Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc tại thành phố thái nguyên (Trang 24 - 28)

1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam

1.4.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Ở Việt Nam, lạc là sản phẩm quan trọng để xuất khẩu và sản xuất dầu ăn mà hiện nay nước ta còn phải nhập khẩu. Hơn thế nữa, cây lạc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống nông nghiệp ở vùng nhiệt đới bán khô hạn như Việt Nam nơi mà khí hậu biến động và canh tác đặc biệt khó khăn. Trong số 25 nước trồng lạc ở châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ 5 về sản lượng nhưng năng suất thì còn thấp.

Tuy nhiên hiện nay lạc vẫn giữ vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày ở nước ta. Lạc được trồng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước.

Diện tích trồng lạc chiếm 40% diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

Các tỉnh trồng lạc ở nước ta chia làm bốn vùng chính, vùng trung du miến núi phía Bắc, khu 4 cũ, đông Nam Bộ và Duyên hải nam trung bộ.

Trong đó khu vực trung du miền núi phía Bắc và duyên hải nam trung bộ cơ cấu trồng lạc vẫn phát triển chủ yếu vụ lạc Xuân. Vùng trung du miền núi phía Bắc có tiềm năng phát triển thêm diện tích ở chân ruộng bỏ hóa vụ xuân, trồng xen cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.

Lịch sử trồng lạc ở Việt Nam chưa dài so với các cây trồng khác như:

lúa, đậu tương, đậu xanh... trong cuốn “Vân đài loại ngữ” một số cuốn bách

khoa toàn thư đầu tiên của nước ta do Lê Quý Đôn viết năm 1773 chưa hề nhắc tới cây lạc (Nguyễn Danh Đông, 1984) [13]. Tuy nhiên hiện nay lạc vẫn giữ vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày ở nước ta. Diện tích trồng lạc chiếm 40% diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

Những năm gần đây các nhà khoa học nghiên cứu về lạc của Việt Nam đã tập trung tổng kết kinh nghiệm các điển hình tiên tiến trong thực tiễn sản xuất, tiếp cận với thành tựu khoa học về lạc của thế giới, nghiên cứu đề xuất các kỹ thuật trồng lạc mới phổ biến rộng rãi cho nông dân góp phần làm tăng năng suất lạc ở Việt Nam. Gần đây công tác nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trồng lạc ở nước ta được đầu tư mạnh mẽ các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp ngành, cũng như các dự án trong nước và ngoài nước được triển khai. Qua đó đã chọn tạo được bộ giống lạc thích ứng với điều kiện sản xuất khác nhau gồm các giống thâm canh cao như: Sen lai 7523, L14, L02, L18, L23, TB25 các giống ngắn ngày chịu hạn như V79, L05, L12, VD1, VD2, giống thích ứng rộng kháng bênh héo xanh vi khuẩn như MD7, MD9 và đã ứng dụng thành công kỹ thuật che phủ Nilon...vì vậy sản xuất lạc ở nước ta hiện nay có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng.

Khi chế biến lạc làm thực phẩm, các phế liệu còn được dùng làm thức ăn gia súc,…Đóng góp quan trọng vào việc phát triển chăn nuôi. Khô dầu lạc là sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Thân lá xanh cây lạc có thành phần dinh dưỡng giàu protein, gluxit và lipit. Thành phần này không kém các loại cỏ chăn nuôi khác nên có vai trò khá lớn trong chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò sữa). Vỏ lạc được dùng để nghiền thành cám, có thành phần dinh dưỡng tương đương cám gạo nên phục vụ cho chăn nuôi rất tốt. Một công dụng quan trọng khác của cây lạc là vừa làm cây trồng lấy củ vừa làm cây trồng để cải tạo đất (phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới). Do có khả năng cố định nitơ khí quyển thông qua bộ rễ cộng sinh với vi khuẩn nốt sần Rhizobium vigna, nhờ đó sau khi thu hoạch lượng chất hữu cơ để lại trong đất tương đương 30 - 60 kg urê/ha/vụ.

Có thể nói, sản xuất lạc mang lại hiệu quả kinh tế lớn ở nhiều nước trên thế giới và là một trong những nguồn thu nhập chính của người nông dân nước ta trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, lạc là cây trồng đang được chú trọng tăng diện tích và sản lượng trên khắp cả nước. Một số tỉnh đã chú trọng đưa cây lạc làm nguồn thu nhập chính, nhờ đó góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của nông dân.. Điển hình như Trà Vinh, trồng lạc mang lại thu nhập gần 50 triệu đồng/ha. Các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Thanh Hoá, Nghệ An,…cũng đang đẩy nhanh tiến độ phát triển trồng lạc.

Lạc là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, nên khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái khá rộng. Với điều kiện khí hậu của Việt Nam khá phù hợp để cây lạc có thể phát triển tốt, mặc dù có một số vùng sự phân bố lượng mưa và nhiệt độ không đều trong năm ảnh hưởng đến năng suất lạc. Yêu cầu về đất đai đối với cây lạc không khắt khe lắm, tất cả các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp thoát nước tốt, pH 4,5 - 7 đều có thể trồng được lạc.

Sản xuất lạc mang lại hiệu quả kinh tế lớn ở nhiều nước trên thế giới và là một trong những nguồn thu nhập chính của người nông dân nước ta trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, lạc là cây trồng đang được chú trọng tăng diện tích và sản lượng trên khắp cả nước. Một số tỉnh đã chú trọng đưa cây lạc làm nguồn thu nhập chính, nhờ đó góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của nông dân.

Trồng lạc ở nước ta chia làm 4 vùng chính là: vùng trung du miền núi phía Bắc, khu bốn cũ, Đông Nam Bộ và duyên hải nam trung bộ. Trong đó khu vực trung du miền núi phía Bắc và duyên hải nam trung bộ cơ cấu trồng lạc vẫn phát triển chủ yếu vụ lạc Xuân. Vùng trung du miền núi phía Bắc có tiềm năng phát triển thêm diện tích ở chân ruộng bỏ hóa vụ Xuân, trồng xen cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (Ngô Thế Dân và cs, 2000) [7].

Hơn 10 năm trở lại đây việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý trong sản suất nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề lương thực.

Vì vậy người dân có điều kiện chủ động để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa thiếu nước sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cây lạc có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hóa, cũng như góp phần cải tạo và sử dụng tài nguyên đất đai, khai thác lợi thế vùng khí hậu nhiệt đới. Đồng thời, việc sử dụng các giống mới có năng suất cao, kỹ thuật thâm canh tiên tiến cũng được áp dụng rộng rãi. Nhờ vậy năng suất và sản lượng lạc ở nước ta ngày càng tăng.

Trong những năm gần đây, nhà nước ta có chủ trương phát triển mạnh cây lạc, cho nên diện tích trồng lạc tăng lên đáng kể. Quá trình sản suất lạc ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2009 - 2014 được thể hiện qua bảng 1.3.

Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Việt Nam trong những năm gần đây

Chỉ tiêu Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2009 245,000 20,853 510,900

2010 231,400 21,054 487,200

2011 233,744 20,935 468,418

2012 220,500 21,343 470,622

2013 216,215 22,755 492,005

2014 209,000 21,700 454,500

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2016) [27]

Qua bảng 1.3 chúng tôi thấy: Từ năm 2009 - 2014 diện tích trồng lạc của nước ta giảm 36 (nghìn ha). Hiện tại diện tích đang có su hướng giảm mạnh.

Về năng suất từ năm 2009 - 2014 năng suất tăng từ 20,853 (tạ/ha) lên 21,700 (tạ/ha). Từ năm 2009 đến năm 2013 tuy diện tích trồng lạc giảm nhưng năng suất lạc lại tăng lên nhiều từ 20,853 (tạ/ha) lên 22,755 (tạ/ha).

Sở dĩ năng suất lạc của nước ta tăng như vậy là nhờ chọn tạo được nhiều giống lạc mới có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận đã dần dần thay thế các giống lạc địa phương có năng

suất thấp. Mặt khác, nhờ áp dụng khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới, kỹ thuật thâm canh cao đã góp phần đáng kể trong việc tăng năng suất lạc của nước ta.

Sản lượng biến động theo diện tích và năng suất. Từ năm 2009 đến năm 2014 sản lượng giảm mạnh do diện tích giảm nhanh và năng suất lại tăng chậm, giảm từ 510,900 (nghìn tấn) năm 2009 xuống 454,500 (nghìn tấn) năm 2014.

Nhìn chung việc sản xuất lạc của nước ta những năm gần đây đã có những biến động rõ rệt về diện tích, năng suất, sản lượng nhưng vẫn còn thấp so với bình quân của thế giới rất nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc tại thành phố thái nguyên (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)