Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc tại thành phố thái nguyên (Trang 40 - 43)

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi trong thí nghiệm được áp dụng theo quy chuẩn Việt Nam, “Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng đối với các giống lạc”: QCVN 01-57:2011/BNNVPTNT [2 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2011) [2].

2.3.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

- Thời gian từ gieo đến mọc (Ve): Có khoảng 50% số cây/ô có 2 lá mang xòe ra trên mặt đất.

- Thời gian từ gieo đến ra hoa (R1): Có khoảng 50% số cây/ô có ít nhất một hoa ở bất kỳ đốt nào trên thân chính.

- Thời gian sinh trưởng của cây lạc tính từ ngày gieo đến chín (R8): Có khoảng 80-85% số quả có gân điển hình, mặt trong vỏ quả có màu ðen, vỏ lụa hạt có màu ðặc trýng của giống. Tầng lá giữa và gốc chuyển màu vàng và rụng.

- Chiều cao cây (cm): Tính từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính của 10 cây mẫu/ô.

- Tổng số cành cấp 1/cây: Đếm số cành hữu hiệu mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô.

Tất cả các chỉ tiêu trên được theo dõi vào thời kỳ chín (R8). Mỗi ô theo dõi 10 cây kế tiếp nhau, được cố định dấu bằng cọc và được theo dõi trên cả 3 lần nhắc lại.

- Số nốt sần/cây: Đếm số nốt sần trên rễ của 03 cây mẫu/ô ở thời kỳ ra hoa và vào chắc rồi lấy giá trị trung bình 1 cây.

- Số nốt sần hữu hiệu/cây: Đếm số nốt sần hữu hiệu của 03 cây mẫu/ô ở thời kỳ ra hoa và vào chắc rồi lấy giá trị trung bình 1 cây.

2.3.4.2. Đánh giá mức độ sâu bệnh hại

- Sâu xanh (%): Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm lấy 02 cây cố định rồi đếm tổng số lá bị hại/tổng số lá điều tra.

- Sâu xám.

Đếm số sâu bắt được trên mỗi ô thí nghiệm thời kỳ cây con.

Mật độ sâu hại (con/m2) =

Tổng số sâu Diện tích ô thí nghiệm

- Bệnh đốm đen Cercospora personatum: Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc thời điểm trước thu hoạch. Mỗi điểm lấy cố định 02 cây rồi đếm tổng số lá bị bệnh/tổng số lá điều tra.

Cấp 1 (<1% lá bị hại): Rất nhẹ

Cấp 3 (1- 5% diện tích lá bị hại): Nhẹ Cấp 5 (>5 - 25% lá bị hại): Trung bình Cấp 7 (>25 - 50% lá bị hại): Nặng Cấp 9 (>50% lá bị hại): Rất nặng

- Bệnh đốm nâu Cercospora archidicola Hori: Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm lấy cố định 02 cây rồi đếm tổng số lá bị bệnh/tổng số lá điều tra.

Cấp 1 (<1% lá bị hại): Rất nhẹ Cấp 3 (1 - 5% lá bị hại): Nhẹ

Cấp 5 (>5 - 25% lá bị hại): Trung bình Cấp 7 (>25 - 50% diện tích lá bị hại): Nặng Cấp 9 (>50% diện tích lá bị hại): Rất nặng

- Bệnh héo xanh (Ralstonia solanacearum Smith) (%): Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ số cây/ô giai đoạn lạc ra hoa, đâm tia.

Điểm 1 (<30%): Nhẹ

Điểm 2 (30 - 50%): Trung bình Điểm 3 (>50%): Nặng

2.3.4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số quả/cây: đếm tổng số quả/cây của 10 cây mẫu trên mỗi ô lúc thu hoạch, tính trung bình.

- Số quả chắc/cây: đếm tổng số quả chắc/cây của 10 cây mẫu trên mỗi ô lúc thu hoạch, tính trung bình.

- Tỷ lệ quả 1 hạt (%): Số quả có 1 hạt/tổng số quả của 10 cây mẫu/ô vào lúc thu hoạch.

- Khối lượng 100 quả (g): Cân 3 mẫu (bỏ quả lép, non, chỉ lấy quả chắc) mỗi mẫu 100 quả khô ở độ ẩm hạt khoảng 10%, sau đó tính trung bình.

- Khối lượng 100 hạt (g): Cân 3 mẫu hạt nguyên vẹn không bị sâu bệnh được tách từ 3 mẫu quả, mỗi mẫu 100 hạt ở độ ẩm hạt khoảng 10%, sau đó tính trung bình.

- Tỷ lệ nhân (%): Tỷ lệ hạt/ quả(%) = Khối lượng hạt khô/ khối lượng quả khô của 100 quả mẫu (khối lượng hạt ở độ ẩm khoảng 10%).

- Năng suất cá thể (g/cây): Cân khối lượng quả khô của 10 cây mẫu, lấy trung bình một cây.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Năng suất cá thể (g/cây) x Mật độ (cây/m2) x 10.000 m2.

- Năng suất thực thu (tạ/ha): Năng suất quả khô thu hoạch trên các ô thí nghiệm (thu riêng từng ô, bỏ quả lép, non, chỉ lấy quả chắc, phơi khô tới độ ẩm khoảng 10%, cân khối lượng để tính ra năng suất trên ô sau đó quy ra năng suất tạ/ha).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc tại thành phố thái nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)