Sử dụng màu sắc trên bản đồ

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo: Một số nội dung cơ bản về sử dụng bản đồ địa hình quân sự cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng, an ninh trường Đại học Hải Phòng (Trang 27 - 34)

Chương 1 BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ

1.2. Ký hiệu trên bản đồ địa hình quân sự

1.2.2. Cách biểu thị ký hiệu trên bản đồ

1.2.2.1. Sử dụng màu sắc trên bản đồ

Trên bản đồ địa hình thường dùng mỗi màu để biểu thị một nhóm yếu tố hay nhóm đối tượng. Nhờ vậy mà có thể phân biệt nhanh chóng các yếu tố và đối tượng khác nhau. Màu sắc còn dùng kết hợp với ký hiệu và ghi chú thuyết minh để tăng thêm thông tin định tính, định lượng cho các đối tượng. Bản đồ địa hình đang dùng trong lực lượng vũ trang hiện nay thường sử dụng từ 4 đến 7 màu, nhưng có 4 màu chính sau:

a) Màu nâu: Dùng thể hiện ký hiệu dáng đất (đường bình độ), nền đường nhựa, khu nhà chịu lửa, ghi chú độ cao đường bình độ...

b) Màu lam (xanh lơ): Dùng thể hiện yếu tố thuỷ hệ như ao, hồ, sông, biển, độ rộng của sông, tốc độ dòng chảy...

c) Màu lục (màu ve): Dùng thể hiện các yếu tố thực vật và ký hiệu thực vật như làng mạc, rừng cây, cây công nghiệp, đồng cỏ, bụi rậm...

d) Màu đen: Dùng thể hiện các yếu tố còn lại và ghi chú thuyết minh như vẽ các ký hiệu địa vật độc lập, ghi chú địa danh...

* Ngoài các loại bản đồ in 4 màu chính trên ta còn gặp các loại bản đồ in 5, 6, 7 màu (thêm màu đỏ, tím, gio) hoặc những loại bản đồ in tạm thời thường không đủ 4 màu cơ bản. Nên khi nghiên cứu và sử dụng loại bản đồ này phải phân tích kỹ các ký hiệu tránh nhầm lẫn yếu tố này với yếu tố khác.

1.2.2.2. Nguyên tắc xác định vị trí chính xác của những ký hiệu vẽ không theo tỷ lệ Mỗi ký hiệu vẽ trên bản đồ dù thể hiện bằng nhiều hình dạng khác nhau, nhưng từng ký hiệu đều xác định vị trí thật của địa vật trên thực địa. Vị trí đó có thể ở tâm hoặc ở đáy của ký hiệu. Khi cần xác định vị trí chính xác của các địa vật trên bản đồ, trước tiên phải nắm vững nguyên tắc về cách biểu thị vị trí thật của địa vật ngoài thực địa bằng ký hiệu trên bản đồ. Vị trí thật của địa vật

là vị trí chính xác của ký hiệu. Vị trí chính xác của các loại ký hiệu trên bản đồ quy định biểu thị như sau:

a) Những ký hiệu hình học hoàn chỉnh

Như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình sao... Vị trí chính xác của ký hiệu trùng với tâm ký hiệu.

b) Những ký hiệu có đường đáy rộng

Như ống khói nhà máy, đình chùa, bia tưởng niệm, cụm cây độc lập... Vị trí chính xác của ký hiệu là điểm giữa đường đáy.

c) Những ký hiệu có đáy hình góc vuông

Như bảng chỉ đường, cây độc lập, chợ... Vị trí chính xác của ký hiệu ở đỉnh góc vuông.

d) Những ký hiệu không có đường đáy

Như lò nung, hang động...Vị trí chính xác của ký hiệu là điểm giữa hai đầu đáy ký hiệu.

e) Những ký hiệu như cầu, đập, cống có cửa vẽ không theo tỷ lệ Vị trí chính xác của ký hiệu là điểm chính giữa ký hiệu.

g) Những ký hiệu vẽ một nét hoặc hai nét dài

Như ống dẫn nước, đường giao thông, sông ngòi... Vị trí chính xác của ký hiệu ở giữa ký hiệu.

h) Những ký hiệu có hình hỗn hợp

• •

• •

• •

• • •

• •

• • •

• • • •

• • •

Như đài cao, nhà thờ, trường phổ thông... Vị trí chính xác của ký hiệu ở giữa hình phía dưới.

1.2.2.3. Ghi chú thuyết minh

Dùng ghi chú thuyết minh là để làm phong phú thêm nội dung của bản đồ, tăng thêm thông tin định tính, định lượng của các yếu tố và đối tượng biểu thị trên bản đồ. Ghi chú thuyết minh có thể sử dụng độc lập hoặc dùng kết hợp với ký hiệu. Ghi chú thuyết minh gồm ghi chú bằng chữ và ghi chú bằng số.

Ghi chú bằng chữ dùng để ghi chú địa danh như tên quốc gia, tên đơn vị hành chính, tên núi, tên sông... hoặc đi kèm với ký hiệu thì nói lên tính chất đặc trưng của đối tượng như nhà máy chè, nhà máy gạch, nhà máy thuốc lá...

Ghi chú bằng số bổ sung đặc trưng định lượng của đối tượng như: số dân, tốc độ dòng chảy, độ rộng, độsâu của sông, trọng tải cầu, độ cao...

Chữ và số dùng trong ghi chú có kiểu và cỡ khác nhau sử dụng cho từng loại đối tượng, để phân biệt cấp hạng và ý nghĩa của chúng, được quy định cụ thể trong các quy tắc đo vẽ và biên chế bản đồ gốc, được giải thích trong các tập ký hiệu bản đồ địa hình. Ghi chú ngoài khung bản đồ như tên khu vực, ký hiệu, tỷ lệ, khoảng cao đều cơ bản, tư liệu sử dụng và phương pháp thành lập bản đồ, ngày, tháng, năm và cơ quan sản xuất bản đồ... giúp người sử dụng chọn đúng loại bản đồ và biết được mức độ tin cậy của bản đồ.

1.2.2.4. Kí hiệu dáng đất a) Khái niệm dáng đất

Dáng đất là tổng hợp của các dạng cao, thấp, lồi, lõm của mặt đất, như: đồi, núi, khe núi, yên ngựa, gò đất, hố đất...

b) Những điển hình cơ bản của dáng đất

Căn cứ vào đặc trưng của dáng đất, chia ra làm 5 dạng điển hình như sau:

* Núi: là một vùng đất cao nổi bật hơn so với xung quanh, bất kỳ một quả núi nào cũng có ba yếu tố: chân núi, sườn núi, đỉnh núi.

- Chân núi: là bộ phận thấp rõ rệt của núi, nó là đường phân giới giữa hai mặt phẳng khác nhau. Đặc điểm của vùng chân núi do tác động của mưa gió, đất đá thường tụ lại nên mặt dốc tương đối thoải.

• •

• •

- Sườn núi: là bề cạnh vùng đất cao của quả núi hay nói cách khác là bộ phận giữa chân núi và đỉnh núi. Do tác động của nội và ngoại lực sườn núi chia làm 4 loại: sườn lồi, sườn lõm, sườn thẳng, sườn bậc thang.

- Đỉnh núi: là bộ phận cao nhất của quả núi, đỉnh núi có 3 loại: đỉnh nhọn, thường thấy ở vùng núi cao và vùng núi đá; đỉnh tròn, thường thấy ở vùng núi cao trung bình và đồi; đỉnh bằng, thường thấy ở vùng cao nguyên.

* Chỗ lõm: là chỗ lõm (sụt) xuống như hình cái bát, hình dạng của chỗ lõm ngược lại với núi. Chỗ lõm có thể phân biệt được đáy và bờ; đáy là phần thấp nhất của chỗ lõm, sườn dốc từ đó thoải dần lên theo các hướng; bờ là đường phân giới trên của dốc, sườn dốc qua phân giới đó sẽ chuyển thành đất bằng.

* Sống núi: là chỗ cao của đỉnh núi thoải theo một hướng, là đường sống chính của quả núi và là đường phân chia hai mặt của sườn dốc (còn gọi là đường phân thủy).

* Khe núi: là đường hợp bởi hai mặt sườn dốc, khi mưa nước chảy theo đường này xuống chân núi (còn gọi là đường tụ thủy).

* Yên ngựa: là bộ phận thấp xuống của sống núi, chỗ hai đỉnh núi gần nhau, nó là chỗ nối liền của hai khe qua sống núi. Về hình dáng nó rất giống cái yên ngựa. Khi có đường chạy qua chỗ yên ngựa gọi là đèo.

c) Cơ sở biểu thị dáng đất bằng đường bình độ

Giả sử có một quả núi đặt trong một hồ nước, mặt nước ban đầu cắt sườn núi theo một đường viền khép kín, nâng mực nước lên một độ cao h ta có đường viền khép kín thứ hai. Tiếp tục nâng mực nước lên một khoảng cao h nữa ta có đường viền khép kín thứ ba...

Hình 1.7. Biểu thị dáng đất bằng đường bình độ

Chiếu những đường viền khép kín này lên mặt phẳng song song với mặt nước ta sẽ có tập hợp những đường cong khép kín và thấy rằng chúng thể hiện

hình dạng của quả núi. Những đường cong khép kín này gọi là đường bình độ.

* Định nghĩa: đường bình độ là đường cong khép kín nối liền tất cả các điểm có cùng độ cao trên mặt đất được chiếu lên mặt phẳng bản đồ.

d) Phân loại đường bình độ

* Đường bình độ con: là đường bình độ vẽ theo khoảng cao đều cơ bản.

Trên bản đồ là đường nét liền, mảnh, màu nâu.

* Đường bình độ cái: vẽ nét liền, đậm, màu nâu, tuỳ theo từng loại tỷ lệ bản đồ mà khoảng cách giữa chúng khác nhau (cứ 5 đường bình độ con thì có 1 đường bình độ cái). Đường bình độ cái có tác dụng giúp cho việc tính toán đường bình độ và tìm độ cao trên bản đồ được nhanh và chính xác.

* Đường bình độ giữa (1/2 khoảng cao đều đường bình độ con): vẽ nét mảnh, đứt dài, màu nâu; nó dùng để diễn tả địa hình những chỗ mà đường bình độ con thưa không biểu thị hết được các chi tiết của địa hình như các chỗ địa thế thoai thoải, đỉnh đồi, gò, yên ngựa...

* Đường bình độ phụ (bổ trợ): vẽ nét mảnh, đứt đoạn ngắn, màu nâu, dùng để diễn tả những địa hình mà đường bình độ giữa không miêu tả hết.

e) Khoảng cao đều, giãn cách đường bình độ và đặc điểm đường bình độ.

* Khoảng cao đều: Khoảng cao đều của đường bình độ, là khoảng cách thẳng đứng giữa hai mặt cắt chứa hai đường bình độ kề nhau hoặc là độ chênh cao giữa hai đường bình độ.

Hiện nay trên bản đồ địa hình của ta Cục bản đồ BTTM quy định khoảng cao đều như sau:

Tỷ lệ bản đồ Bình độ con Bình độ cái Bình độ giữa Bình độ phụ

1:10.000 2m 10m 1m

1:25.000 5m 25m 2,5m

1:50.000 10m 50m 5m

1:100.000 20m 100m 10m

Tùy tiện có ghi chú độ

cao.

* Giãn cách đường bình độ: Giãn cách đường bình độ là khoảng cách phẳng ngang giữa các đường bình độ vẽ trên bản đồ.

Giãn cách nhỏ nhất giữa hai đường bình độ vẽ trên bản đồ được quy định từ 0,3 ÷ 0,4mm, những dáng đất đặc biệt có thể vẽ giãn cách dày hơn. Căn cứ vào giãn cách đường bình độ để phán đoán và phân biệt độ dốc: dốc đều, dốc

lồi, dốc lõm, dốc làn sóng...

* Đặc điểm đường bình độ

- Đường bình độ là những đường cong khép kín không cắt nhau, mọi điểm nằm trên một đường bình độ đều có độ cao bằng nhau.

- Hai đường bình độ đối xứng nhau thì có độ cao bằng nhau.

- Giãn cách đường bình độ càng dày biểu thị sườn dốc càng lớn, ngược lại giãn cách đường bình độ càng thưa biểu thị sườn dốc càng thoải.

- Giãn cách đường bình độ đều nhau biểu thị sườn dốc đều, giãn cách đường bình độ lúc dày lúc thưa biểu thị sườn dốc làn sóng (bậc thang).

- Giãn cách đường bình độ ở chân núi dày, càng lên đỉnh núi càng thưa biểu thị sườn dốc lồi và ngược lại giãn cách đường bình độ ở chân núi thưa, càng lên đỉnh núi càng dày biểu thị sườn dốc lõm.

- Khi các đường bình độ khép vòng nhỏ dần, vòng nhỏ nhất có vẽ vạch chỉ dốc hướng ra ngoài gọi là đỉnh núi, còn vạch chỉ dốc hướng vào trong gọi là lõm núi.

- Phương hướng đường cong của đường bình độ hướng xuống chân núi gọi là sống núi, hướng lên đỉnh núi gọi là khe núi.

- Đường bình độ đang cong đều bỗng thắt lại giữa hai đỉnh núi như hình số 8 gọi là yên ngựa.

Đỉnh núi Lõm núi

hA=hB=5m

Độ cao điểm A= độ cao điểm B ha=hb Độ cao đường bình độ a bằng độ cao đường bình độ b

A B

a b

Sống núi

Khe núi

Yên ngựa

- Những dáng đất đặc biệt không thể hiện được bằng đường bình độ thì dùng những ký hiệu đặc trưng để thể hiện. Ví dụ:

+ Gò đất thiên nhiên hay nhân tạo có ghi chú hoặc không ghi chú độ cao.

+ Hố đất: nơi lõm xuống có miệng rõ rệt, có hoặc không ghi chú độ sâu.

+ Núi đá: những khu vực có độ dốc lớn không thể hiện được bằng đường bình độ mà khoanh chu vi, xác định đỉnh và vẽ nét chải.

+ Rãnh xói: là chỗ đất xốp, cây thưa bị nước xói mòn thành khe sâu có thành đứng.

+ Vách đứng: bị sụt lở tạo thành vách đứng hay vách nhân tạo.

+ Ruộng bậc thang: ký hiệu màu nâu, vạch chặn răng cưa kết hợp đường bình độ.

Ngoài việc biểu thị những dáng đất đó, bên cạnh ký hiệu còn ghi chú độ cao, độ sâu bằng mét.

Trên bản đồ quy định những ký hiệu thể hiện dáng đất: in màu nâu nếu nó biểu thị dáng đất do thiên nhiên tạo ra, in màu đen nếu do con người tạo ra.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1. Khái niệm bản đồ địa hình? Ý nghĩa, tác dụng của bản đồ địa hình?

2. Tỷ lệ BĐ là gì? Làm rõ cách phân loại bản đồ địa hình trong QĐNDVN?

3. Nêu cách chọn mảnh và nguyên tắc chắp ghép bản đồ? Những điểm chú ý trong sử dụng và bảo quản bản đồ?

4. Ký hiệu trên bản đồ địa hình là gì? Làm rõ nội dung đặc điểm của đường bình độ (vẽ hình minh hoạ)?

5. Làm rõ nội dung nguyên tắc xác định vị trí chính xác của các loại ký hiệu vẽ không theo tỷ lệ (vẽ hình minh hoạ)?

6. Ký hiệu trên bản đồ địa hình phân loại theo những cách nào, làm rõ nội dung phân loại theo cách vẽ?

Theo tỷ lệ Không theo tỷ lệ

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo: Một số nội dung cơ bản về sử dụng bản đồ địa hình quân sự cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng, an ninh trường Đại học Hải Phòng (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)