2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Lịch sử và nguôn gốc cây bắp
Cây bắp có tên khoa học là Zeamay SL thuộc họ hoà thảo ( Graminea).
Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vairilov ( 1226 ) đã cho rằng
Mexico và Peru là trung tâm phát sinh, vùng Andet (Peru) là trung tâm mà cây
bắp đã trải qua quá trình tiến hoá nhanh chóng.
2.1.2. Đặc tính sinh học của cây bắp
Bắp thuộc cây hoà thảo, bắp có hoa đực và hoa cái tách biệt trên cùng cây. Hoa đực ở đỉnh thường được gọi là cỡ bắp và hoa cái sinh ra ở bên trong những mâm phụ gọi là bắp. Cấu tao cud nó được gọi là hoa đơn tính cùng gốc.
Hệ thống rễ bắp không có rễ cọc mà chỉ có rễ chùm lan rộng trên mặt
đất, từ các đốt thân rễ phụ phát triển mạnh và ăn sâu trong đất từ 50cm — 2m, tuỳ vào độ tơi xốp của đất các đốt gần mặt đất cũng phát triển rễ. Người ta thường vun gốc để các rễ này ăn luôn xuống đất để vừa giúp cây hút nước và
dưỡng chất, vừa giúp chống đổ ngã cho bắp.
Cây bắp có thân cao 1 đến 3 mét, thân xốp và có vị ngọt, có thể dùng làm thức ăn cho trâu bò, đê... Thân có từ 8 đến 21 lóng, trung bình là 12 — 15 lóng, các lóng ở gần gốc ngắn và to, gần ngọn các long dai và nhỏ. Bắp thường không
đâm chổi, nhưng nếu trồng thưa và bón thừa phân dam, một số giống đâm chổi ở
gần mặt đất. Lá bắp phát sinh từ các mắt và mọc đối xứng xen kẻ trên thân. Lá bắp ôm lấy thân, mỗi cây có từ 8 — 21 lá, lá bắp to, dai, có mầu xanh.
Hột bắp xếp thành từng hàng trên cùi bắp và được lá bi bao bọc,
Bắp thuộc quả dĩnh có nhiều màu tuỳ theo giống. Thời gian sinh trưởng của cây bắp từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch là khoảng 70 đến 120 ngày.
2.1.3. Giá trị của cây bắp 2.1.3.1. Giá trị kinh tế
Cây bắp được hầu hết các nước trên thế gới trồng do nó có nhiều giá trị về mặt kinh tế như:
1. Bap làm lương thực cho người
Bap nuôi sống gần 1/3 dân số thế giới, 21% sản lượng bắp được dùng làm lương thực cho người. Các nước ttrồng bắp nói chung đếu ăn bắp ở mức độ khác
Nhau do nó có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các cây lương thực khác.
2. Bắp làm thức ăn gia súc.
Hiện nay, bắp là thức ăn gia súc quan trọng nhất, 70% chất tỉnh trong thức ăn là từ bắp. Ngoài ra, trong thân, lá và lõi có hàm lượng dinh dưỡng cao dùng làm thức ăn xanh va ủ chua cho đại gia súc.
3. Bắp làm thực phẩm.
Bắp được dùng để ăn tươi, luộc, nướng và chế biến một số khác như: cốm, bắp sấy, bắp đóng hộp đóng hộp, bắp dùng để nấu súp, sữa bắp, ...
4. Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Ngoài việc bắp làm nguyên liệu chính chop nhà máy thức ăn gia súc tổng hợp, bắp còn là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột,bánh kẹo, điểu chế acid axetic.. lõi bắp chế ra chất cách điện, be lá dùng để dan thảm. Hiện nay trên thế giới đã có khoảng 679 mặt hàng của các ngành công nghiệp được chế biến ra từ bắp.
2.1.3.2. Thành phần hoá học và giá trị đỉnh dưỡng của bắp Bảng 1: Thanh Phần Trung Bình của Các Hạt Ngũ Cốc Chính
Khoản mục Tinh bột(%) Protd(%) Lipid(%) Cenlulose(%)
Lúa mì 75 15 2 3
Bắp 68 10 5 2
Théc 68 7 2 10 Đại mạch 68 10 2 5
Yén mạch 60 10 5 10 Hac mach 68 13 2 2 Lúa miến 71 ie 3 3
Ké 61 11 4 8
Kiều mạch 59 11 3 11
Nguồn: Thế Cận và cty., 1981 Từ bảng trên ta thấy, bắp là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng ít chất xơ so với các loại ngũ cốc khác. Hiện nay bắp sử dụng làm thức uống bể sung chất dinh dưỡng cho những đối tượng có hệ tiêu hoá còn chưa hoàn chỉnh hoặc đã già cối vì nó chứa rất ít chất xơ. Vì vậy, các loại bột hoặc sữa chế biến từ bắp là loại sản phẩm rất được người tiêu thu quan tâm để chăm sóc cho trẻ em và người lớn tuổi.
2.1.4. Các khái niệm và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
2.1.4.1. Khái niệm về nông thôn
Nông thôn là vùng mà ở đó tổn tại một cộng đồng chủ yếu là nông dân và canh tác nông nghiệp theo nghĩa rộng. Mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá còn thấp.
2.1.4.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, được xác định qua việc so sánh kết quả đạt được và chi phí bổ ra. Nó phan ánh trình độ quản lí và mức độ quản lí nguồn nhân lực và tài lực của doanh nghiệp hay ngành san xuất. Hiệu quả sản
xuất càng cao chứng tỏ sản phẩm tạo ra cho xã hội càng nhiều, lợi nhuận càng lớn và mức sống người dân càng được nâng cao.
2.1.4.3. Các chỉ tiêu phan ánh hiệu quả kinh tế - GTTSL: giá trị tổng sản lượng.
- CPVC: chi phí vật chất.
- CPLĐ: chi phí lao động
- CPLĐN: chi phí lao động nhà - CPLDT: chi phí lao động thuê
- TCP: tổng chỉ phí
- LN: lợi nhuận - TN: thu nhập
> Sản lượng: sản lượng là lượng thu hoạch hay san xuất được trong quá trình sản xuất.
> Giá bán: giá bán là giá đầu ra khi bán được sẩn phẩm trên thị trường.
> Giá trị tổng sản lượng: GTTSL là giá trị thu được bằng tiển khi bán sản phẩm ra thị trường.
GTTSL = Sản lượng x Giá bán
> Chỉ phí
Chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.