2.1.1. Tên và địa chỉ công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần may Vĩnh Phú - Tên giao dịch: Vinh Phu Garment Stock Company - Tên viết tắt: VIFUGASTCO
- Trụ sở giao dịch: Đường Công Nhân- phường Nông Trang- thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ
- Mã số thuế: 2600219580
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 055106 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp
- Điện thoại: 0210 3843 894 - Fax: 0210 3843 892
- Tổng vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng ( ba tỷ đồng)
2.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành lập và phát triển công ty
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp ngày 26/8/1999 công ty Cổ phần may Vĩnh Phú được thành lập theo quyết định số 45 ngày 27/7/1999 của Bộ công nghiệp trên cơ sở chuyển từ xí nghiệp may thuộc công ty dệt Vĩnh Phú.
Ngày 28/8/1999 Hội đồng quản trị họp phiên đầu tiên bầu ra ban lãnh đạo và quyết định lấy ngày 26/8 hàng năm là ngày truyền thống của công ty Cổ phần may Vĩnh Phú.Tháng 8/2002 sau 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế quản lý mới công ty đã thể hiện tính năng động trong sản xuất kinh doanh, không ngừng tìm hiểu và mở rộng thị trường làm ăn có lãi. Nhận thức rõ điều đó, tại Hội đồng cổ đông lần 2 đã quyết định nâng vốn điều lệ lên thêm 700.000.000 đồng. Vậy số vốn điều lệ là 3.000.000.000 đồng( ba tỷ đồng).
Mức chia lợi tức của năm 2000-2001 là 6%, năm 2002-2003 là 10%, năm 2004-2005 là 15%, năm 2006-2007 là 10%, năm 2008- 2009 là 12%
Trong năm 2000, công ty đã đầu tư 1.500.000.000 đồng cho việc mua mới TBSX và mở rộng khu vực nhà ăn của cán bộ, công nhân viên, tổ chức nấu ăn trưa cho người lao động và hỗ trợ 50% chi phí mỗi suất ăn, đến năm 2002 là 67%. Dù gặp nhiều khó khăn của những ngày đầu mới thành lập nhưng doanh nghiệp vẫn thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho CB- CNV như trích BHXH, BHYT, KPCĐ và các chế độ ưu đãi khác như thưởng, phụ cấp cho người đi tham quan dịp hè… Do vậy công nhân thêm gắn bó với công ty hơn.
Năm 2002 là năm đánh dấu hướng đi mang tính chất chiến lược khi công ty đầu tư thêm 5.500.000.000 đồng. Trong đó đầu tư cho nhà xưởng là 1.500.000.000 đồng, đầu tư cho mua sắm 4.000.000.000 đồng. Việc làm này không những góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn tạo cho công ty một bộ mặt mới, năng động trong tìm kiếm thị trường mới, mở rộng cách thức sản xuất đã làm cho công ty khởi sắc lên.
Là doanh nghiệp chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty Cổ phần, được hưởng ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư ( sửa đổi ) nên công ty Cổ phần may Vĩnh Phú được miễn thuế đất trong 3 năm và thuế TNDN được miễn trong 2 năm 2000-2001 và giảm 50% của 4 năm tiếp theo. Trong các năm gần đây doanh nghiệp tiếp tục phát triển, đời sống công nhân ngày càng được cải thiện.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần may Vĩnh Phú được thành lập để huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
Công ty cổ phần may Vĩnh Phú là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân. Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm may gia công xuất khẩu. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty là nguồn nhập ngoại do bên đối tác nước ngoài cung cấp.
35
Là một đơn vị có truyền thống và bề dày trong ngành sản xuất sản phẩm may gia công tại Việt Nam, Công ty nhận gia công nhiều sản phẩm may mặc trong đó các sản phẩm chủ yếu là quần áo thể thao, áo Jacket, áo mô tô…. Các sản phẩm của công ty có chất lượng cao, uy tín và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty Cổ phần may Vĩnh Phú tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả theo mô hình quản lý tập chung, được tổ chức theo mô hình sau
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Việc tổ chức phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, phòng ban rất rõ ràng như sau:
37
BAN KIỂM SOÁT ĐHĐ
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kế toán- Tổ chức hành
chính
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS)
Phòng cơ điện
Phòng bảo vệ Phòng kỹ
thuật sản xuất
Phòng trợ lý sản xuất Phòng
kinh doanh xuất
nhập khẩu
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
* Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông ( ĐHĐCĐ) gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ của Công ty quy định, gồm ĐHĐCĐ thành lập, ĐHĐCĐ thường niên, ĐHĐCĐ bất thường. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo. ĐHĐCĐ sẽ bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát của Công ty .
* Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát giám đốc và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do luật pháp và điều lệ của Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
* Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát (BKS) là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra.
BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. BKS hoạt động độc lập với HĐQT và ban giám đốc.
* Ban giám đốc:
Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của nhà nước và điều lệ của Công ty.
* Các phòng ban chức năng:
- Phòng kế toán - tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán của công ty. Kế toán trưởng giúp Giám đốc quản lý tài chính và hoạch định kế hoạch của công ty, ký các kế hoạch tài chính, kế hoạch tín dụng và các tài khoản của công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về việc đảm bảo cho tất cả các giao dịnh tài chính của công ty được ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ.
Bộ phận hành chính thực hiện công tác tổ chức cán bộ và lao động, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động, tham mưu cho ban lãnh đạo công ty về mặt quản lý hành chính, điều kiện ăn ở sinh hoạt của công nhân viên, thực hiện công tác thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ hồ sơ, quản lý văn phòng công ty, quản lý nhà đất, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
- Phòng kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ tiếp nhận tài liệu kỹ thuật mẫu gốc, tiến hành may mẫu, đối mẫu, giác sơ đồ, viết quy trình công nghệ sản xuất chung, chịu trách nhiệm triển khai kỹ thuật sản xuất tới các phân xưởng cho từng đơn hàng cụ thể, thiết kế mẫu mã sản phẩm mới để chào hàng. Phòng kỹ thuật còn chịu trách nhiệm về định mức vật tư, làm việc với khách hàng và chịu trách nhiệm về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: là phòng mũi nhọn tìm kiếm bạn hàng, thị trường ký kết hợp đồng kinh tế. Thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa (từ khâu nhận chứng từ để hoàn chỉnh thủ tục nhận nguyên vật liệu đến thủ tục để xuất khẩu hàng hóa). Và khi hàng hóa xuất xong thì hoàn thành bộ chứng từ thanh toán để gửi cho khách hàng. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ làm công tác ngoại giao.
Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước; phân đoạn thị trường phù hợp với khả năng sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Xây dựng chiến lược sản phẩm, quảng cáo nhằm tăng nhanh hiệu quả hoạt động và uy tín của xí nghiệp.
- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: Kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty từ khi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất cho đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đề xuất các phương án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
39
- Phòng cơ điện: Đảm nhận điện cho sản xuất; sửa chữa bảo dưỡng máy móc để luôn ở trong tình trạng tốt; giám sát quản lý hệ thống nồi hơi phục vụ cho khâu ủi, là sản phẩm của các phân xưởng, theo dõi lịch làm việc của toàn bộ máy móc trong xí nghiệp.
- Phòng bảo vệ: Bảo vệ trật tự, an ninh trong toàn nhà xưởng và công ty.
Phòng chống cháy nổ trong toàn nhà xưởng và công ty.
- Phòng trợ lý sản xuất: Mọi quyết định hay ý kiến chỉ đạo của giám đốc sẽ được truyền đạt tới các phân xưởng sản xuất thông qua trợ lý sản xuất và ngược lại, trợ lý sản xuất phải luôn nắm bắt tình hình thực tế ở các phân xưởng để báo cáo tham mưu cho giám đốc.
+ Các phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ:
• Triển khai và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất của công ty giao cho. Đảm bảo số lượng và chất lượng, thời hạn giao hàng.
• Tổ chức kiềm soát chất lượng sản phẩm tại đơn vị mình theo các quy trình hướng dẫn của hệ thống chất lượng mà đơn vị đã ban hành
• Tổ chức và duy trì việc thực hiện các nội quy về an toàn vệ sinh lao động, ký luật lao động, sử dụng và an toàn thiết bị, quản lý tốt hàng hoá, thực hiện phòng chống cháy nổ… đã được công ty quy định.
• Thực hiện tốt các nội quy, quy định của công ty, các phong trào thi đua mà công ty hoạt động.
2.1.5. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty
Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
41
Bảng 2.1: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2013 Chênh lệch
Đầu năm Cuối năm
Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn 12.882.314.162 54,77 12.894.329.682 57,29 12.015.520 0,093 2,52
I.Tiền và tương đương tiền 1.874.351.408 14,55 1.487.130.672 11,53 (387.220.736) -20,66 -3,02
II.Các khoản ĐTTC ngắn hạn 2.880.000.000 22,36 2.880.000.000 22,33 0 -0,03
III.Các khoản phải thu 5.128.429.081 39,81 4.254.913.306 32,99 (873.515.775) -17,03 -6,82
IV. Hàng tồn kho 2.553.841.992 19,82 3.627.274.725 28,13 1.073.432.733 42,03 8,31
V.Tài sản ngắn hạn khác 445.691.681 3,46 645.010.979 5,02 199.319.298 44,72 1,56
B. Tài sản dài hạn 10.638.915.050 45,23 9.612.059.963 42,71 (1.026.855.087) -9,65 -2,52
II.Tài sản cố định 10.561.245.468 99,27 9.603.155.714 99,91 (958.089.754) -9,07 0,64
V.Tài sản dài hạn khác 77.669.582 0,73 8.904.249 0,09 (68.765.333) -88,54 -0,64
Tổng tài sản 23.521.229.212 100 22.506.389.645 100 (1.014.839.567) -4,31
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả 19.497.606.742 82,89 19.965.444.596 88,71 467.837.854 2,40 5,82
I. Nợ ngắn hạn 15.583.963.742 79,93 16.551.801.596 82,90 967.837.854 6,20 2,97
II. Nợ dài hạn 3.913.643.000 20,07 3.413.643.000 17,10 (500.000.000) -12,78 -2,97
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 4.023.622.470 17,11 2.540.945.049 11,29 (1.482.677.421) -36,85 -5,82
I.Vốn chủ sở hữu 3.210.406.397 79,79 2.020.607.216 79,52 (1.189.799.181) -37,06 -0,27
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 813.216.073 20,21 520.337.833 20,48 (292.878.240) -36,01 0,27
Tổng nguồn vốn 23.521.229.212 100 22.506.389.645 100 (1.014.839.567) -4,31 0
(Nguồn: Phòng kế toán- Tổ chức hành chính)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Tình hình tài sản và nguồn vốn cuối năm giảm 1.014.839.567 VND tương đương với 4,31%. Cụ thể như sau:
Tài sản ngắn hạn tăng 12.015.520 VND tương đương với 0,093 %, kéo theo tỷ trọng trong tổng tài sản tăng thêm 2,52 %. Tài sản cố định giảm 1.026.855.087 VND tương đương với giảm 9.65 %. Qua đó ta có thể thấy doanh nghiệp đã bán bớt hoặc thanh lý một số loại tài sản dài hạn đã lỗi thời hoặc không còn cần thiết sử dụng để tăng nguồn tiền dự trữ để đầu tư tái sản xuất kinh doanh. Tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm giảm so với đầu năm chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hẹp lại cơ cấu các bộ phận trong doanh nghiệp, đầu tư tập trung hơn vào một số mục tiêu trọng điểm. Tương tự tổng nguồn vốn giảm 1.014.839.567 VND tương đương với 4,31%. Trong đó nợ phải trả tăng 467.837.854 VND tương đương với 2,40%, kéo theo tỷ trọng trong tổng nguồn vốn tăng 5,82%. Ngược lại nguồn vốn chủ sở hữu giảm 1.482.677.421 VND tương đương với giảm 36,85%.
2.1.6. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Vĩnh Phú (2011-2013)
43
Chỉ tiêu
(1) Năm 2011
(2) Năm 2012
(3) Năm 2013
(4) So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền
(5)= (3)-(2) (%)
(6)=(5)/(2) Số tiền
(7)=(4)-(3) (%) (8)=(7)/(3) DT bán hàng và cung cấp
dịch vụ
16.112.785.254 17.430.687.777 18.216.464.618 1.317.902.523 8,18 785.776.841 4,51
Các khoản giảm trừ - - - - - - -
DT thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
16.112.785.254 17.430.687.777 18.216.464.618 1.317.902.523 8,18 785.776.841 4,51 Giá vốn hàng bán 11.257.423.599 12.574.094.377 13.209.766.572 1.316.670.778 11,70 635.672.195 5,05 Lợi nhuận gộp bán hàng
và cung cấp dịch vụ
4.855.361.655 4.856.593.400 5.006.698.046 1.231.745 0,003 150.104.646 3,09
Doanh thu tài chính 2.563.145 1.913.348 1.462.575 (649.797) -25,35 (450.773) -23,56
Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay 1.703.162.313
1.149.976.832 1.376.923.364
818.752.291 1.101.795.973
772.349.040 (326.238.949)
(331.224.541) -19,15
-28,8 (275.127.391)
(46.403.251) -19,98 -5,67
Chi phí bán hàng - - - - - -
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.920.686.017 3.224.770.114 3.464.100.640 304.084.097 11,04 239.330.526 7,42 Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
234.076.470 256.813.270 442.264.008 22.736.800 9,71 185.450.738 72,21
Thu nhập khác - - 4.295.050 - - 4.295.050 -
Chi phí khác - - - - - - -
Lợi nhuận khác - - 4.295.050 - - 4.295.050 -
Tổng lợi nhuận trước thuế 234.076.470 256.813.270 446.559.058 22.736.800 9,71 189.745.788 73,88 Chi phí thuế TNDN hiện
hành
58.519.117,5 64.203.317,5 111.639.764,5 5.864.200 9,71 47.436.447 73,88 Lợi nhuận sau thuế 175.557.352,5 192.609.952,5 334.919.293,5 17.052.600 9,71 142.309.341 73,88
Bảng 2.2: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán – Tổ chức hành chính)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần may Vĩnh Phú qua 3 năm 2011-2013 có sự tăng trưởng dần theo thời gian, điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triẻn đi lên cả về mặt chất và mặt lượng. Cụ thể:
- Tổng doanh thu tại công ty cổ phần may Vĩnh Phú năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.317.902.523 VND tương ứng tăng 8,18 %, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 785.776.841 VND tương ứng tăng 4,51 %. Lợi nhuận gộp năm 2012 tăng 1.231.745 VND tương ứng 0,003 % do tổng doanh thu tăng nên lợi nhuận gộp cũng tăng. Lợi nhuận gộp năm 2013 tăng so với 2012 là 150.104.646 VND tương ứng tăng 3,09 %.
- Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2012 tăng 22.736.800 VND tương ứng tăng 9,71 % so với năm 2011, năm 2013 tăng so với năm 2012 189.745.788 VND ứng với tăng 73,88 %. Chính sự tăng lên của lợi nhuận gộp kéo theo tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cũng tăng theo.
- Lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty tăng qua các năm, năm 2012 tăng so với 2011 là 17.052.600 VND, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 142.309.341 VND tương ứng tăng 73,88 % sở dĩ là do trong năm 2012 các khoản chi phí khác trong năm 2012 tăng khiến cho phần giá trị thu nhập khác đạt giá trị âm phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phải bù cho phần giá trị âm này. Tỷ lệ giá vốn trong doanh thu ngày càng tăng năm 2011 là 69,8%, năm 2012 là 72,1% và năm 2013 là 72,5% điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty tương đối giảm qua 3 năm.
45
2.1.7. Quy trình sản xuất
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Quy trình sản xuất trải qua các bước sau :
(1) Cắt : Sau khi có nguyên liệu và xác định yêu cầu các mặt hàng tổ cắt sẽ tiến hành cắt theo yêu cầu.
(2) Phôi : Sau khi bộ phận cắt xong chuyển xuống bộ phận phôi sẽ tiến hành lam phôi theo các mẫu đã cắt
(3) May : Khi tổ phôi thực hiện xong , các tổ máy tiến hành may.Mỗi tổ may sẽ thực hiện ở một công đoạn của mặt hàng và sau đó chuyển đến cho tổ kỹ thuật.
(4) Kỹ thuật : Sau khi tổ may chuyển sản phẩm đã may xuống tổ kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra, sửa chữa và hoàn thiện các khâu còn lại.
(5) KCS :Là bộ phận chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi bộ phận kỹ thuật hoàn thành
(6) Đóng gói :Sau khi sản phẩm được kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn bộ phận đóng gói sẽ tiến hành đóng gói sản phẩm
(7) Nhập kho thành phẩm : Khi đóng gói xong thủ quỹ và quản đốc phân xưởng sản xuất cùng tổ kỹ thuật thực hiện công việc kiểm tra ,giao nhận để làm thủ tục nhập kho thành phẩm
Nguyên phụ liệu
Kho nguyên phụ liệu
Cắt Phôi
May
Kỹ thuật
KCS
Đóng gói Nhập kho
thành phẩm
2.1.8. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần may Vĩnh Phú 2.1.8.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty cổ phần may Vĩnh Phú được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, Công ty tổ chức một phòng kế toán duy nhất làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp. Phòng kế toán tổ chức mọi công việc kế toán, thực hiện đầy đủ, có chất lượng từ khâu đầu xử lý các chứng từ nhập, xuất vật tư đến khâu cuối tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo kế toán. Ngoài ra bộ máy kế toán phải tham gia phân tích hoạt động kinh tế, kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài sản kế toán theo quy định.
Sơ đồ 2.3 Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức như sau
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: là nghười chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức điều hành bộ máy kế toán, kiểm tra việc tổng hợp ghi chép luân chuyển chứng từ. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tài chính ở doanh nghiệp, cung cấp thông tin kinh tế và giúp lãnh đạo doanh nghiệp phân tích hoạt động kinh tế ở doanh nghiệp đồng thời còn có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu, chứng từ và hạch toán giá thành. Trực tiếp hạch toán, theo dõi tài sản cố định tiến hành trích khấu hao tài sản, hướng dẫn các bộ phận mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản theo quy trình của công ty.
Kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp)
Kế toán vật tư
Thủ quỹ Kế toán
thanh toán
Kế toán tiền lương
47