Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp E-Logistics

Một phần của tài liệu Quản trị logistics thực trạng hoạt Đông dịch vụ e logistics trong các doanh nghiệp logistics tại việt nam (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ E-LOGISTICS TRONG CÁC

2.1. Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ E-Logistics

2.1.1. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp E-Logistics

Theo VLA, hiện nay có khoảng 30 000 doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh mảng dịch vụ Logistics, vận tải và chuyển phát nhanh, 95% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong đó 90% doanh nghiệp có vốn huy động dưới 10 tỷ đồng, 5%

doanh nghiệp có vốn huy động từ 10-12 tỉ đồng.[15] Điều này cho thấy, việc các doanh nghiệp này tham gia vào E-Logistics là một điều không thể.

Khi đầu tư vào E-Logistics, một trong những điều đầu tiên doanh nghiệp cần phải quan tâm chính là đầu tư vào công nghệ có thể đến cần một khoản tiền lớn khoảng hàng tỷ đô la. Đặc điểm của thị trường TMĐT là những đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng đơn hàng một ngày cần xử lý rất lớn, các loại hàng hóa đa dạng về chủng loại, ngoài ra khách hàng còn đòi hỏi tiến độ giao hàng phải nhanh chóng và tiết kiệm. Vì vậy đầu tư vào TMĐT phải chú trọng đầu tư vào dây chuyền phân loại hàng hóa tự động, còn nếu tiến hành phân loại thủ công thì yêu cầu cần phải tuyển nhiều nhân lực, tốn nhiều thời gian và chi phí nhân công, lại không hiệu quả khi xác xuất sai sót trong quá trình xử lý là rất cao.

Bên cạnh đầu tư vào dây chuyền phân loại tự động, các doanh nghiệp còn phải đầu tư vào các phần mềm như: WMS-quản lý kho hàng, TMS-quản lý vận tải, OMS-quản lý đơn hàng, ERP-quản lý nguồn lực doanh nghiệp,…các phần mềm giúp xử lý thông tin các đơn hàng nhanh hơn và tinh gọn hơn, thời gian xử lý đơn hàng mọi lúc mọi nơi, giúp các luồng thông tin của hàng hóa được lưu chuyển nhanh hơn gấp nhiều lần so với việc nhập và truyền dữ liệu kiểu truyền thống.

Như vậy, ta có thể thấy thị trường E-Logistics là một mảng lớn chưa được khai thác hết tiềm năng của nó, nhưng lại chỉ dành cho các doanh nghiệp đủ mạnh về tài chính để đầu tư máy móc công nghệ, phần mềm hỗ trợ. Còn các doanh nghiệp nhỏ và lẻ chiếm phần đông, không đủ lực về tài chính nên việc tham gia vào thị trường này là rất khó.

Hiện nay có khoảng 5% trong tổng số doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam có thể ứng dụng công nghệ tin vào việc khai thác dịch vụ E-Logistics.[15] Một số ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp E-Logistics có thể kể đến như:

- Kho hàng (WMS): tự động hóa kho hàng bằng dây chuyền phân loại hàng hóa tự động, quản lý hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại điện tử, doanh nghiệp

14

giao hàng chặng cuối và chuyển phát nhanh, có thể kể đến như Tiki, Lazada, Shopee, Sendo, Giao hàng nhanh…

- Vận tải (TMS): điều phối giao nhận hàng hóa, hoạch định các tuyến đường vận chuyển, theo dõi đơn hàng qua định vị GPS, có thể kể đến một số doanh nghiệp như: Grab, Now, Be, Gojek, Tiki Logistics, Lazada Logistics, Giao hàng nhanh,…

- Quản lý đơn hàng (OMS): quản lý số lượng đơn đặt hàng, bao gồm cả hoạt động mua và bán, giúp kiểm soát chi phí và doanh thu bán hàng, có thể đến nhiều doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ đang khai thác các tiện ích của mô hình.

-Quản trị doanh nghiệp (ERP): phần mềm giúp lưu trữ, quản lý và hoạch định các kế hoạch sản xuất, bán hàng cho doanh nghiệp, bao gồm các mảng như quản lý tài chính kế toán, quản lý sản xuất và phân phối, quản lý bán hàng, quản lý các dịch vụ khác,… đầu tư vào ERP chắc chắn sẽ tốn một khoảng chi phí không nhỏ và chỉ phù hợp các tập đoàn lớn có lượng dữ liệu thông tin khổng lồ. Đối với doanh nghiệp lớn sẽ giúp cải thiện năng suất, tiết kiệm thời gian, chi phí và gia tăng lợi nhuận. Có thể kể đến như: Tiki, Lazada, Shopee, Thế giới di dộng, Bách hóa xanh,… Đối với doanh nghiệp nhỏ khi áp dụng mô hình này là lãng phí khi không khai thác được triệt để các chức năng của chúng.

Tất cả những hoạt động nói quản lý nói trên đều làm cho mạng lưới thông tin trong Logistics tăng thêm trong mỗi công đoạn quản lý. Đặc biệt nhu cầu truy xuất thông tin hàng hóa giúp cho doanh nghiệp E-Logistics và khách hàng hiểu hơn các công dụng của sản phẩm là rất lớn. Trong tương lai sẽ càng có thêm nhiều công

nghệ mới để cải tiến thêm năng suất hoạt động kinh doanh của mình và giúp giảm thời gian, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp E-Logistics. Tuy nhiên hiện nay, tại Việt Nam các doanh nghiệp còn chưa áp dụng mạng lưới hạ tầng kết nối thông tin từ doanh nghiệp sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ E-Logistics, vì vậy việc truyền đạt thông tin chỉ đáp ứng ở mức độ nội bộ doanh nghiệp, chưa cung cấp thông tin chính xác của hàng hóa đến tay đối tác và khách hàng. Nhu cầu, đặt ra là cần có một mạng lưới kết nối thông tin giữa các hệ thống OMS, TMS, WMS với thông tin của hàng hóa, để các bên liên quan đến hoạt động phân phối hàng hóa có đủ thông tin dữ liệu để xử lý đơn hàng và vận chuyển đầy đủ thông tin của mặt hàng đến tay khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị logistics thực trạng hoạt Đông dịch vụ e logistics trong các doanh nghiệp logistics tại việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w