Đặc điểm sinh trưởng va phát triển của cây điều

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây điều tại xã Nam Cát Tiên - Tân Phú - Đồng Nai (Trang 26 - 33)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4. Sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất đưới sự hỗ trợ của nhà nước cho việc đầu tư phát triển cây điều

3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng va phát triển của cây điều

Cây điều có tên khoa học là : Anacardium Occidentale L thuộc họ thực vật

Anacardiaceac, bộ Rutales, tên tiếng anh là Cashew. Cây điều có nguyên gốc là cây hoang dai mọc trên các bãi cát ven biển và trong rừng tực nhiên ở Brazil. Quan dao Antiles và ở lưu vực sông Amazone thuộc Nam Mỹ. Sau đó cây điều được thuần hoá và nhân rộng khắp vùng châu Á nhiệt đới.

Điều là một cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Cây điều thích nghi với mọi loại dat khác nhau, và có vài nơi trên nước tá cây điêu còn

được gọi với tên khác là “cây Đào lộn hột”. Hiện nay cây điều được trồng Điều nhiều nhất hiện nay là : Án Độ, Brazil, Mozambic, Việt Nam, Indonesia ...

Riêng ở Việt Nam cây điều được du nhập vào khoảng hơn 200 năm nay. Song phải đến năm 1982 cây Điều mới được trồng rộng rãi ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Bộ để lấy hạt xuất khẩu.

Cây điều là cây cho sản phẩm hằng năm. Nhân điều chứa nhiều đạm, béo đường, chất khoáng và các sinh tổ B như : B1, B2 đây là hai sinh t6 ding dé kích thích ngon miệng, Nhân điều còn giúp cơ thể hoạt động hưng phấn và tăng nghị lực. Ngoài ra, nhân hạt điều còn có tác dụng tá được như khi dùng hạt điều chung với nho khô chữa được bệnh táo bón, và nhân điều còn có thể đùng làm bánh kẹo. Vỏ điều cũng có một số công dụng trong cuộc sống con ngừơi và trong công nghiệp, như là : nguồn nguyên

liệu quan trọng của công nghiệp sơn, công nghiệp nhẹ như vecni, vật liệu cách điện,

keo dán, vật liệu bền ma sát.... Và một số công dụng từ trái điều, nhựa cây và gỗ điều.

b.Đặc điểm kỹ thuật, điều kiện phát triển cây điều ở Việt Nam

Cây điều có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới tại các động bằng ven biển, đặc điểm sinh thái này của cây điều khác với các loại cây cây công nghiệp như cà phê,ca cao là cây nhiệt đới vùng núi cao, cây cao su là cây nhiệt đới rừng rậm.... Do vậy cây điều có những điều kiện để phát triển riêng, cụ thể:

e Khí hau: cây điều có thé sinh trưởng được ở nhiều nơi trên thế giới, giới hạn thích nghỉ của điều trả dai từ 25° vĩ Bắc xuống đến 25° vĩ Nam. Nhung cây chỉ ra hoa đậu trái, cho năng suất cao hay còn gọi là ngưỡng tối ưu giới hạn từ 15° vĩ bắc đến 14°

vĩ Nam

Độ cao của địa hình (so với mực nước biển) mà Điều có khả năng sinh trưởng và phát triển tuỳ thuộc vào vĩ độ địa lý. Chang hạn tại vĩ độ 10° cây có thể sống được ở độ cao tới 1000m, nhưng ở vĩ độ 25° độ cao đạt đến 200m thì cây đã không thể sinh trưởng nỗi. Nhìn chung, độ cao của địa hình nơi trồng điều càng lớn thì cây càng chậm sinh trưởng và phát triển, năng suất giảm

Về khí hậu, có bốn yếu tố khí hậu chủ đạo quyết định sự sinh trướng, phát triển và quyết định đến năng suất của cây điều là :

- Lượng mưa và chế độ mưa : nhiều nhà nghiên cứu về cây điều đã kết luận lượng mưa có giới han thấp nhất là 1000mm/năm là phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và

16

phát triển của cây điều, đủ điều kiện để cho thu hoạch đều đặn. Tuy nhiên người ta nhận thấy răng ở những vùng có lượng mưa trong năm thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn thích hợp điều vẫn sinh trưởng bình thừơng và hàng năm đều đạt năng suất nhưng còn tùy thuộc vào loại đất của vùng đó có tính chất giữ ẩm tốt, có mạch nước ngầm cao, hoặc lượng mưa trung bình trong năm cao hơn mức giới hạn nhưng lại thoát nước tốt

thì năng suất vẫn cao. Bên cạnh sự ảnh hưởng của lượng mưa trung bình trong năm thì

sự phân bố đối với năng suất của cây điều. Mùa điều ra hoa kết trái thừơng kéo dài đến hơn hai tháng, và để điều nở hoa và thụ phấn thuận lợi đòi hỏi thời tiết lúc đó phải thật khô ráo. Nếu gặp mưa dù là mưa nhẹ boặc khí hậu 4m ướt sẽ làm ngưng trệ hoặc

không xảy ra quá trình thụ phấn, đậu trái, sâu hại tấn công. Do đó khí hậu cia những

vùng được phân chia rõ rệt thành mùa mưa và mùa khô sẽ rất thích hợp cho quá trình hợp cho quá trình đậu trái của điều

- Chế độ nhiệt : khả năng sinh trưởng của cây điều trong một khổ khá rộng, song bản chất là loài cây nhiệt đới nên điều không thích ứng với khí hậu lạnh.

Nhiều công trình nghiên cứu thấy rằng khi nhiệt độ xuống đến 7°C cây điều sẽ ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài liên tục thì cây sẽ chết. Điều đó chứng tỏ rằng chẳng những không thích ứng được ở những vùng có khí hậu lạnh xa miền nhiệt đới mà ngay cả

trong vùng nhiệt đới nhưng ở những nơi có địa hình quá cao, khí hậu lạnh cũng làm

cho điều vừa chậm sinh trừởng vừa không thể trổ hoa và đậu trái. Chế độ nhiệt thích hợp nhất cho điều sinh trửơng và phát triển tốt là ở những nới có nhiệt độ trung bình hang năm không dưới 20° C, trong tháng không có nhiệt độ bình quân thấp hon 15° C

và nhiệt độ tối thiểu phái luôn luôn trên 7°C

- Chế độ ánh sáng : Cây điều là cây ưa sáng hoàn toàn, trên thực tế ta vẫn thấy cây sống ở nơi râm, rợp nhưng ở những nơi đó cây sống còi cọc, sức sinh trưởng phát triển kém và không bao giờ cho trái, vì quá trình đậu trái của điều luôn đòi hỏi một lượng ánh sáng đầy đủ, do đó cây trồng ở những nơi có cường độ chiếu sáng đầy đủ sẽ cho thu hoạch khá, ngược lại trồng ở những nơi thiếu ánh sáng hoặc trồng với mật độ dày đặc thường không có quả. Nhìn chung những vùng có độ cao thấp hơn 600m và mùa khô rõ rệt kéo dài từ 5-7 tháng đều là những vùng đủ ánh sáng cần thiết cho điều.

Sự sinh trưởng, phát triển của cây điều có liên quan mật thiết đến độ dài ngày và độ

che mây che phủ.Ở những vùng mà độ dày của ngày và đêm còn bị tác động của

sương mù địa hình hoặc mây che phú bầu trời làm giảm lượng quang năng cần thiết

cho quá trình quang hợp. Lượng mây trung bình của Việt Nam cao hơn so với các

nước trồng Điều khác, lượng mây trung bình của nước ta là trên 6,0. Vậy tuy số giờ

nang của miền Nam nước ta thấp hơn các nước Đông Nam Châu Phi, nhưng với lượng mây và số giờ nắng như thé thích hợp thoả mãn nhu cầu sinh thái của cây điều

- Độ 4m tương đối của không khí : Tác động của độ ẩm tương đối của không khí đối với của cây điều chủ yếu là vào thời kỳ ra hoa, đậu trái của nó. Độ âm tương đối của không khí phải không vượt quá 75% , khi đó sẽ rất thích hợp cho sự nở của bao phấn, sự truyền phan hoa cũng như sự thụ tinh . Nếu trong trừơng hợp vượt quá ngưỡng này bao phấn của điều sẽ khó nứt dé hat phần tung ra, điều đó làm hạn chế quá trình truyền phấn qua côn trùng dé thụ tinh. Ngoài ra, nếu độ 4m không khí cao sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh hại cây, các loài nam bệnh. Song

nếu độ âm quá thấp, đưới ngưỡng 50% cộng với khí trời khô nóng và có gió sẽ gây trở ngại cho quá trình thụ tỉnh, và khi trái điều non mới hình thành gặp thời tiết khô cây sẽ

thiếu nước dé làm cho khô rụng trước khi kịp chín.

Tóm lại với những điều kiện về khí hậu của cây điều như : thời tiết trong năm

phân ra hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, nhiệt độ trung bình năm luôn phải cao

hơn 20° C, số giờ có ánh sáng chiếu sáng trên 2000 giờ/ năm, độ âm không khí trong thời kì ra hoa thấp hơn 75% thì cây điều là cây rất thích hợp với điều kiện khí hậu tại Đồng Nai, cây điều trồng tại đây sẽ sinh trưởng và phát triển rất tết và sẽ cho năng suất

cao, |

e Điều kiện đất đai :

Yêu cầu về đất : cây điều có thể sống trên rất nhiều loại địa hình với nhiều loại đất khác nhau, ít lệ thuộc vào nguồn gốc của đá mẹ phát sinh ra loại đất đó. Tuy nhiên, để điều được sinh trướng phát triển tốt và cho năng suất cao thì điều phải mọc trên loại đất có tầng mặt sâu , thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước. Nếu đất có thành phần cơ

giới phù hợp ,có độ phì khá nhưng lại ở những vùng trũng, hàng năm bị ngập úng dài

ngày thì việc công tác cây điều trên những đất ấy cũng không có kết quả . Song bên cạnh những yếu tô về đất đai, độ phì để điều sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất

cao đòi hỏi phải có biện pháp canh tác phù hợp.

18

Các loại đất thích hợp cho điều có mặt ở nước ta là đất cát biển mà thích hợp nhất là những đổi cát đỏ, đất bạc màu trên granit hoạc phù sa cổ , đất xám, đất đó vàng...

có thành phan cơ giới nhẹ, tương đối sâu khoảng trên 50 cm và thoát nước tốt. Xét về khả năng chịu mặn điều chịu mặn rất kém ở thời kỳ nảy mầm. Thật vậy, thí nghiệm ở Kenya cho biết nồng độ muối 0.8 ppm sức nảy mầm giảm di, khi nồng độ muối lên đến 3,2 ppm hạt sẽ mat hoàn toàn khả năng nảy mầm. Nhưng khi cây đã trưởng thành thì sức chịu mặn lại tốt, điều trưởng thành có thé duoc trồng sát vùng rừng ngập mặn khi thuỷ triều lên nước bao quanh gốc nhưng cậy vẫn sinh trưởng và phát triển xanh tốt.

Nhìn chung các vùng trông điều ở Việt Nam nói chung và các vùng thuộc tỉnh Đồng Nai nói riêng , có một vài nơi trồng điều trên những loại đất không thật thuận lợi nhưng nếu có biện pháp xử lý đúng mức đất trước khi trồng thì điều vẫn cho kết quả tốt. Về khí hậu, độ 4m nước ta cao, rất thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển, nhưng như vậy sẽ rat dé bị sâu bệnh tấn công và sản phẩm sẽ rất khó bảo quản được lâu sau khi thu hoạch. Do đó cần phải có biện pháp chăm sóc, phòng trừ đúng mức và kịp thời, khi đó khí hậu ở Việt Nam sẽ là điều kiện rất thuận lợi để cây điều sinh trưởng và phát triển.

Quỹ đất trồng điều ở nước ta : ở khu vực Đông Nam Bộ của nước ta, các loại cây công nghiệp ma sản phâm đã tham gia xuất khẩu chủ yếu là cao su, cà phê, hồ tiêu, điều , chè. Trong đó các loại cây như cao su, cà phê hồ tiêu, chè đều có yêu cầu cao về chất lượng đất chẳng hạn như có tầng mặt dày lớn, độ phì cao. Do vậy nhằm đảm bảo cho nền nông nghiệp nước ta được đa dạng về hình thức canh tác cũng như đối tượng canh tác thì toàn bộ loại đất bazan ở miền Nam cần được đành cho bốn loại cây trên.

Riêng với cây điều có thể thích hợp với các loại đất kém hơn nên tận đụng những loại đất khác và không nên trồng trên đất bazan.

Theo chủ trương của nhà nước ta, đất sử dụng cho mục đích trồng lúa là loại đất quý của Việt Nam, nên hạn chế mức thấp nhất sử dung đất lúa và những mục đích sử dụng khác, trong đó có việc chuyển sang trồng điều. Các loại đất rừng càng không thé tiến hành khai hoang để trồng điều vì mục dich bảo vệ diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhưng các vùng rừng thưa thớt, trữ lượng gỗ không đáng kể và giá trị kinh tế của |

các loại gỗ đó không cao thì nên chuyển sang trồng điều, điều này vừa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn vừa làm tăng độ che phủ dat .

Như vậy quỹ đất dành cho mở rộng diện tích điều chủ yếu là dựa và đất trồng đồi trọc, không bị tranh chấp với những cây có giá trị kinh tế quan trọng khác như cao su, cà phê.... Mà nó chỉ góp phần sử dụng triệt để hơn các vùng đất xấu, đất bị khô hạn.

Mặt khác, cần chú ý đến tiêu chuẩn chọn đất để trồng cây lâu năm: độ dốc của địa hình dứơi 15° C, tầng dày đất 70 — 100 cm, tầng đất có chứa chất hữu cơ dày trên 40 cm, thoát nước tốt, cấu tượng tơi xốp, ít chua, có thể nghẻo lân, không có các yếu tố bất lợi đột xuất về mặt sinh thái, có nguồn nước tưới bổ sung. Các chỉ tiêu trên đối với cây điều là vượt quá yêu cầu cần thiết. Ngoài ra quỹ đất để mở rộng diện tích điều còn có thé lấy từ đất trồng cây hàng năm nhưng hiệu quả kinh tế của cây hàng năm kém, và cũng có thể lấy từ đất vườn tap.

Tóm lai quỹ đất dé phát triển cây điều ở khu vực Đông Nam Bộ là rất phong phú.

Theo nhận định của giới chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương thì cây

điêu là cây của nhà nghèo, không chỉ vì ít đầu tư mà còn vì nó được trồng trên nhưng

vùng đất mà ở đó không thé canh tác cây gì khác để đem lại hiệu quả kinh tế.

e Giống :

Việt Nam có nhiều giống điều tốt, vì qua khảo sát các vùng trồng điều lâu đời tại Phú Yên, Bình Thuận , Bình Phước, Đồng Nai thấy có hàng trăm giống điều khác nhau như giống cao, giếng lùn, giống phân càng thấp, giống phân càng cao, giống quả đỏ, giống quả vàng v..v.v phân bé rãi rác khắp nơi, nhưng chỉ được người nông dân nhớ đến với tên giống quen thuộc là giống địa phương hoặc là giống điều Ấn Độ, đa phần những giống điều này có cải thiện năng suất hơn so với những giống điều được trồng ở nước ta từ thập niên 70 trở về trước, nhưng nếu so với những giống điều hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại thì năng suất của nhưng cây điều già cỗi hiện tại của nhưng người dân không cao lắm. Nhưng cũng có một sé cây điều rãi rác khắp nơi giống tốt cho năng suất khá cao ,hạt to, ty lệ nhân so với trọng lượng hạt cao, chín tập trung. Đây là nguồn gen quý, có thể tuyển chọn lại sử dụng và xây dựng những giống mới tốt cho năng suất cao nhằm thực hiện cải tạo thay thế cho

những vườn điêu đã già cdi năng suât càng giảm, hiệu quả kinh tế mang lại không cao

J

e Công nghiệp chế biến hạt điều nhân ở Việt Nam

Các cơ sở chế biến hạt điều nhân ở Việt Nam có đủ khả năng thu mua hết hạt điều nguyên liệu của người nông dân để thực hiện chế biến hết hạt điều nhan thoả mãn nhu cầu xuất khẩu. Với hơn 50 nhà máy chế biến hạt điều nhân có thể đảm nhận hết toàn bộ sản lượng điều trong nước, ngoài ra các cơ sở chế biến trên còn nhập thêm nguyên liệu thô từ nước ngoài về đáp ứng đủ công suất của họ. Ngành cơ khí chế tạo máy trong nước đã có thể chế tạo ra toàn bộ máy móc thiết bị cần thiết dé trang bị cho công nghiệp chế biến hạt điều nhân. Đó cũng là những điều kiện thuận lợi về nhiều mặt để phát triển ngành sản xuất. Điều của nước ta trong tương lai theo hướng lâu dài, hiệu quả và bền vững.

Tại Đồng Nai , DONAFOODS là doanh nghiệp thu mua bạt điều mạnh nhất, có nhu cầu về nguyên liệu lớn nhất trong toàn Tỉnh với công suất chế biến 25.000 tắn/năm. Công ty gồm 7 nhà máy chế biến phân bố trên toàn tỉnh như : Long Thành,

Xuân Lộc, Định Quán. Tân Phú, Long Khánh, Nhơn Trạch, Trung Tâm Long Bình.

Trong các nhà máy trên công suất chế biến cao nhất là Trung Tâm Long Bình (7.000 tắn/năm), Long Thành (6000 tắn/năm) thấp nhất là Nhơn Trạch (2000 tắn/năm)

Với nguồn cầu khác cao của các doanh nghiệp về nguyên liệu, trong những năm

gần đây nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đủ đáp ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp, do vậy trong những năm gần đây các doanh nghiệp đã phải nhập khẩu thêm nguyên liệu để đảm bảo sản xuất. Theo đó triển vọng của ngành điều là rất lớn , đây mạnh phát triển ngành Diéu để tăng nguồn cung cấp nguyên liệu, đáp ứng lượng cầu

của các nhà máy.

e Thị trường tiêu thụ :

Thị trường tiêu thụ điều thế giới chấp nhận sản phẩm điều của Việt Nam. Chất lượng hạt điều của Việt Nam được đánh giá cao qua các cuộc hội thảo ở Brazil, Ấn Độ, Ngoài ra những thị trường khó tính như Mỹ hay Nhật cũng đồng ý nhập Điều của

Việt Nam và rất chuộng sản phẩm điều của Việt Nam. Nhân điều của ta có mặt trên thi trừong Mỹ đánh dấu sự trưởng thành của ngành điều của ta vì trước đây thị trừơng lớn này là của Ấn Độ và Brazil. Ngoài ra còn có những thị trường đầy hứa hẹn như Singapore, Đài Loan... hiện nay ở nước ta, nhân hạt điều sản xuất đến đâu là tiêu thụ đến đấy.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây điều tại xã Nam Cát Tiên - Tân Phú - Đồng Nai (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)