4.1. Đa dạng hoá sản phẩm ẩm thực chay, cải thiện thực đơn và nâng cao chất lượng món ăn
Nâng cao chất lượng món ăn về hình thức và hương vị
Nhu cầu về ẩm thực chay của thị trường ngày càng lớn, chính vì thế mà kinh doanh đồ chay không chỉ là việc đơn giản làm sao "ăn được", mà còn phải đảm bảo mức độ "ngon miệng". Khách hàng luôn mong muốn cơ sở kinh doanh ăn uống có những món ăn sáng tạo, đầy đủ dưỡng chất và luôn thay đổi tạo sự mới lạ cho người thưởng thức. Mặc dù chúng là rau, củ, quả, đậu... nhưng có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, từ món chính đến đồ uống, tráng miệng.
Trong quá trình chế biến món chay, một trong những khó khăn lớn đối diện là vấn đề về nguyên liệu. So với các ẩm thực mặn, nguyên liệu cho món chay thường không phong phú, và đặc biệt, nguyên liệu từ thực vật thường có thời gian bảo quản ngắn. Ví dụ, các loại rau củ không thể đảm bảo được độ tươi ngon trong nhiều tuần như thịt và cá được cất trữ đông, dẫn đến sự giảm sút về hương vị, độ ngọt và đặc biệt là giá trị và thành phần dinh dưỡng của thực phẩm thay đổi.
Người ta cũng tin rằng buôn bán đồ ăn chay có thể mang lại "ít vốn, lợi nhuận cao"
do nguyên liệu chay thường tiêu tốn ít chi phí hơn so với món mặn. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhu cầu về ẩm thực lành mạnh từ phía người tiêu dùng, việc đầu tư vào nguyên liệu rau củ cần phải được xem xét kỹ lưỡng hơn. Thực phẩm sạch và rau hữu cơ đã trở thành sự lựa chọn quen thuộc, đặc biệt là với những người có thu nhập từ trung bình đến cao, bời đây là một lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Do đó, khi lựa chọn kinh doanh ăn uống chay, cần hiểu rõ nguyên tắc chế biến các món chay để đạt phát huy đến mức tối đa về hương vị, chất lượng của món ăn và hiệu quả kinh tế cũng cần được lưu tâm.
Hầu hết thực đơn các món chay chỉ xung quanh những món đơn giản chiên xào như đậu hủ, gỏi, rau xào, bún chay, nem chiên xào. Ngoài ra nhiều nhà hàng chay sử dụng bột và phụ gia thực phẩm để làm món chay giả mặn, giá thịt, giả sườn non, giả chả, ... Tuy việc làm giả đồ mặn khiến cho khách cảm thấy tò mò và thú vị nhưng chỉ có sức hút tạm thời.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh My – Phạm Kỳ Bình
Chính vì thế việc sáng tạo trong chế biến món chay, sử dụng các nguyên liệu đến từ rau, củ, quả, ... được trồng và sản xuất tại địa phương nhằm mang lại hương vị mới lạ để thu hút thực khách quốc tế đến Việt Nam du lịch và thực khách bản địa. Bên cạnh đó các chủ nhà hàng có thể kinh doanh thêm các loại hình món chay như lầu chay, buffet chay hoặc đồ chay phục vụ theo phong cách đồ chay của các nước nổi tiếng ăn chay như phương Tây, Ấn Độ, ...
Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu làm nên món chay rất quan trọng đối với uy tín và sự phát triển của nhà hàng chay. Vì vậy cần chọn lựa nguyên liệu thật kỹ. Có thể mua nguồn hàng tại các siêu thị thực phẩm chay, mua thực phẩm tươi tại chợ, tìm các nhà cung cấp thực phẩm chay trên mạng, …
Cần kiểm tra thật kỹ chất lượng sản phẩm trước khi quyết định nhập hàng với số lượng lớn nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho khách hàng cũng như làm ra những món ăn tươi ngon nhất.
Xây dựng menu đồ ăn chay phong phú
Xây dựng đa dạng menu đồ ăn chay để phù hợp với khẩu vị của đa dạng khách hàng. Một số món ăn chay có thể tham khảo như: món chay trộn, nộm chay, cà ri chay, bánh mì chay, mì chay, chả giò chay, nấm chiên, soup chay, …
Nhà hàng có thể kinh doanh đa dạng theo kiểu kinh doanh Buffet chay, lẩu chay, kinh doanh đồ chay Tây, đồ chay theo set, …
4.2. Thiết kế không gian nhà hàng thanh tịnh, yên tĩnh, phù hợp với chủ đề
Nhiều khách du lịch tìm đến nhà hàng ăn chay không chỉ vì mục đích họ cần ăn chay hay mục đích tôn giáo, thỉnh thoảng họ đến để tìm sự yên tĩnh, thanh tịnh, họ có thể cảm nhận được sự chữa lành trong sức khoẻ và tinh thần.
Bên cạnh cách bài trí, trang trí các bức tượng, tranh ảnh về Phật, các nhà hàng chay hiện nay cũng đã sáng tạo nên các không gian dùng bữa liên quan đến văn hoá ẩm thực chay với kiểu không gian xanh mát, có cây cỏ, hồ nước, nội thất tối giản tạo nên vẻ đẹp mộc.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh My – Phạm Kỳ Bình
Bởi đặc trưng của ăn chay là sự thanh tịnh nên không gian thưởng thức cần phải yên tĩnh, hài hòa và nếu kết hợp với âm nhạc cũng cần phải nhẹ nhàng, truyền thống. Có rất nhiều phong cách ăn chay khác nhau nên mỗi chủ doanh nghiệp nhà hàng có thể lựa chọn cho mình một phong cách thiết kế nội thất nhà hàng độc đáo. Đó có thể là nhà hàng sang trọng theo phong cách phương Tây, nhà hàng chay phong cách thuần Việt hay phong cách thiết kế nhà hàng kết hợp với nhiều loại hình nghệ thuật.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư nên sử dụng các vật dụng trang trí như: Mái tranh, lẵng hoa, lẵng hoa, giỏ, đèn chùm hoa sen trang nhã, … được bố trí khéo léo để tăng thêm vẻ sang trọng cho nhà hàng.
4.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong hoạt động du lịch, yếu tố về nguồn nhân lực, người nhân viên sẽ giữ vai trò then chốt, đây người tiếp xúc trực tiếp với khách. Chỉ cần sơ sót cũng sẽ tác động đến uy tín, chất lượng của món ăn. Do đó các chủ nhà hàng, quán ăn chay nên đào tạo và huấn luyện chuyên môn cho nhân viên, phổ cập kiến thức về ẩm thực chay cho đội ngũ đầu bếp và nhân viên phục vụ.
Đối với nhân viên bếp
Nâng cao tay nghề cho đầu bếp nhất là kỹ thuật chế biến món ăn chay. Khuyến khích sáng tạo món mới.
Đối với nhân viên phục vụ
Ngoài trang bị kiến thức vế ẩm thực chay, tổ chức huấn luyện nâng cao kỹ năng phục vụ, giao tiếp, ứng xử
4.4. Giải pháp marketing
Tăng cường truyền thông và quảng bá
Khi nhắc đến chủ đề ẩm thực chay, có lẽ chỉ có những người ăn chay, những người có hứng thú một phần, những nhà nghiên cứu văn hoá sẽ biết. Thế nhưng đa phần còn lại sẽ ít biết đến hoặc không biết gì về ẩm thực chay. Ở Việt Nam phần lớn các nhà hàng chay thuộc quy mô nhỏ lẻ nên công tác quảng bá truyền thông vẫn chưa được đầu tư và chú trọng.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh My – Phạm Kỳ Bình
Bên cạnh đó, các đài truyền hình nên thêm chương trình dạy nấu món ăn chay để người dân có dịp hiểu sâu hơn về giá trị của ẩm thực chay. Hiệp hội Ẩm thực thành phố nên tổ chức các hội thi thường niên chuyên đề nấu món ăn chay. Các khoa bếp của các trường du lịch nên tăng cường dạy nấu món ăn chay để bổ sung nguồn nhân lực đầu bếp nấu món chay cho các khách sạn, nhà hàng. Hiện nay đa số chỉ dạy nấu món mặn, các cơ sở ăn uống, nhà hàng chay có thể kết hợp quảng bá với công ty du lịch, cơ quan xúc tiến du lịch, đài truyền hình, nhằm tăng sự tiếp cận của ẩm thực chay đến cho mọi người dân trong nước và quốc tế.
Nâng cao uy tín và thương hiệu
Thương hiệu nhà hàng sẽ giúp khách hàng nhận diện được nhà hàng chay nhiều hơn. Để xây dựng được thương hiệu uy tín và ấn tượng, cần có kế hoạch Marketing cũng như quảng cáo cụ thể.
Nên kết hợp cả việc xây dựng thương hiệu trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok cũng như có thể mở bán online trên Shopee Food, Grab,
… Nên xây dựng hình ảnh đồ ăn, nhà hàng đẹp để đăng lên các trang mạng xã hội kèm những ưu đãi hấp dẫn nhằm tăng lượng tương tác và tiếp cận được với nhiều phân khúc khách hàng hơn.
Cũng có thể xây dựng Website nhà hàng chay để có thể để khách hàng tham khảo được tất cả các món ăn cũng như mức giá, phương thức liên hệ với nhà hàng.
Đồng thời đọc được những bài viết chia sẻ hữu ích về lĩnh vực đồ chay trên Blog của Website nhà hàng. Ngoài marketing và chạy quảng cáo online, nên kết hợp việc quảng cáo offline như tạo bảng hiệu nhà hàng chay ấn tượng, đưa ra các chương trình khuyến mãi.
4.5. Tăng cường liên kết các cơ sở kinh doanh ẩm thực chay với các công trình lữ hành
Việc kết hợp ẩm thực chay trong các tour, tuyến du lịch vẫn còn khá mới mẻ, vì thế cơ quan xúc tiến du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cần phải có định hướng xây dựng các chuyến du lịch chuyên đề trải nghiệm ẩm thực chay đặc sản của địa phương, tổ chức các tour ẩm thực chay về đêm kết hợp hợp với trình diễn âm nhạc truyền thống. Bên cạnh đó có thể kết hợp ẩm thực chay với các loại hình du lịch như hành hương,
SVTH: Nguyễn Thị Thanh My – Phạm Kỳ Bình
tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh, nghỉ dưỡng, chữa lành. Bên cạnh đó có thể học hỏi quốc tế để phát triển loại hình du lịch mới đó là du lịch thuần chay để phát triển du lịch một cách bền vững, hướng về thiên nhiên, thanh tĩnh mà xu hướng hiện nay đang hướng đến.
4.6. Hưởng ứng và lan tỏa Ngày Thuần chay trong cộng đồng
Ngày dành riêng cho cộng đồng thuần chay trên khắp thế giới- Ngày Thuần chay Thế giới 1/11. Đây cũng là ngày khởi đầu của tháng ăn chay quốc tế. Ngày Thuần chay Thế giới được tổ chức như một cột mốc để mọi người có thể nhận ra việc ăn chay phổ biến như thế nào, lan toả những giá trị nổi bật của lối sống thuần chay, cũng như giúp mọi người có thể tiếp cận và nhận ra những lợi ích đối với sức khoẻ. Đồng thời, đây cũng là ngày tiếp thêm động lực cho những người đã và đang trong hành trình này, kết nối với cộng đồng tốt hơn thông qua những câu chuyện, lời chia sẻ hoặc những công thức nấu ăn hằng ngày của họ.
Ngày Thuần chay Thế giới là một sự kiện thường niên được tổ chức bởi những người thuần ăn chay trên thế giới vào ngày 1 tháng 11. Sự kiện được thành lập vào năm 1994 bởi Loiuse Wallis, trước đó chủ tịch của Hiệp hội Thuần Chay tại vương quốc Anh kỷ niệm 50 năm ngày thành lập của tổ chức và cho ra đời thuật ngữ “thuần chay” và “chủ nghĩa thuần chay”.
Louise Wallis từng nói đã biết hội thành lập vào tháng 11 năm 1994 nhưng không rõ ngày chính xác, vì thế ông đã quyết định ngày 1 tháng 11 hằng năm tổ chức sự kiện này. Một điều trùng hợp là đây cũng là một phần của Tháng Nhận thức Ăn chay Thế Giới (World Vegetarian Awareness Month), bắt đầu bằng Ngày Ăn chay Thế giới vào ngày 1 tháng 10 và kết thúc bằng ngày Thuần chay Thế giới vào ngày 1 tháng 11.
Nhằm tôn vinh những lợi ích của việc ăn thuần chay đối với con người, động vật và môi trường tự nhiên, nhiều quốc gia trên khắp thế giới hay các đại diện của Hiệp hội Thuần chay đã tổ chức nhiều sự kiện giáo dục và từ thiện cũng như các chiến dịch dành riêng cho chủ đề này. Với mong muốn lan toả và chia sẻ những thông điệp tích cực đến với mọi người.
Tại Việt Nam, cụ thể là TP.HCM, cần đưa kiến thức về ẩm thực chay và lối sống lành mạnh vào trường học để các học sinh có thể tiếp cận, từ đó lan tỏa ra cộng đồng. Bằng những tiết học ngoại khóa, những chương trình mang tính chất “chơi mà học – học mà chơi” để trẻ dễ đón nhận và thực hiện. Cụ thể, hàng tháng, các trường sẽ chọn thứ bảy của tuần đầu tiên để tổ chức hoạt động vui chơi giải trí mang tính giáo dục này để phụ huynh và học sinh có thể tham gia. Từ đây, hiệu quả về mặt tuyên truyền ẩm thực chay trong cộng đồng sẽ được gia tăng khi hoạt động được diễn ra thường niên, định kỳ và được duy trì đều đặn. Để chương trình được đổi mới thường xuyên, tạo nên sự hứng thú với người tham dự cần có một nguồn kinh phí dồi dào. Nguồn kinh phí sẽ được kêu gọi hỗ trợ từ các nhà hàng, khách sạn kinh doanh ẩm thực chay. Đổi lại, các cơ sở này cũng có cơ hội để quảng bá hoạt động kinh
SVTH: Nguyễn Thị Thanh My – Phạm Kỳ Bình
doanh của mình đến khách hàng một cách trực tiếp. Đây là hoạt động mang lại lợi ích song phương, cho cộng đồng và cho cả những cơ sở kinh doanh.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh My – Phạm Kỳ Bình
Chương 5: