CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng chuyển đối cơ cấu cây trồng giai đoạn 1998 - 2003 và khả năng phát triển một vài cây lâu năm chính trên địa bàn Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 23 - 30)

2.1. Khái Niệm Và Ý Nghĩa Về Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng.

2.1.1. Khái Niệm.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là quá trình sắp xếp, bố trí lại hệ sinh thái với một cơ cấu cây trồng hợp lý, khi đó lợi dụng được đặc tính sinh học của cây trồng chống lại được sâu bệnh và cỏ dại nhằm mục đích đạt sản lượng cao, chất lượng tốt, đổng thời phải phát triển được các ngành nghề phụ khác trong nông nghiệp. Với quan niệm trên, việc bố trí cây trồng chỉ thiên về nguồn lực, sinh thái hay nói đúng hơn là thiên về sản xuất ra cái gì mà trong khả năng ta có thể làm. Hiện nay, trong nền kinh tế được diéu tiết bởi cơ chế thị trường buộc sản xuất ra cái gì mà thị trường cần, dĩ nhiên phẩi nằm trong khả năng của da số gia đình người dân trên địa bàn Huyện Tân Phú. Vì vậy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp là vừa phẩi phát huy thế mạnh tự nhiên, kinh té — xã hội, tiềm năng và nguồn lực của địa phương nhưng phải đáp ứng được nhu cầu

mà địa phương đòi hỏi.

2.1.2 Ý nghĩa.

Nếu như trước đây, thủy lợi chưa phát triển đầy đủ, khoa học kỹ thuật chưa phát triển mạnh, người dân san xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên và kinh nghiệm nên việc bố trí cây trồng còn manh mún rời rạc, khai thác

đất đai không bợp lý dẫn đến đất đai bị bạc màu, xói mòn rửa trôi từ đó dẫn đến năng suất cây trồng thấp. Vì thế, việc xác định lại cây trồng hợp lý có ý nghĩa

rất lớn đối với việc sản xuất nông nghiệp, nó góp phần định hướng cho phát

triển nông nghiệp theo hướng sản xuất ra cái gì mà xã hội và thị trường cần,

hoàn thiện cơ cấu cây trồng của địa phương, đa dạng hóa san phẩm nông nghiệp gắn lién với phát triển công nghệ chế biến tạo ra một cơ cấu kinh tế mới, phá vỡ

thế độc canh chuyển từ nén sản xuất nhỏ, đơn giản, năng suất thấp sang nền kinh tế hàng hóa, đa dạng nhằm tăng mức sống của người dân và khắc phục những trở ngại về đầu vào cũng như đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vừa có ý nghĩa bố trí cây trồng phù hợp với nguồn lực hiện có của mỗi gia đình và điểu kiện của địa phương. Bên cạnh đó, giúp người dân sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai. Ngoài ra, người dân còn có thể xen canh hay luân canh một số cây loại ngắn ngày khác nhằm khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên và tăng thu nhập cho gia đình cải thiện cuộc sống,

giảm thời gian nhàn rỗi cho nông hộ.

2.2 Những Cơ Sở Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng.

2.2.1 Căn Cứ Vào Nhu Cầu Thị Trường.

Hiện nay, nền kinh tế hầu hết chỉ sản xuất ra cái gì mà xã hội cần, trong sin xuất nông nghiệp cũng vậy, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì phải xác định hiện nay xã hội đang cần cái gì, thiếu cái gì ?. Thị trường là yếu tố cơ sở của việc xác định phương hướng sản xuất. Vì vậy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng

là phải xác định sản xuất cái gì mà thị trường có nhu cầu lớn, hàng hoá đó phải

có giá trị kinh tế cao, ổn định cả đầu vào và đầu ra. Bên cạnh đó, thị trường là

yếu tố quyết định cho chúng ta sản xuất ra cái gì ? sản xuất cho ai ? Sản xuất

như thế nào ? Đây chính là yếu tố cơ bản của người sản xuất trong cơ chế thị

trường cân phải giải quyết khi bắt tay vào sản xuất.

2.2.2. Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trông Phải Đạt Được Hiệu Quả Tổng Hợp

Cao Nhất.

Hiệu quả của chuyển đổi cơ cấu cây trông thể hiện ở hai mặt:

Hiệu quả kinh tế: xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đạt được

hiệu quá cao nhất trên một đơn vị diện tích đầu tư cao nhất, một đơn vị đồng vốn đầu tư phải thu được lãi suất cao nhất, đạt được thu nhập cao nhất trên một đơn

vị lao động...

Hiệu quả xã hội: ngoài hiệu quả kinh tế ra thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đạt được hiệu quả xã hội đó là chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải thúc đẩy ngành nghề phi nông nghiệp khác phát triển, giải quyết được công ăn việc

làm tại địa phương, giảm tệ nạn xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

cho người dân.

2.2.3. Sử Dụng Tốt Đất Đai, Lao Động Và Vốn.

Sử dụng tốt đất đai, lao động, vốn thể hiện ở chổ đất đai phải được khai

thác sử dụng hợp lý, lao động được nâng cao tay nghề, trình độ tay nghề và hiểu

biết ngày càng cao, vốn phải được sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý, có hiệu

quả và ngày càng được mở rộng, bảo đảm đủ sức lực mở rộng quy mô sản xuất.

2.2.4. Căn Cứ Vào Điều Kiện Tự Nhiên.

Trước khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải xem xét là cây trồng đó có phù hợp với diéu kiện tự nhiên của huyện hay không? cây trồng có sinh trưởng tốt hay không? Điều kiện tự nhiên bao gồm: đất đai, khí hậu... và các vấn dé trên

là cần phải giải quyết trước khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

2.2.5 Căn Cứ Vào Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội.

Điều kiện kinh tế — xã hội bao gdm: nhân lực, vốn và lao động.. đây là căn cứ quan trọng cho việc xác định sản xuất ra sản phẩm gì để thỏa mãn nhu cầu của địa phương và thị trường. Và như thế, ngược lại cũng phải coi nguồn

vốn, trình độ lao động và tập quán canh tác của địa phương có phù hợp với cây

trồng đó hay không ?

Trước khi bố trí cây trồng phải thuận lợi cho việc canh tác, quản lý, chăm

sóc và phải có lợi cho việc điều hòa nhân lực, vốn và phương tiện sản xuất.

2.2.6 Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Phải Đi Đôi Với Bảo Vệ Môi Trường.

Phát triển sản xuất kinh tế là phẩi xác định đi đôi với chuyển đổi cơ cấu

| cây trồng. Khi chuyển đối cơ cấu cây trồng đòi hỏi là phải không được khai thác

quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, không được sử dụng hóa chất qua nhiều làm cho môi trường sống và môi trường canh tác bị ô nhiễm, khuyến khích

phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học, tránh làm cạn kiệt nguồn nước...

Tóm lại, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển sản xuất trong nông nghiệp thì những yếu tố trên chính là nền tang cơ sở giúp cho chuyển đổi hợp lý và thành công trong việc nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất nông

nghiệp.

2.3 Sự Cần Thiết Của Việc Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng.

Sản xuất nông nghiệp là ngành quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và nguyên liệu cho nền kinh tế của các nước đang phát triển. Cơ cấu trong nông nghiệp gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sẩn, ở nước ta trồng trọt chiếm hơn 70% trong cơ cấu nông nghiệp và giữ một vị tri quan trọng trong san xuất nông nghiệp. Nền nông nghiệp phát triển sé làm cho đời sống người dân ngày

càng nâng cao.

Địa bàn san xuất của nông nghiệp là nông thôn, còn lực lượng sản xuất là nông dân, nhưng hiện nay trong nông thôn còn nhiều vấn để đang cần được giải quyết. Tiém năng trong nông nghiệp ở nông thôn hiện nay là: nhân lực, vốn,

hệ sinh thái cũng như cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng chưa được sử dụng có hiệu

quả. Trong sản xuất, trình độ thâm canh và chuyên môn hóa còn hạn chế, ở

nông thôn vẫn còn áp dụng những phương thức canh tác cũ, kỹ thuật cũ, tập

10

quán canh tác chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và thiên nhiên dẫn đến năng suất

nông sản thấp và kém chất lượng.

Đời sống người dân ở nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, mức sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí còn thấp, vấn để lao động đang là vấn để nóng bỏng nhất trong nông thôn hiện nay, tầng lớp trẻ

hiện nay đang có xu hướng tập trung về lao động ở các khu công nghiệp, thành

phố lớn và thực tế lực lượng lao động không đủ vào mùa vụ nhưng lại đa số thất

nghiệp khi xong mùa vụ.

Một số nơi trong huyện (Xã Tà Lai, Xã Phú Lap...) phat triển nông nghiệp chủ yếu là tự phát, bất hợp lý nên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến

hệ sinh thái môi trường và tài nguyên rừng.

Trong sản xuất, người dan thường gặp khó khăn về đầu vào và đầu ra

như:

Đâu vào: thiếu vốn trong đầu tư sản xuất, trình độ quần lý kém, thiếu lao

động có tay nghề và trình độ cao.

Đầu ra: thiếu thị trường tiêu thụ, tác động yếu của nông nghiệp vào khâu sau thu hoạch để nâng cao chất lượng của nông sản lên.

Vì vậy, để khắc phục những tổn tại và ổn định đời sống của nông thôn,

Đảng và nhà nước cần có chính sách đầu tư thích hợp vào trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời cần phải đổi mới, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Sản xuất nông nghiệp phải gắn lién với dịch vụ và thị trường, ứng dụng những thành tựu khoa hoc kỹ thuật vào công nghiệp hóa nông nghiệp. Cơ

cấu kinh tế.nông nghiệp phải thực hiên tăng dan tỷ trọng của các ngành công

nghiệp chế biến, bảo quan và dich vụ nhằm phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phan, phân công lại lao động, xã hội hóa nén sản xuất, tạo thêm nhiều

việc làm nhằm ổn định và nâng cao đời sống người dân.

lãi

Trong những năm qua, kết quả chuyển đổi đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, người dân còn được cấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp, trong chương trình đổi mới của Huyện Tân Phú là một trong những

huyện được nhà nước quan tâm nhất và huyện đã xác định chuyển đổi những cây có năng suất thấp, chất lượng kém thành những cây có chất lượng cao, năng suất lớn, gía trị kinh tế tốt. Và từ đó, Huyện đã khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách tích cực có hiệu quả.

2.4 Thực Tién Của Viêc Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Của Huyện Tân

Phú Tỉnh Đông Nai.

Huyện Tân Phú là huyện thuộc vùng sâu của Tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là đối với một số xã nằm trong khu vực vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên, xã Núi Tượng, xã Phú Lập, xã Ta Lai... nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất trong quá trình sản xuất. Đặc

biệt, trong vài năm gần đây, nền nông nghiệp của huyện nhà đang gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố tác động như: thời tiết khắc nghiệt (nắng nhiều vào

mùa tỉa hạt dẫn đến năng suất hạt nẩy mầm thấp, cây sinh trưởng kém, còi cọc,

nhưng lại mưa nhiều vào mùa thu hoạch dẫn đến không có nắng để mà phơi nông sản bảo quản làm cho nông sản da phần đều bi hư hỏng, chất lượng nông

sản kém...) giá cả thị trường bap bênh không ổn định làm cho nông sản của người nông dân làm ra không có thị trường tiêu thụ hoặc có người thu mua thì giá nông

sin vô cùng thấp làm cho đa số đại bộ phận nông dân san xuất bị thua lỗ đời

sống nông dân không được cải thiện, đã nghèo nay lại càng nghèo thêm. Ngoài ra, trong những xã nằm gần sông Đồng Nai thường xuyên bị mất trắng do thường bị lúc thì thiên tai lũ lụt vào mùa mưa hay là hạn hán vào mùa nắng đe doạ. Vì vậy, trong những năm gan đây diện tích một số hoa màu chính như: bắp, đậu nành, thuốc lá, đậu các loại, rau các loại, lúa, bông vải trong những năm gần đây

12

liên tục giảm mạnh do năng suất giảm, chất lượng kém. Còn một vài hộ canh tác

chủ yếu là trồng xen canh trong các vườn cây công nghiệp còn nhỏ hay là trồng

một vài công đất chủ yếu là nhằm phục vụ chăn nuôi trong nhà.

Đứng trước thực tiễn của địa phương, Đảng Bộ, Hội Đồng Nhân Dân, Uy Ban Nhân Dân đã định hướng chỉ đạo chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây có năng suất thấp, chất lượng kém sang những cây có năng suất cao, chất

lượng tốt và bên cạnh đó, chuyển đổi như vậy cũng nhằm vào mục đích là cải tạo lại diện tích đất bị xói mòn, bạc mau do canh tác cây hoa màu. Và trong xu

thế chuyển đổi thì cây công nghiệp lâu năm là cây chủ đạo trong suốt quá trình chuyển đổi trong đó cây ăn qua là cây chuyển đổi mạnh nhất. Trong giai đoạn 1998 — 2003 thì Huyện Tân Phú thực hiện chuyển đổi dan những cây có năng suất thấp sang những cây có năng suất cao, đặc biệt là chuyển dân từ canh tác hoa mau do đất dai đã bi bạc mau và rửa trôi sang những cây công nghiệp lâu năm có khả năng thích hợp với các loại đất đó và có khả năng cải tạo đất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và cải thiện đời sống người dân ở nông thôn.

13

Chương 3

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng chuyển đối cơ cấu cây trồng giai đoạn 1998 - 2003 và khả năng phát triển một vài cây lâu năm chính trên địa bàn Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)