietcombank Bắc Giang đã bám sát điều hành của Vietcombank Hội sở chính và diễn biến thị trường, xác định nhiệm vụ huy động và cân đối đủ vốn, phù hợp với

27

yêu cầu kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Tăng cường công tác tiếp thị kết hợp với đổi mới thái độ, tác phong, rút ngắn thời gian giao dịch để thu hút KH mới và giữ ổn định KH hiện có. Chú trọng các sản phẩm qua kênh phân phối Internet Banking, Mobile banking… Vì thế, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, thị phần trên địa bàn giảm từ 13,8% năm 2022 xuống 13,7% năm 2023.

Hình 2.3: Thị phần huy động vốn của Vietcombank Bắc Giang 2023 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietcombank Bắc Giang)

Vietcombank – chi nhánh Bắc Giang chủ yếu từ tiền gửi của các TCKT (chiếm khoảng 51-71% tổng vốn huy động). Trong cơ cấu huy động vốn của Vietcombank – chi nhánh Bắc Giang, nguồn vốn huy động không kỳ hạn luôn có quy mô và tỷ trọng khá cao so với các chi nhánh khác cùng hệ thống. Điều này là do lợi thế về dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ ngoại thương và các hoạt động thanh toán trong nước đã giúp Chi nhánh thu hút được lượng KH tiền gửi thanh toán khá lớn. Đây là nguồn vốn giá rẻ, giúp Chi nhánh giảm được chi phí sử dụng vốn. Trong khi đó, huy động vốn ngắn hạn cũng có quy mô ngày càng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động. Vốn huy động trung và dài hạn của Chi nhánh ở mức khá thấp, quy mô còn giảm sút theo thời gian.

b, Kết quả hoạt động tín dụng

Vietcombank – chi nhánh Bắc Giang cấp tín dụng tập trung vào các ngành nghề mà doanh nghiệp địa phương có thế mạnh là các biện pháp mà Chi nhánh đã triển khai để đảm bảo tăng trưởng tín dụng.

28

đvt: tỷ đồng

Hình 2.4: Tình hình dư nợ cho vay của Vietcombank Bắc Giang 2022, 2023 (Nguồn:

Báo cáo tổng kết của Vietcombank Bắc Giang)

Dư nợ tín dụng năm 2021 đạt 10.627 tỷ đồng, tăng 29,2% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành là 14,99% và hoàn thành 115 % kế hoạch năm 2021 (9.210 tỷ đồng). Tới năm 2022, dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng thêm 27,93%, đạt mức 13.596 tỷ đồng. Hầu hết các phòng trực thuộc Chi nhánh đều hoàn thành vượt mức tăng trưởng dư nợ cho vay theo kế hoạch trừ phòng giao dịch Lạng Giang (mức hoàn thành 90,4%). Tới năm 2023, dư nợ tín dụng của Chi nhánh tiếp tục tăng lên 16.520 tỷ đồng, tăng trưởng thêm 21,51% so với năm trước.

Trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo đối tượng, chủ yếu là dư nợ đối với KH tổ chức. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ KHCN đã tăng, quy mô dư nợ cho vay KHCN đã tăng với tốc độ nhanh hơn dư nợ KH tổ chức.

Theo kỳ hạn, dư nợ tín dụng của chi nhánh chủ yếu là dư nợ ngắn hạn (chiếm khoảng 60% tổng dư nợ). Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng của KH tổ chức chủ yếu là bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn hạn. Trong bối cảnh nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro và thị trường xây dựng, bất động sản chững lại thì nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của KH cũng giảm. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch giảm tỷ lệ Dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo đúng định hướng của ban lãnh đạo

29

Hình

2.5: Thị phần dư nợ tín dụng của Vietcombank Bắc Giang 2023 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietcombank Bắc Giang)

Vietcombank Bắc Giang vươn lên vị trí thứ 1 về dư nợ tín dụng trong hệ thống Ngân hàng tỉnh Bắc Giang từ tháng 4.2023. Thị phần trên địa bàn tăng từ 16,8% năm 2022 lên 17,2% năm 2023.

Nợ nhóm 2 là 22,6 tỷ đồng vào năm 2021, dưới mức khống chế TW giao (24,1 tỷ đồng). Nợ xấu là 53,5 tỷ đồng, trong đó nợ xấu bán buôn là 30,97 tỷ đồng - dưới mức khống chế của TW giao là 31,4 tỷ đồng; nợ xấu bán lẻ là 22,5 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu BL là 0,38% - dưới mức khống chế của TW giao là 0,4%. Trong năm 2022, các chỉ tiêu về nợ nhóm 2, nợ xấu thực tế của Chi nhánh đều đạt kế hoạch Trụ sở chính giao. Năm 2023, nợ nhóm 2 là 0,21% (dưới mức khống chế là 0,3%); nợ xấu là 0,3% (dưới mức khống chế là 0,4%). Tới năm 2023, nợ nhóm 2 là 7 tỷ đồng, giảm 7 tỷ so với 31.12.2022, trong đó nợ nhóm 2 BB 0 đồng, nợ nhóm 2 bán lẻ là 7 tỷ đồng tương đương tỷ lệ nợ nhóm 2 bán lẻ L là 0,08% - thấp hơn mức khống chế của TW giao là 0,3%. Nợ xấu là 41 tỷ đồng, giảm 15,6 tỷ so với 31.12.2022, trong đó nợ xấu bán buôn là 14.7 tỷ đồng – thấp hơn mức khống chế của TW giao là 30,8 tỷ đồng; nợ xấu bán buôn là 27 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu bán lẻ là 0,29% - thấp hơn mức khống chế của TW giao là 0,4%.

c, Kết quả hoạt động dịch vụ

Ngoài hoạt động huy động vốn và tín dụng, các hoạt động khác tại ngân hàng như hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, công tác phát hành thẻ của ngân hàng cũng đem lại nguồn thu cho ngân hàng.

30

Hoạt động kinh doanh dịch vụ của Vietcombank Bắc Giang chưa duy trì được kết quả tăng trưởng qua các năm. Thu dịch vụ của Chi nhánh giảm nhẹ còn 114,07 tỷ đồng.

Đặc biệt năm 2022, thu dịch vụ giảm mạnh với tốc độ 14,9%, chỉ còn 97,8% dù vẫn hoàn thành kế hoạch đặt ra. Trong năm 2023, thu dịch vụ của Chi nhánh lại tăng khá lên mức 113,32 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Hoạt động kinh doanh dịch vụ của Vietcombank Bắc Giang

Chỉ tiêu 2021 2022 2023

Thu dịch vụ (tỷ đồng) 114,07 97,34 113,32

Doanh số TTQT - TTTM (triệu USD) 3.014 10.645 7.375

Doanh số MBNT (triệu USD) 1.067 1.380 1.654

Doanh số Bancassurance phi nhân thọ bán buôn (tỷ đồng) 1,6 2,9 4,31 Doanh số Bancassurance phi nhân thọ bán lẻ (tỷ đồng) 2,05 3,14 2,55 Doanh số Bancassurance nhân thọ (tỷ đồng) 6,7 17,0 11,1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietcombank Bắc Giang)

Doanh số TTQT - TTTM tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, trong năm 2022 đạt mức 10.645 triệu USD, tới năm 2023 tăng mạnh lên 1.654 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ cũng tăng trưởng khả quan trong năm này. Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của Covid19 dẫn tới hoạt động xuất nhập khẩu có quy mô giảm sút thì nửa cuối năm 2022 khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì hoạt động này lai tăng trưởng trở lại. Vietcombank là ngân hàng có thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại cũng như các giao dịch mua bán ngoại tệ. Tuy nhiên, thu dịch vụ TTQT và tài trợ thương mại của Chi nhánh năm 2023 lại giảm xuống chỉ còn 7.375 triệu USD.

Chi nhánh cũng đã khai thác tốt dịch vụ bán chéo sản phẩm bảo hiểm cho KH.

Ngoài doanh thu Bancassurance phi nhân thọ bán lẻ chưa hoàn thành kế hoạch thì doanh số Bancassurance phi nhân thọ bán buôn và doanh số Bancassurance nhân thọ đều tăng trưởng khá mạnh, hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra

Số lượng KH bán buôn tín dụng mới của Chi nhánh năm 2022 có sự tăng trưởng.

Số lượng KH bán buôn TTQT-TTTM mới tăng tưởng cao, số lượng KHCN active tăng ròng tăng mạnh với tốc độ 112% so với năm trước nhưng mới hoàn thành được hơn 70%

kế hoạch. Số lượng KH Priority tăng khả quan với tốc độ 54%. Tuy nhiên, số lượng KH bán buôn tín dụng mới lại giảm, không hoàn thành kế hoạch.

31

d, Kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2023

ĐVT: tỷ đồng; %

STT Chỉ tiêu m 20 21

m 20 22

m 20 23

2022/2021 2022/2021

+/- % +/- %

1 Tổng thu nhập 594 694 735 101 16,96 41 5,84

2 Tổng chi phí 79 155 156 76 97,20 1 0,65

3 Chênh lệch thu - chi 515 539 579 24 4,72 40 7,38

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Vietcombank chi nhánh Bắc Giang Nhờ phát triển được các hoạt động huy động và sử dụng vốn, thanh toán quốc tế,…

tổng thu nhập của Vietcombank Bắc Giang trong giai đoạn qua đều đảm bảo được sự tăng trưởng. Điều đó thể hiện các chính sách đúng đắn, chủ trương kịp thời của Vietcombank Bắc Giang cùng với sự nỗ lực cố gắng không ngừng của toàn bộ CBNV trong Ngân hàng.

Mặc dù năm 2021, Chi nhánh chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng chênh lệch thu chi của chi nhánh vẫn tăng mạnh với tốc độ 42,02%, đạt mức 515 tỷ đồng. Tổng chi phí năm 2022 tăng mạnh lên mức 155 tỷ đồng nhưng do thu nhập vẫn tăng nên chênh lệch thu chi của Chi nhánh tiếp tục được cải thiện. Chênh lệch thu chi trong năm này tăng trưởng thêm 4,72%, tương ứng với 24 tỷ đồng, đạt mức 539 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh năm 2023 tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn năm trước với tốc độ 7,38%, chênh lệch thu chi đạt mức 579 tỷ đồng.

Trong các năm qua, Chi nhánh đều được ghi nhận có lợi nhuận lớn nhất khu vực trung du miền núi phía Bắc, top 2 khu vực trung du miền núi phía Bắc & đồng bằng Sông Hồng, top 15 của Hệ thống Vietcombank.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng Điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bắc giang (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w