TCP = CPVC + CPLĐN + CPLĐT + THUẾ
2.1.6. Điêu kiện ngoại cảnh của cây bắp
@ Nhiệt độ:
Trong cả đời sống cây trồng và trong từng giai đoạn sinh trưởng, cây bắp cần một nhiệt lượng nhất định, đặc biệt trong suốt thời gian từ mọc đến trổ cờ rất
quan trọng. Sau trổ cờ, nhiệt độ đóng vai trò không quan trọng như giai đoạn
trước. Nhiệt độ thích hợp cho cây bắp là từ 27 — 30°C. Do đó ở Tién Giang bắp
có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, nếu bắp trồng bắp vào tháng 12, thàng giêng, do nhiệt độ thấp, cây bắp tăng trưởng chậm và trổ hoa muộn.
® Nước:
Trong suốt thời kì sinh trưởng bắp tiêu thụ một lượng nước rất lớn để tạo ra chất hữu cơ. Hệ số thoát nước của cây bắp là 280 — 350. Nhu cầu và khả năng
chịu hạn của cây bắp thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng.
- Giai đoạn nay mầm: bắp cần nhiều nước hơn nhu cầu nước của các loại
ngũ cốc khác.
- Giai đoạn cây con: không cần nhiều nước.
- _ Giai doan vươn cao: nhu cầu nước tăng.
- — Giai đoạn trổ cờ, thụ phấn và thụ tinh: nhu cầu nước đạt cực đại. Giai
đoạn này cây sử dụng 2 lít nước trong ngày.
- Ti thụ tinh đến chín sữa cây cũng cần nước nhưng ít hơn.
- Ti chín sữa đến chín hoàn toàn nhu cầu nước giảm.
@ Chế độ không khí
Để bắp đạt năng suất cao cần chú ý đến chế độ không khí và đất.
Chế độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến cây và ảnh hưởng gián tiếp thông qua quá trình biến đổi chất hữu cơ, vi sinh vật trong đất. Để cây sinh trưởng và phát
triển bình thường thì phải cung cấp lượng O; cần thiết. Các biện pháp như: lam đất, xới xáo và diéu khiển chế độ nước hợp li sẽ cải thiện chế độ nước cần.
11
® Xnhsáng:
Bắp là cây ngắn ngày cần trung bình 12 giờ chiếu sáng trong ngày giúp cây phát triển bình thường. Bắp lá cây cần nhiều ánh sáng. Mùa mưa, nếu
mưa dầm cường độ ánh sáng giảm làm cây bắp sinh trưởng chậm. Do đó, trong mùa nắng nếu đủ nước tưới, bắp sẽ cho năng suất cao hơn mùa mưa.
® pat
Trừ các loại đất cát hay quá sét, hầu hết các loại đất có độ ph từ 5 — 8 đều có thể trồng bắp. Nhưng đất tốt nhất cho bắp là đất có độ ph = 6,5 đất có sa cấu trung bình (thịt hoặc thịt mịn), giàu hữu cơ.
2.1 7. Qui trình san xuất bắp cạp
Bước 1: Chuẩn bị, giống, đất và gieo hạt
Giống: giống sau khi mua về ủ theo hướng dẫn trên bao bì. Ngâm hạt giống trong nước khoảng 2 -3 giờ, sau đó để hạt ráo nước, cho vào bọc nilon, cột kín lại rồi đưa đi ủ ở 28 — 30°C trong 24 giờ. Lượng giống ủ khoảng 0,5 Kg/ 1 sào đất. Lưu ý cần ủ dư ra một ít để dặm khi hạt không lên đều. Khi hat nay mầm thi đem gieo ngay vì nếu gieo trễ, rễ mâm dài ra sẽ dễ bị gay mầm khi
gieo, cây mọc yếu và dễ bị chết.
Đất trồng: đất sau khi xốc thì tiến hành bón vôi 10 ngày trước khi xuống giống. Tuy theo đất chua nhiều hay ít mà gia giảm lượng vôi từ 500 — 1000 Kg/ha. Ngoài ra ta có thể tiến hành phun thuốc diệt mầm cỏ dại và thuốc trừ một số côn trùng có hại như kiến, bọ kẹp, trứng sâu,... Sau đó tiến hành mổ lổ, mỗi lỗ
cách nhau khoảng 20 - 25 cm, mỗi hàng cách nhau từ 75 cm - 100 em.
: Gieo hạt: sau khi cuốc lỗ theo khoảng cách và mật độ qui định. Cho vào mỗi lổ một ít tro trấu cũ, trộn đều với Basudin 10H hoặc Furadan 3H, rắc tro trấu, gieo hạt lên trên lớp tro trấu, lấp đất và tưới nước. Sau khi cây đã lên đều cần trồng giặm ngay những nơi có cây chết, nếu để trễ quá thì cây trong bầu sẽ
12
phát triển trễ hơn các cây ngoài đồng. Thường trồng dim vào 6 — 8 ngày sau khi
gieo.
Bước 2: Chăm Sóc
Trong suốt quá trình chăm sóc, diéu quan trọng nhất là nước tưới đặc biệt là trong giai đoạn cây bắp còn non và lúc cây bắp trổ cờ, phun râu. Đây là giai đoạn quyết định về chất lượng trái bắp, độ đầy hạt bắp. Tuy nhiên bắp là cây không chịu được úng, do đó vào mùa mưa cần có rãnh thoát nước tốt. Ngoài ra, chúng ta cần làm một số khâu chăm sóc như sau:
Thời vụ: có thể trồng quanh năm, tuy nhiên cần tránh thời gian ngô trổ cờ, phun râu vào lúc nhiệt độ 32 — 35° C khó thu phấn hoặc trồng vào mùa mưa nhiều cần chọn chân đất cao, dễ thoát nước.
Bón phân: lượng phân bón tuỳ thuộc vào đất tốt hay đất xấu để bón cho phù hợp. Lượng phân bón cho 1000m? như sau: 500 — 700 kg phân chuồng hoai mục, 20 Kg urê, 30 Kg super lân, 13 Kg phân kali. Nơi nào đất có độ PH thấp thì bón thêm 30 Kg vôi bột để khử chua. Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân và vôi trước khi gieo. Lượng phân còn lại chia làm 2 lần để bón thúc kết hợp với hốt
mé.
- Bón thúc lần 1: bắp có 3 — 4 lá bón 1⁄2 đạm + 1⁄2 kali; lượng phân được rãi đều xuống 2 mé. Sau đó, tiến hành hốt đất bùn dưới rãnh lắp lên lượng phân đã bón nhằm tránh rửa trôi.
- Bón thúc lần 2: sử dụng lượng phân còn lại để bón vào giữa mô nếu trồng hai hàng và vào mé mô còn lại nếu trồng hàng đơn. Sau đó cũng tiến hành công đoạn hốt bùn như lúc bón thúc lần 1.
Bỏ thuốc Regent nhằm chống sâu đục trái và sâu đục thân cây bắp, sâu xám... Phòng trị bằng cách rải Basudin 10H hay Regent 3G hay Vibasu vào đất khi gieo hạt ( 2 — 3 Kg/1000m”) và rắc vào loa kèn (10 — 20 hạt) khi cây được
13
7 — § lá và trước khi trổ cờ. Trong giai đoạn này ta kết hợp phun thuốc ngừa bệnh cho cây bắp đặc biệt là bệnh rỉ sắt và kháng thư. Vì chất lượng bắp thể
hiện qua độ đầy hạt của quả bắp, nên nếu ta không kịp thời phòng trị sâu bệnh ở giai đoạn phun râu sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất bắp sau này.
Trong giai đoạn bắp ra trái non và nhú cờ phải thường xuyên thăm ruộng
bắp nhằm phát hiện sâu, bệnh sớm để xử lí kịp thời có hiệu qua để đạt được năng suất cao, bán có giá. Trong trường hợp, lượng trái non trên một cây nhiều từ 2— 4 trái non/ cây, ta nên tiến hành tỉa bớt trái non trước khi bắp trổ cờ; mỗi cây ta chỉ để lại một trái. Việc tỉa trái sẽ giúp cây tập trung sức nuôi trái thành
phẩm, chất lượng trái sẽ đạt giá trị kinh tế cao.
Bước 3: Thu Hoạch
Vòng đời bắp kéo dai từ khi trồng đến khi thu hoạch dao động từ 65 - 75
ngày. Trước khi thu hoạch ta vẫn tiến hành tưới nước bình thường, nếu ta muốn
rút ngắn thời gian thu hoạch thì có thể ngưng tưới khoảng vài ngày; ngược lại, muốn kéo dài thời gian thu hoạch ta sẽ tiến hành tăng lượng nước tưới trong
những ngày gần thu hoạch.
Khi giá cả đã thoả thuận xong, người trồng bắp sẽ tiến hành thuê công bể
trái, sau đó đem đến nơi phân loại thường là đầu bờ nơi mà thương lái có thể vận chuyển bắp đi dễ dàng. Thường việc thu hoạch bắp diễn ra vào sáng sớm nhằm
đầm bdo lượng bắp đem đến chợ đầu mối bắp kịp phân phối cho các ban hàng
bắp các nơi.
Sau khi thu trái, người trồng tiến hành dọn đất như: gom xác cây, làm có, xốc đất, bón vôi,... Ngọn bắp có thể tận dung cho gia súc ăn, thân còn lại có thể
tận dụng ủ làm phân.
14
2.1.8. Chế độ trồng xen và luân canh.
Nếu trồng bắp trong nhiều vụ liên tục, sâu bệnh sẽ phát triển mạnh.
Ngoài ra bắp lai có nhu cầu dinh dưỡng cao từ đất rất lớn. Do đó, cần trồng bắp xen canh hoặc luân canh với cây họ đậu khác để cải thiện độ phì nhiêu cho đất.
Đồng thời nhằm giảm thiểu lượng phân, thuốc sử dụng sẽ dim bảo cho môi trường sản xuất nông nghiệp phát triển được ổn định và bền vững.
2.1.9. Khái niệm vai trò và chức năng của kênh phân phối hàng hoá nông sản
2.1.9.1. Khái niệm.
- Lưu thông hàng hoá là khâu kết nối sản xuất với tiêu dùng, nối kết các ngành kinh tế với nhau. Việc phân phối hàng hoá từ người san xuất đến người tiêu dùng phải thông qua kênh phân phối.
- Vậy có thể thấy một cách thiết thực nhất trong việc tiêu thụ bắp từ nơi sản xuất đến người tiêu ding, cuối cùng có sự tham gia của các thành phần sau:
% Người thu gom: Người thu gom là người thương buôn thu mua hang từ
người nông dân rồi đóng hàng phân loại tại đồng và đưa trực tiếp đến các nơi tiêu thụ như: TPHCM, Đồng Nai, các tỉnh Miền Tây Nam Bộ...
% Người bán sỉ: Người bán sỉ là người có điểm kinh doanh nhất định, lấy
hàng từ người thu gom.
* Người bán lẻ: lấy hàng từ người bán si, bán lẻ ở các chợ.
“+ Người bán hàng rong: là người bán nhỏ không có điểm kinh doanh cố
Hình 1: Sơ Đồ Hệ Thống Phân Phối Bắp Trái Trên Thị Trường Người thugom | — — yị Ngườibánsỉi | — y| Người bán lẻ
|
Người bán hàng rong
15
2.1.9.2. Vai trò của kênh phân phối
Do có sự cách biệt lớn giữa người sản xuất và người tiêu dùng về dia điểm, thời gian, không gian. Song song đó sản phẩm ngày càng lớn nên sự cung
ứng ngày càng td nên khó thực hiện. Vì vậy cần phải có một hệ thống phân phối trung gian làm nhiệm vụ đưa hàng từ nơi sản xuất đến nơi người tiêu đùng. Tóm lại, vai trò chính của kênh phân phối làm cho sản phẩm và người tiêu dùng gặp nhau hay nói cách khác là cung và cầu phù hợp để đạt mức có hiệu quả nhất.
2.1.9.3. Chức năng của kênh phân phối
Chức năng tổng quát của kênh phân phối là làm cho dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được trôi chảy, có trật tự, nhanh chóng và đến đúng địa điểm, thời gian, đến đúng người nhận. Từ đó, làm cho sản phẩm bớt hư hao và sự thất thoát thấp nhất, đem lại doanh lợi cao hơn cho
toàn kênh và từng khâu. Thực hiện thanh toán trở lại đúng giá, nhanh gọn và
sòng phẳng dứt điểm.
2.1.9.4 Lý thuyết về cung cầu
Một trong những phương pháp tốt nhất để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường là bắt đầu nghiên cứu từ những cơ sở cung câu. Phân tích cung cầu là một biện pháp căn bản và đầy đủ, có thể áp dụng để giải quyết nhiều vấn đề trong kinh tế thị trường. Qui luật cung câu được thể hiện qua sơ đổ sau:
16
Hình 2: Sơ Dé Thể Hiện Qui Luật Cung Cầu
Pt
(S)
(D)
O +ằ Q
Đường cung (S) cho ta biết người sản xuất (hộ nông dân) mong muốn bán
sản phẩm hàng hoá mà họ trực tiếp làm ra với mỗi mức giá mà họ nhận được
trên thị trường. Đường cung dốc lên thể hiện giá càng cao thì càng nhều người
sẵn sàng cung cấp nhiều hàng hoá ra thị trường ứng với sản xuất một sản lượng
lớn hơn trước.
Đường cầu (D) cho chúng ta biết nhu cầu của người tiêu dùng về sản
lượng hàng hoá ứng với mức giá mà họ phải trả trên một đơn vị sản phẩm.
Đường cầu dốc xuống về phía bên phải thể hiện với một mức giá càng cao thì
người tiêu dùng sẽ mua it lại. Ngược lại với mức giá càng giảm thì người tiêu
dùng sẽ thấy được lợi trong chỉ tiêu dẫn đến tăng cầu.
Giao điểm của hai đường cung và cầu (E) là điểm cân bằng của giá cả và số lượng sản phẩm cầu. Tại điểm này không hé có tình trạng cung, cầu thiếu
hoặc thừa. Do vậy, cũng không có sức ép nào buộc giá cả tăng hoặc giảm. Trong thực tế hiếm khi xảy ra trường hợp cân bằng.
Quan hệ cung cầu hàng hoá là nhân tố trực tiếp tác động ở mức độ rất lớn
sự hình thành và vận động giá cả thị ttrường. Các nhân tố khác tác động lên giá cả hoặc thông qua quan hệ cung cầu đều nằm trong vòng khống chế của thị trường.
17
$1
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khâu san xuất là khâu quan trọng nhất, nhưng sản xuất có phát triển được hay không cón chịu ảnh hưởng quyết định của các nhân tố đầu vào và đầu ra; tức là giải quyết được điều kiện đầu tiên của sản xuất như: Vốn, tư liệu sản xuất, đất đai và sản phẩm tiêu thụ ở đâu?
Cho ai? Bằng cách nào? Và thời điểm nào có hiệu quả nhất?.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
- Thu thập thông tin tổng quan từ tài liệu của các phòng ban ở xã.
- Thu thập thông tin từ phòng kinh tế Huyện Chợ Gạo.
- Tham khảo tài liệu từ các dé tài khoá trước, từ báo chí, tài liệu tập huấn,
giáo trình... |
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Bằng hình thức điều tra chọn mẫu.
- Phỏng vấn hộ trồng bắp với số lượng 81 mẫu và 30 hộ trồng lúa được chọn ngấu nhiên.
- Phỏng vấn một số cá nhân thu mua bắp.
2.2.3. Phương pháp phân tích
- Sử dụng phần mềm excel.
- Thu thập và tính toán tổng hợp bằng những phương pháp thích hợp.
18
Chương 3