Chương 2 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ
2.2. Đo đạc trên bản đồ
2.3.5. Bổ sung địa vật (mục tiêu) lên bản đồ
Trong huấn luyện, chiến đấu, các địa vật, mục tiêu thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau ngoài thực địa và chưa có trên bản đồ. Để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ta cần bổ sung những địa vật, mục tiêu đó lên bản đồ. Khi bổ sung có thể sử dụng một trong hai phương pháp cơ bản sau:
2.3.5.1. Phương pháp ước lượng khoảng cách a) Trường hợp vận dụng
Khi cần bổ sung địa vật (mục tiêu) lên bản đồ mà địa vật (mục tiêu) ở những nơi địa hình dễ quan sát, rõ gần, dễ ước lượng khoảng cách (thường không quá 500m), thích hợp nhất là từ 200m đến 300m, ở những nơi mà khu vực xung quanh có nhiều địa vật, dáng đất có ký hiệu trên bản đồ thì khoảng cách có thể xa hơn.
b) Cách tiến hành
- Định hướng bản đồ, xác định điểm đứng lên bản đồ, cắm kim vào vị trí đứng.
- Đặt cạnh thước sát chân kim, rê thước ngắm thẳng vào địa vật (mục tiêu) cần bổ sung ngoài thực địa, kẻ một đường hướng từ chân kim ra phía trước.
- Ước lượng khoảng cách từ vị trí đứng đến địa vật (mục tiêu) cần bổ sung, rút khoảng cách theo tỷ lệ bản đồ, rồi ướm lên đường hướng vừa kẻ, một đầu là điểm đứng, đầu còn lại là vị trí địa vật (mục tiêu) cần bổ sung.
- Dùng ký hiệu bản đồ (hoặc ký hiệu quân sự) tương ứng để vẽ bổ sung địa vật (mục tiêu) đó lên bản đồ.
c) Chú ý
Căn cứ vào địa vật, dáng đất xung quanh mục tiêu để ước lượng khoảng cách cho chính xác và điều chỉnh vị trí bổ sung cho phù hợp.
2.3.5.2. Phương pháp giao hội phía trước a) Trường hợp vận dụng
Với những mục tiêu cách chỗ ta đứng tương đối xa, do địa hình phức tạp khó ước lượng khoảng cách. Trong điều kiện tình hình địch, địa hình cho phép đi lại được hoặc tận dụng hai đơn vị cùng quan sát về một mục tiêu.
b) Cách tiến hành
- Tại vị trí thứ nhất, định hướng bản đồ, xác định vị trí đứng, cắm kim vào vị trí đứng trên bản đồ; đặt thước ba cạnh sát chân kim, rê thước ngắm thẳng tới địa vật (mục tiêu) cần bổ sung, kẻ một đường hướng từ chân kim về phía trước.
- Di chuyển đến vị trí thứ hai, động tác tương tự như ở vị trí thứ nhất. Giao điểm của hai đường hướng là vị trí địa vật (mục tiêu) cần bổ sung.
- Nếu điều kiện cho phép, để tăng mức chính xác thì di chuyển đến vị trí thứ ba, cách làm tương tự như ở vị trí thứ nhất và vị trí thứ hai. Nếu ba đường hướng cắt nhau tại một điểm, đó là vị trí địa vật (mục tiêu) cần bổ sung. Trường hợp này ít xảy ra, thường ba đường hướng cắt nhau tạo thành một tam giác nhỏ, nếu cạnh lớn nhất của tam giác ≤ 2mm thì vị trí địa vật (mục tiêu) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác, còn nếu cạnh lớn nhất của tam giác > 2mm thì phải kiểm tra lại từ đầu.
c) Chú ý
- Để bảo đảm góc giao hội 300 ≤ ∝ ≤ 1500 thì khoảng cách giữa hai điểm đứng phải ≥ 1/3 khoảng cách từ vị trí đứng đến địa vật (MT). Tức là địa vật (mục tiêu) cần bổ sung càng xa thì khoảng cách giữa hai vị trí đứng càng xa.
- Căn cứ vào địa vật, dáng đất xung quanh để điều chỉnh vị trí bổ sung cho phù hợp với thực tế.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Trình bày cách kẻ lưới ô vuông và ghi trị số km vào lưới ô vuông trên bản đồ?
Làm rõ phương pháp đo tọa độ chính xác của một điểm bằng thước ba cạnh?
2. Trình bày nội dung công tác chuẩn bị, động tác của người chỉ, người nhận trong chỉ nhận mục tiêu theo bản đồ?
3. Trình bày điều kiện và cách tìm độ cao trong các trường hợp?
4. Trình bày cách đo độ dốc và đo khoảng cách đường cong bằng băng giấy trên BĐ 5. Định hướng bản đồ gồm những phương pháp nào? Làm rõ nội dung của từng phương pháp?
6. Xác định điểm đứng lên bản đồ gồm những phương pháp nào? Làm rõ nội dung từng phương pháp?
7. Đối chiếu bản đồ với thực địa gồm những trường hợp nào? Làm rõ nội dung từng trường hợp?
8. Bổ sung địa vật (mục tiêu) lên bản đồ gồm những phương pháp nào? Làm rõ nội dung từng phương pháp?