Chương 1 BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ
1.2. Ký hiệu trên bản đồ địa hình quân sự
1.2.1. Phân loại ký hiệu
1.2.1.2. Phân loại theo tính chất
Vùng dân cư là nơi tập trung đông đúc nhân dân, đặc biệt những thành phố lớn hoặc thủ đô. Trên bản đồ tỷ lệ lớn tất cả các vùng dân cư đều được thể hiện tỷ mỷ đúng chu vi ngoài của nó, diện tích và những kiến trúc đặc trưng như vị trí các đường phố, công viên, quảng trường, vườn cây, nhà cửa và các địa vật khác.
- Biểu thị vùng dân cư ở thành phố, thị xã:
+ Những khu phố nhà xây dựng tập trung đông đúc nếu có trên 50% công trình kiến trúc làm bằng vật liệu kiên cố thì biểu thị ký hiệu khu phố nhà ở đông đúc và trong phạm vi diện tích khu phố trên bản đồ có khung viền màu đen, bên trong tô màu nâu nhạt.
+ Nếu khu phố đông đúc nhưng trên 50% số công trình, nhà cửa làm bằng vật liệu không kiên cố thì diện tích khu phố kẻ khung viền màu đen, bên trong tô màu đen nhạt.
+ Khu phố thưa thớt là khu phố thường ở dọc hai bên đường, nhà ở cách nhau lớn hơn 5 mét, được biểu thị chu vi khu phố màu đen, bên trong biểu thị nhà ở rải rác, ký hiệu nhà màu nâu hoặc đen.
- Biểu thị vùng dân cư ở nông thôn:
Vùng dân cư ở nông thôn gồm làng xóm, thôn bản, ấp trại. Tính chất đặc trưng của nông thôn Việt Nam thường có lũy tre hoặc hàng rào bằng cây xanh bao bọc xung quanh.
+ Làng có hoặc không có cây xanh bao bọc xung quanh thì ký hiệu biểu thị khung làng đều bằng những chấm đen nhỏ liên tiếp đều nhau, bên trong tô màu ve nhạt.
+ Những nhà gạch ngói ở nông thôn khi nào trên bản đồ thể hiện được hình dáng thật của nó thì khung, nền ký hiệu in màu đen. Khi không thể hiện được hình dáng thật thì dùng các ký hiệu tượng trưng màu đen hình chữ nhật.
- Nhà đột xuất, nhà độc lập:
+ Nhà đột xuất là trong vùng dân cư có nhà cao, to nổi bật, có ý nghĩa phương vị, từ xa có thể nhìn thấy dễ dàng. Ký hiệu biểu thị trên bản đồ vẽ theo hình thật của nó, khung và nền được in màu đen.
+ Nhà độc lập là nhà ở rải rác ngoài khu vực dân cư đông đúc, thường có nhiều ở vùng rừng núi, rải rác hai bên đường. Nếu nhà có diện tích lớn, biểu thị được theo tỷ lệ thì khung nhà màu đen, bên trong tô màu đen. Nếu nhà có diện
tích nhỏ không biểu thị được theo tỷ lệ thì vẽ màu đen hình chữ nhật.
- Khu phố nhà bị phá hoại hoặc đang xây dựng: biểu thị khung khu phố màu đen, bên trong là các chấm đen liên tiếp.
b) Ký hiệu địa giới
Để phân chia giới hạn hai quốc gia hoặc phân chia các khu vực hành chính trong một nước, trên bản đồ địa hình người ta sử dụng ký hiệu địa giới.
Ký hiệu địa giới có các loại sau:
- Ký hiệu đường biên giới và cột mốc:
Là đường phân cách giữa hai quốc gia, trên bản đồ đường biên giới được biểu thị chính xác, tỷ mỷ, rõ ràng.
+ Đường biên giới đã xác định: là đường biên giới được hai nước ký văn bản công nhận và được công bố. Ký hiệu đường biên giới là nét gạch đen đậm có chấm đen xen kẽ.
+ Đường biên giới chưa xác định: là đường biên giới còn đang tranh chấp giữa hai nước. Ký hiệu biểu thị bằng nét đen rỗng xen kẽ các chấm đen rỗng.
Trên BĐ đoạn biên giới vẽ chưa chính xác cũng biểu thị bằng ký hiệu này.
Trong trường hợp hai nước lấy sông ngòi làm biên giới: nếu đường biên giới lấy ở giữa sông thì trên bản đồ ký hiệu biên giới vẽ liên tục trong lòng sông. Nếu sông hẹp thì vẽ so le hai bên.
Nếu đường biên giới hai nước lấy địa giới là sông chung. Ký hiệu vẽ hai bên đường bờ nước so le nhau cách khoảng 3÷4cm vẽ một đoạn từ 3÷4 đốt ký hiệu.
Nếu đường biên giới hai nước lấy địa giới ở một bên bờ sông, ký hiệu vẽ liên tục bên bờ nước của dòng sông.
+ Cột mốc biên giới ký hiệu hình tròn màu đen rỗng, giữa có chấm và có ghi chú số cột mốc kèm theo.
- Ký hiệu địa giới tỉnh - thành phố: là đường phân chia khu vực quản lý hành chính giữa thành phố với vùng lân cận, giữa hai tỉnh tiếp giáp nhau. Ký hiệu in hai nét đen ngắn đậm xen giữa một chấm đen.
- Ký hiệu địa giới huyện - thị xã: là đường phân chia khu vực quản lý hành chính giữa thị xã với vùng lân cận, giữa huyện này với huyện khác. Ký hiệu in hai nét đen ngắn xen giữa hai chấm đen.
- Ký hiệu địa giới xã - thị trấn: là đường phân chia khu vực quản lý
hành chính giữa thị trấn với các vùng lân cận, giữa xã này với xã khác. Ký hiệu in một nét đen mảnh xen giữa một chấm đen.
- Các loại đường ranh giới khác:
Ngoài những loại ký hiệu địa giới trên, trong nội dung bản đồ còn biểu thị các đường phân chia giới hạn cụ thể các khu vực trên thực địa như ranh giới sử dụng đất, khu vực cấm, ranh giới thực vật, tường vây, hàng rào... Trên bản đồ những ký hiệu này cũng được biểu thị khác nhau.
c) Ký hiệu địa vật độc lập
Là những ký hiệu về địa vật bao gồm tất cả những vật thể độc lập, các công trình kiến trúc công, nông nghiệp, nhà máy, hầm mỏ, công trường, kho chứa nhiên liệu... các công trình kiến trúc văn hoá như: trường học, bệnh viện, nhà hát, đình chùa... Những ký hiệu địa vật độc lập nếu vẽ theo tỷ lệ được thì vẽ theo hình dáng thật của nó, còn những địa vật có kích thước nhỏ không vẽ theo tỷ lệ được thì dùng ký hiệu đặc trưng để biểu thị. Ký hiệu địa vật độc lập trên bản đồ in màu đen, thể hiện hình dáng chung nhất của địa vật để khi đọc các ký hiệu dễ hình dung, dễ nhớ.
Ví dụ:
Chùa (có mái cong) Nhà thờ (có thánh giá)
Trạm khí tượng (có mũi tên chỉ hướng gió)
Ký hiệu địa vật độc lập trên BĐ được thể hiện rõ, nhất là những địa vật có ý nghĩa phương vị và nổi bật như: nhà cao, tháp cao, đình chùa, nhà máy...
d) Ký hiệu đường giao thông
Đường giao thông có ý nghĩa quan trọng đối với việc đi lại, đường giao thông nối liền các vùng dân cư trong cả nước, từ thành phố, thị xã đến các vùng nông thôn và các nơi trọng yếu trong cả nước. Trên bản đồ địa hình, ký hiệu đường giao thông bao gồm đường sắt và đường bộ. Ký hiệu trên bản đồ chú ý thể hiện tương đối hoàn chỉnh những đặc trưng chất lượng đường giao thông như kết cấu nền đường, độ rộng mặt đường, trọng tải cầu và những số liệu kỹ thuật khác.
- Biểu thị đường sắt:
+ Đường sắt đơn: là đường sắt có một nền đường, trên nó chỉ đặt một bộ ray;
đường sắt này ở nước ta hiện nay có:
Đường sắt có một bộ ray rộng 1m Đường sắt có một bộ ray rộng 1,43m
Đường sắt có một nền đường đặt 3 thanh ray tạo thành hai đường rộng 1m và 1,43m lồng vào nhau dùng để chạy chung cho hai loại tàu.
Đường sắt rộng 1m
Đường sắt lồng 1m và 1,43m
+ Đường sắt hẹp và đường goòng: là những đường sắt ở khu mỏ, lâm trường có chiều rộng dưới 1m, dùng để chuyên chở khoáng sản, lâm sản...
Ngoài ra trên bản đồ còn biểu thị đường sắt đang làm hoặc bị bóc ray, các thiết bị phụ đường sắt như: nhà để đầu máy, thiết bị quay đầu tàu, cột tín hiệu, đường rẽ trong ga...
- Biểu thị đường bộ:
Trên bản đồ đường bộ được phân thành các loại sau:
+ Đường ô tô lớn (đường cao tốc):
Là những đường sử dụng quanh năm, các phương tiện vận tải có thể chạy được với tốc độ lớn. Nền đường kiên cố, mặt đường rải bê tông nhựa. Đa phần là đường một chiều, mỗi chiều có ít nhất hai làn xe, chiều rộng mặt đường phụ thuộc vào số làn xe (như đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh). Trên bản đồ biểu thị hai nét đen song song, trong tô màu nâu (nếu là đường đắp cao thì hai bên có những vạch đen ngắn liên tiếp).
+ Đường ô tô trục (quốc lộ):
Là những đường nối liền giữa các thành phố, các khu, tỉnh, giữa các vùng kinh tế quan trọng, loại đường ô tô này có thể đi lại quanh năm, có nền đường kiên cố, mặt đường rải nhựa, bê tông. Trên bản đồ biểu thị hai nét đen song song, trong tô màu nâu.
+ Đường ô tô nhánh:
Là những đường liên tỉnh, liên huyện, phần lớn thời gian trong năm ô tô đi lại được, nhưng sau khi mưa to (nhất là vùng núi) thường đi lại khó khăn.
Nền đường không được kiên cố lắm, mặt đường rải nhựa, bê tông hoặc đá.
Chiều rộng mặt đường từ 4m trở lên. Trên bản đồ biểu thị hai nét đen song
(6)4 NHỰA 38
(10)6 NHỰA 32 1A
song trong tô màu nâu.
+ Đường đất lớn (đường ô tô khác):
Là những đường ở nông thôn, nối liền vùng dân cư này với vùng dân cư khác, đường này thường không rải mặt, ô tô có thể đi lại được nhưng có khó khăn, nhất là mùa mưa. Trên bản đồ biểu thị một nét đen liền đậm.
+ Đường đất nhỏ:
Là những đường đi lại ở nông thôn, chủ yếu cho các phương tiện thô sơ như xe ngựa, xe bò kéo, ô tô nhỏ có thể đi lại được từng quãng nhưng khó khăn. Trên bản đồ biểu thị một nét đen liền mảnh.
+ Đường mòn:
Là những đường đất nhỏ, hẹp ở nông thôn, miền núi, loại đường này chỉ có người và gia súc đi lại được. Trên BĐ biểu thị một nét đen đứt đoạn ngắn.
+ Các loại đường khác
Trên bản đồ còn biểu thị các loại đường đê, đường đang làm, đường đi theo mùa... Tất cả các loại đường nói trên đều có ký hiệu tương ứng.
e) Ký hiệu thuỷ hệ
Bao gồm các yếu tố thuộc về hệ thống sông ngòi, biển, ao, hồ, mương máng cùng các công trình phụ thuộc. Thuỷ hệ có ý nghĩa quan trọng, nó không những có thể làm đường giao thông mà có thể trở thành những chướng ngại vật rất tốt. Vì vậy, trên bản đồ địa hình, yếu tố thuỷ hệ được chú ý biểu thị để có thể nghiên cứu tỷ mỷ và phán đoán vị trí địa lý của sông, hồ hoặc bờ biển, chu vi và đặc tính của chúng cùng với các yếu tố phụ thuộc. Trên bản đồ các yếu tố thủy hệ được biểu thị bằng đường bờ nước.
* Đường bờ nước: là đường đặc trưng thể hiện giới hạn giữa chỗ đất khô và mặt nước, như bờ biển, bờ sông, ao hồ. Căn cứ vào tính chất đường bờ nước trên bản đồ địa hình để phân biệt:
- Đối với ao, hồ, sông, suối:
+ Nếu mức nước ổn định, ký hiệu thể hiện bằng nét liền màu lơ đậm.
+ Nếu mức nước không ổn định, ký hiệu nét đứt màu lơ đậm.
- Đối với biển:
+ Đường bờ nước thể hiện khi thuỷ triều ở mức cao nhất, ký hiệu như đường bờ sông, hồ. Khi thuỷ triều ở mức thấp nhất, ký hiệu bằng những chấm
đen đậm.
+ Bờ biển hoặc bờ sông nếu dốc trên 60o và cao từ 1m trở lên thì có ghi chú độ cao.
+ Bờ dốc đứng nếu dưới chân có bãi thì dùng nét răng cưa màu nâu, dưới chân không có bãi thì dùng nét răng cưa màu lơ để thể hiện.
Ngoài các ký hiệu trên, còn dùng ghi chú thuyết minh để làm rõ thêm đặc điểm của từng khu vực như chiều rộng, độ sâu, vận tốc và hướng nước chảy, độ cao mực nước phía trên và dưới đập nước...
Giếng nước trên bản đồ chỉ thể hiện khi giếng có ý nghĩa phương vị, xa vùng dân cư, nơi hoang vắng, biểu thị khuyên tròn màu lơ hoặc bôi đặc màu lơ.
g) Ký hiệu thực vật
Thực vật là một trong những yếu tố thiên nhiên được thể hiện trên bản đồ và yếu tố này chiếm diện tích khá lớn. Để phân biệt thực vật và phạm vi của chúng trên bản đồ, người ta thể hiện đường chu vi ranh giới thực vật - đó là các chấm đen liên tiếp. Nếu không xác định được rõ ràng phạm vi các loại thực vật thì phân biệt bằng màu sắc và ký hiệu tương ứng. Trên bản đồ các yếu tố thực vật được thể hiện:
- Rừng:
Chiều cao trung bình của cây trên 4m, đường kính thân cây (chỗ ngang ngực) từ 0,08m trở lên. Rừng có cây lá nhọn và lá tròn. Nếu là rừng do người trồng thì ký hiệu trên bản đồ in phạm vi diện tích rừng bằng màu ve đậm.
Loại cây nào chiếm trên 80% diện tích thì ghi chú thêm loại cây, số liệu về chiều cao, đường kính và khoảng cách.
Nếu rừng hỗn hợp mà không có loại cây nào chiếm trên 80% diện tích thì hình vẽ ghi chú loại cây nào nhiều hơn đặt trước, ít cây đặt sau.
- Rừng thấp:
Cây cao dưới 4m, đường kính < 0,08m cách biểu thị như rừng cao trên 4m nhưng không ghi chú loại cây.
- Rừng non:
Ký hiệu trên bản đồ in màu ve nhạt có vẽ thêm các khuyên tròn màu ve đậm và ghi chú thêm ký hiệu loại cây, độ cao trung bình, vườn ươm thì ghi chú chữ “ươm” mà không có chiều cao.
Rừng thưa, bụi rậm, rừng có dạng dài hẹp đều được thể hiện lên bản đồ.
Nhìn chung nếu rừng thiên nhiên thì trên bản đồ in màu ve đậm hoặc nhạt, rừng người trồng thì biểu thị bằng các khuyên tròn màu ve đậm có hàng lối hẳn hoi.
Ngoài ra trên bản đồ còn biểu thị các loại bãi cỏ, cói, lau, sậy và các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp, vườn rau, ruộng lúa...