CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HẢI PHÒNG
3.1. Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
+ Tại Liên minh châu Âu (EU), mặc dù tiềm ẩn rủi ro sau sự kiện Brexit và dư âm từ làn sóng di cư, các nền kinh tế Đức, Ý, Hà Lan được dự báo tăng trưởng cao với nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh.
+ Trung Quốc thực thi chiến lược cải cách kinh tế với mục tiêu cắt giảm sản lượng công nghiệp, làm sạch môi trường, giảm tình trạng đầu cơ và kiềm chế tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ có tác động tích cực lên nguồn cung toàn cầu, giúp tăng giá hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mặt dù Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng tự nhiên từ những biến động kinh tế toàn cầu do “Việt Nam, trong đó có Hải Phòng đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới”, tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho Việt Nam cũng như thành phố Hải Phòng do tác động của chiến thương mại kéo dài sẽ khiến các công ty nước ngoài rời bỏ Trung Quốc chuyển dịch các nhà máy và dây chuyền sản xuất sang các nước khác trong đó có Việt Nam.
+ Theo lộ trình cam kết tại các FTA, thuế nhập khẩu của các đối tác sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng trong nước.
+ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định FTA Việt Nam - EU có hiệu lực từ 30/12/2018 đã và đang tạo ra sức hút mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp nước ta có thêm năng lực sản xuất mới. Đầu tư trong nước, được hỗ trợ bởi tâm lý lạc quan, môi trường kinh doanh thuận lợi, chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất ổn định, dự báo cũng sẽ tiếp tục khởi sắc và cùng với đầu tư nước ngoài tạo ra năng lực sản xuất mới.
+ Năng lực cạnh tranh trong cách mạng công nghiệp 4.0 buộc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải cải tiến quy trình, cải tiến sản phẩm dịch vụ và nâng cao năng suất lao động, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong khu vực và toàn cầu, được tiếp cận với công nghệ cao hơn. Cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá sẽ vượt ra khỏi quy mô công xưởng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập
khẩu khi vạn vật được kết nối bởi internet. Cuộc cách mạng này không chỉ tăng năng suất và giảm lao động mà các bộ phận sản xuất chi tiết cũng sẽ được kết nối với bộ phận lắp ráp, bộ phận vận chuyển, cửa hàng phân phối và tiêu thụ để thành một thể thống nhất; chi phí vận chuyển và truyền thông sẽ giảm, hậu cần và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn và chi phí thương mại sẽ giảm, các thị trường mới được mở ra và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+ Bức tranh kinh tế năm 2018 có nhiều điểm sáng với GDP đạt 16,25% so với cùng kỳ năm trước vượt kế hoạch năm 2017 (kế hoạch tăng 15%), cao nhất từ trước đến nay; khu vực công nghiệp và dịch vụ đều có kết quả tích cực; tăng trưởng tín dụng và vốn FDI đạt mức cao; lạm phát được kiểm soát; tất cả đều đã và đang tạo ra môi trường ngày càng thuận lợi hơn cho sản xuất nói chung.
- Hoạt động dịch vụ Logistics và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu:
+ Với lợi thế là thành phố cửa ngõ của khu vực cảng biển phía Bắc, nơi có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất miền Bắc và đứng thứ 2 toàn quốc.
Cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, khu bến Lạch Huyện có tầm quan trọng bậc nhất trên cả nước, tiếp cận với tuyến hàng hải quốc tế, liên thông với các khu bến hiện tại tạo thành một hệ thống cảng liên hoàn. Hệ thống đường giao thông kết nối giữa cảng Hải Phòng với các tỉnh thuận lợi. Cảng Hải Phòng đã được trang bị nhiều phương tiện và thiết bị hiện đại để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngoài ra cảng Hải Phòng được hỗ trợ bởi nhiều khu công nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, đặc biệt là các cơ sở có vốn nước ngoài tạo nên nhu cầu lớn về dịch vụ logistics cảng biển. Điều này sẽ làm gia tăng nhanh chóng lượng hàng hóa thông qua cảng và đẩy mạnh nhu cầu với dịch vụ logistics trong thời gian tới, do vậy tiềm năng phát triển dịch vụ logistics của Hải Phòng là rất lớn.
+ Công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng còn có các văn bản quan trọng như: Quyết định 2190/2009/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030; Quyết định 169/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Đặc biệt ngày 24/01/2019 Bộ Chính trị có Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đây là Nghị quyết quan trọng đối với thành phố Hải Phòng trong đó mục tiêu nêu rõ đến năm 2030 Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ logictics quốc tế hiện bằng cả đường biển, đường hàng không, đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao. Khẳng định sự quan tâm đặc biệt đến sự hoàn thiện và nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics ở Hải Phòng.
- Môi trường kinh doanh và công nghiệp hỗ trợ:
Là thành phố cảng, thành phố công nghiệp, Hải Phòng có không ít ngành công nghiệp có nhiều lợi thế cạnh tranh như: cơ khí chế tạo; đóng mới và sửa chữa tàu biển; sản xuất kim loại, thiết bị siêu trường, siêu trọng; sản xuất, lắp ráp ô tô tải nhẹ; sản xuất dây và cáp điện; sản xuất ống nhựa; đúc kim loại;
ngành da giày - dệt may, điện tử… Đặc biệt, các ngành công nghiệp truyền thống đang là nền tảng vững chắc và thuận lợi cho đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ như sản xuất sơn tàu biển, sơn giàn khoan, sơn công nghiệp, công trình giao thông… của Công ty CP Sơn Hải Phòng; sản xuất kết cấu thép, vật liệu hàn (que hàn, dây hàn), nội thất, cửa chống cháy, nồi hơn, nắp hầm hàng, các thiết bị trên boong, phụ kiện đường ống, xích neo, mỏ neo, chân vịt tàu; sản xuất, lắp ráp động cơ thủy; đúc các chi tiết máy móc, thiết bị kim loại của Nhà máy đúc Tân Long...
+ Môi trường đầu tư - kinh doanh của Hải Phòng càng ngày càng được cải thiện. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Hải Phòng năm 2017 được xếp hạng 9/63 tỉnh thành trong cả nước, thứ 2/11 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng. Thành phố đang quyết tâm thực hiện các chương trình và kế hoạch để phấn đấu vào tốp 3 cả nước về chỉ số PCI năm 2018 – 2019 (DĐDN, 2018).
Hệ thống hạ tầng và các khu kinh tế, khu công nghiệp được đẩy mạnh hoàn thiện, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thành phố đã thu hút được những dự án đầu tư tỷ USD, các dự án đầu tư được triển khai đúng tiến độ, mạng lại lợi ích kinh tế và cơ hội xuất khẩu. Công nghiệp phụ trợ được quan tâm thu hút, đầu tư. Thành phố có các nhà đầu tư lớn đã kéo theo hàng loạt các nhà đầu tư phụ trợ vào các khu công nghiệp và Khu kinh tế Đình
Vũ – Cát Hải như: sản phẩm công nghệ cao của tập đoàn LG như dự án sản phẩm màn hình điện thoại, ti vi của công ty TNHH LG Display, dự án sản xuất sản phẩm modun camera máy điện thoại của công ty TNHH LG Inoteck đưa Hải Phòng trở thành 1 trong những trung tâm sản xuất điện tử của cả nước; sản xuất linh kiện chính xác loại nhỏ và linh kiện ổ đĩa cứng của công ty TNHH Maiko Hải Phòng (Nhật Bản); SX dây dẫn điện cho ô tô & các sản phẩm điện tử của công ty CT TNHH Johoku Hải Phòng (Nhật Bản, Thái Lan).... Bên cạnh các dự án FDI lớn sản xuất sản phẩm công nghệ cao, năm 2018 công nghiệp thành phố có sự đóng góp của các doanh nghiệp, dự án công nghiệp trong nước, trong đó nổi bật là 2 dự án công nghiệp của tập đoàn Vingroup: Tổ hợp sản xuất ô tô và xe máy điện VinFast, cụ thể tháng 11/2018 đưa nhà máy sản xuất xe máy điện chính thức đi vào hoạt động với công suất thiết kế giai đoạn 1 là 250.000 xe/năm. Trong tháng 11 có hơn 5,3 nghìn xe máy điện được sản xuất, tháng 12 sản xuất là hơn 6,4 nghìn. Ngoài ra Công ty TNHH VinSmart được thành lập từ tháng 6/2018, sau hơn 5 tháng triển khai đầu tư nhà máy với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, công suất 5 triệu sản phẩm/năm, ngày 14/12/2018 công ty đã cho ra mắt 04 mẫu sản phẩm đầu tiên, trong đợt đầu 30 nghìn máy được bán với chính sách ưu đãi giảm giá. Bên cạnh sản phẩm xe đạp điện và điện thoại thì ngày 6/3/2019, công ty đã hoàn thành sản xuất thử nghiệm chiếc xe ô tô đầu tiên tại nhà máy Hải Phòng, việc sản xuất thử nghiệm thành công, khẳng định VinFast đã cơ bản hoàn tất việc lắp đặt nhà máy và sẵn sàng vận hành thử nghiệm trước khi đi vào sản xuất hàng loạt vào tháng 6/2019.