Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Anh Hưởng Đến Việc Chuyển

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng chuyển đối cơ cấu cây trồng giai đoạn 1998 - 2003 và khả năng phát triển một vài cây lâu năm chính trên địa bàn Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 30 - 35)

Đổi Cơ Cấu Cây Trồng.

3.1.1. Vị Trí Địa Lý.

Huyện Tân Phú được tách ra từ Huyện Tân Phú cũ, là huyện miền núi ở | phía Đông Bắc Tỉnh Déng Nai, thuộc vùng trung đu miền Đông Nam Bộ, nằm trên quốc lộ 20 từ km 123 đến km 142. Toàn bộ huyện có 17 xã và 1 thị trấn.

Diện tích tự nhiên của huyện là 77.587,31 ha chiếm 13,23% diện tích toàn tinh.

Huyện có ranh giới tiếp giáp với:

- Phía Đông bắc: tiếp giáp Tỉnh Lâm Đồng.

- Phía Tây bắc: giáp Tỉnh Bình Phước.

- Phía Nam: tiếp giáp Huyện Định Quán Tỉnh Đồng Nai.

- Phía Tây nam: giáp Tỉnh Bình Thuận.

- Phía Tây: giáp Huyện Vĩnh Cửu Tỉnh Đồng Nai.

- Phía Đông: giáp Huyện Đức Linh Tỉnh Bình Thuận

Trung tâm huyện cách thành phố Biên Hòa 90 km và thành phố Hồ Chí

Minh 123 km, trên địa bàn huyện có quốc lộ 20 nối với quốc lộ 1 (Hà Nội - TPHCM) với thành phố Đà Lạt, là huyện giáp ranh vùng trọng điểm kinh tế phía

nam có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế — xã hội trong những năm

sắp tới.

3.1.2 Thời Tiét, Khí Hậu.

3.1.2.1 Nhiệt Độ.

Nhiệt độ trung bình trong năm: 25°C, Nhiệt độ cao nhất vào tháng 3: 33,4°C.

Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1: 18,5°C.

Biên độ ngày và đêm khá cao trung bình từ 3 — 5 °C rất có lợi cho việc tích lũy chất dinh dưỡng của cây trồng.

3.1.2.2. Ẩm Độ.

Độ ẩm trung bình trong năm là: 79%.

Độ ẩm trung bình cao nhất vào tháng 7: 90%.

Độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 3: 75,2%.

3.1.2.3. Lượng Mưa.

Tổng lượng mưa trung bình cả năm là: 2906 mm.

Lượng mưa cao nhất vào tháng 7: 409 mm.

Lương mưa thấp nhất vào tháng 1: 22,6 mm.

3.1.2.4. Số Giờ Nắng.

Tổng số giờ nắng cả năm là: 2682 giờ.

Số giờ nắng trung bình là: 8,6 giờ/ngày.

3.1.2.5. Lượng Bốc Hơi.

Tổng lượng bốc hơi cả năm là: 977 mm.

Lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 3: 147 mm.

Lượng bốc hơi thấp nhất vào tháng 6: 42 mm.

3.1.2.6. Gió.

Hướng gió thông thường hình thành theo 2 hướng Đông và Đông Nam.

Tốc độ gió trung bình 2,4 — 3,3 m/s, tốc độ mạnh nhất là 12 — 25 m/s.

15

3.1.3. Địa Hình và Thổ Nhưỡng.

3.1.3.1. Địa Hình.

Huyện Tân Phú có địa hình bán sơn địa, đây là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao nguyên miền Nam Trung Bộ. Độ cao phân bố không đồng đều 150 — 300 m so với mặt nước biển, nơi cao nhất lên đến 500 m và có xu hướng giảm dân từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ dốc phổ biến

nhỏ hơn 15%.

Có 4 dạng địa hình:

Địa hình đổi núi thấp: phân bố rải rát ở phía Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc có độ cao từ 200 — 300 m, nơi cao nhất là 420 m, độ đốc từ 8° trở lên, chủ yếu là đất lâm nghiệp, khả năng thích hợp cho đất nông nghiệp là rất hạn chế.

Địa hình đổi thoải lượn sóng: dạng địa hình này rất phổ biến trên địa bàn

Huyện Tân Phú, độ dốc khoảng 3 - 8°, rất thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp. Nhưng đi đôi với việc khai thác sử dụng phải có biện pháp cải tạo và bồi

dưỡng đất.

Địa hình trũng: là sản phẩm dốc tụ của địa hình đổi núi, có nền móng

thích hợp phát triển cây lúa nước và nuôi thả cá.

Địa hình bằng: có độ đốc từ 0 — 3°. Phân bố dọc theo sông Đồng Nai và

sông La Ngà. Đất đai ở dạng địa hình này có độ phì cao và thích hợp cho các

loại cây trồng (cây ăn qua, cây công nghiệp dai ngày, cây công nghiệp ngắn ngày), nhưng nếu có điểu kiện nước tưới tốt thì đây là nơi lý tưởng cho trồng lúa

2 và 3 vụ.

16

3.1.3.2. Thổ nhưỡng.

Bảng 3.1: Thống Kê Diện Tích các Nhóm Đất Chính.

Phân loại đất Diện tích Tỷ lệ STT Kíhiệu FAO/UNESCO Việt Nam (ha) (%)

1 FL Fluvisols Đất phù sa 1.092 1,47 2 GL Gleysols Dat gley 11.929 16,02 3 AN Andosols Đất đá bot 144 0,19 4 LV Luvisols Dat den 23.678 31,80 5 AC Acrisols Đất xám 27.185 36,51 6 FR Ferrasols Đất đỏ 10.435 14,01

Nguồn : Quy hoạch sử dụng đất Huyện Tân Phú 1998 — 2010.

Trên cơ sở đất đai Tỉnh Đồng Nai 1/50.000 (xây dựng năm 1995 và theo

phương pháp của FAO), tiến hành chỉnh lý, bổ sung và xây dựng bản dé đất

Huyện Tân Phú theo tỷ lệ 1/25.000. Qua kết quả thống kê thì trên dia ban

Huyện Tân Phú bao gồm 6 nhóm đất chính và chia làm 17 loại đất khác nhau.

Đất phù sa: diện tích 1.092 ha chiếm 1,47% diện tích đất toàn huyện.

Tập trung chủ yếu ở các xã: Nam Cát Tiên, Phú Lập, Phú Thịnh, Thanh sơn,

Phú Điển, Phú Bình nhưng nhiéu nhất là ở hai xã Phú Điển và Phú Bình. Đất này thích hợp cho việc trồng lúa và cây hoa màu, cây ăn trái. Do gần các nguồn

nước, có nước quanh năm nên có khả năng thâm canh tăng vụ lớn.

Nhóm đất xám: diện tích 27.185 ha chiếm 36,51% diện tích đất toàn huyện. Đất này tập trung hầu hết ở các xã ngoại trừ xã Phú Bình, Nam Cát Tiên và thị trấn Tân Phú. Đất này có chất dinh dưỡng tương đối nghèo nhưng nó thích hợp với nhiều mục đích sử dụng kể cả nông lâm nghiệp và xây dựng. Trong nông nghiệp đất xám thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Tuy nhiên, cần chú trọng các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi và bổ sung chất dinh

dưỡng hàng năm.

———— SSS ee

Nhóm đất den: diện tích 23.678 ha chiếm 31,8% tổng diện tích đất toàn huyện. Đất đen có chất lượng cao hơn các đất khác, rất thích hợp cho cây hang

năm như đậu nành, thuốc lá, bắp và các cây ăn trái như chôm chôm, mang cầu.

Loại đất này tập trung ở các xã Tà Lài, Núi Tượng, Phú Thịnh, Phú Thanh, Phú

Bình, Phú Lộc, Phú Trung, Thị trấn Tân Phú.

Nhóm đất đỏ: diện tích 10.435 ha chiếm 14,01% diện tích đất toàn

huyện. Đây là đất có gía trị sử dụng vào loại nhất trong nông nghiệp so với các đất khác ở nước ta. Nhóm đất này thích hợp với các cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao như: tiêu, cà phê và các loại cây ăn trái khác như: chôm chôm, sầu

riêng. Hầu hết các loại đất này trong khu vườn quốc gia Nam Cát Tiên.

Nhóm đất gley: diện tích 11.929 ha chiếm 16,02% diện tích đất toàn huyện. Nhóm đất này chủ yếu là trồng lúa. Loại đất nằm rải rác 6 các xã ven

sông Đồng Nai và một phần xã Phú An.

Nhóm đất đá bọt: điện tích 144 ha chiếm 0,19% diện tích đất toàn huyện.

Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở rừng quốc gia Nam Cát Tiên.

Nhìn chung, đất đai trên địa bàn Huyện Tân Phú nằm trên nhiều địa hình khác nhau và khá phức tạp, đa phần là đất có chất lượng xấu, tỷ lệ đá lẫn đá lộ

đầu chiếm tỷ lệ lớn. Đất có chất lượng cao chủ yếu tập trung ở Vườn Quốc Gia

Nam Cát Tiên, diện tích còn lại phan bố không đều nên khó tập trung hình thành vùng chuyên canh sản xuất cây trồng với qui mô lớn và khó khăn trong vận động

cơ giới hóa nông nghiệp.

18

3.2. Tình Hình Tài Nguyên Nước.

3.2.1. Nguồn Nước Mặt.

Nhìn chung Huyện Tân Phú có nguồn tài nguyên nước rất phong phú.

Sông Đồng Nai bắt nguồn từ day núi cao Trường Sơn Nam chảy qua địa

bàn Huyện Tân Phú, bắt đầu từ ranh giới Tỉnh Lâm Đồng qua vùng đất phía Bắc và Tây Bắc ranh giới Huyện Định Quán với chiều dai của sông là 68km.

Suối Đaguoay: từ ranh giới tỉnh Lâm Đồng chảy qua hai xã Phú An và

Nam Cát Tiên đổ ra sông Đồng Nai dài 20 km.

Sông La Nga: dài 23,5km chảy qua các xã: Phú Bình, Phú Thanh, Phú

Điền đến ranh giới huyện Định Quán.

Hồ Đa Tôn: thuộc xã Thanh Sơn với diện tích 387,74 ha có thể tưới được

1400 ha lúa.

Đập Đồng Hiệp: nằm trên dia bàn xã Phú Điển với diện tích 24,9 ha có

thể tưới khoảng 600 ha lúa.

Đập Vàm Hồ: nằm trên địa bàn xã Tà Lài với diện tích 11,76 ha có thể

tưới được 50 ha lúa.

Lượng mưa hàng năm khá lớn nhưng lại phân bố tập trung vào mùa mưa.

Do đó có tình trạng han hán vào mùa khô, If lụt vào mùa mưa là điều không thể

tránh khỏi, gây ánh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người

dân.

3.2.2. Nguồn Nước Ngầm.

Theo tài liệu thủy văn của đoàn địa chất 707 thì nguồn nước ngầm của Huyện Tân Phú khá phong phú, phân bố đều và chất lượng tốt.

Ở khu vực thị trấn Tân Phú có thể khai thác ở độ sâu 60 m với lưu lượng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng chuyển đối cơ cấu cây trồng giai đoạn 1998 - 2003 và khả năng phát triển một vài cây lâu năm chính trên địa bàn Huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)