Ttình hình sản xuất và tiêu thụ ngô tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 22 - 25)

1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.3. Ttình hình sản xuất và tiêu thụ ngô tỉnh Yên Bái

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm của 15 tỉnh miền núi phía Bắc, nằm trên giao điểm của tuyến giao thông chính Đông Bắc và Tây Bắc, Hà Nội- Lào Cai. Vị trí của Yên Bái là một lợi thế rất lớn cho khả năng giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của giá trị công nghiệp, dịch vụ và từng bước hình thành các sản phẩm hàng hoá chiến lược với quy mô ngày càng lớn. Sự chuyển dịch trên mang nhiều yếu tố tích cực nó tác động thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển trong đó có sản xuất nông, lâm nghiệp.

Nhìn chung, Yên Bái là một trong các tỉnh có vị trí địa lý, kinh tế, xã hội quan trọng ở miền núi phía Bắc. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Yên Bái ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế chung của toàn vùng và cả nước. Những kết quả và kinh nghiệm đã đạt được trong quá trình tham gia các chương trình của quốc gia và quốc tế trong những năm qua sẽ được tiếp tục phát huy tác dụng cả về đầu tư vốn, kỹ thuật, thiết bị và đào tạo tạo nguồn nhân lực giúp cho các ngành kinh tế của tỉnh phát triển trong đó có lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.

Những năm 1995 trở về trước, sản xuất ngô chủ yếu trồng các giống thụ phấn tự do, giống địa phương có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp.

Cùng với sự chuyển biến của đất nước, Yên Bái đã mạnh dạn áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là thay thế các giống ngô địa phương

bằng các giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12... và một số giống ngô nhập nội như: Bioseed 9607, DK999, NK4300, NK66…

Giống ngô NK66 là giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức, được đưa vào cơ cấu giống cây trồng của Tỉnh Yên Bái và được bà con nông dân trên địa bàn tỉnh chấp nhận.

Ngô được gieo trồng trong 3 vụ sản xuất chính:

- Vụ ngô Xuân (từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm): Đây là vụ sản xuất chính trong năm với diện tích 7.000 - 7.500 ha, chiếm 42 - 45% tổng diện tích gieo trồng cả năm. Diện tích ngô Xuân được trồng chủ yếu trên diện tích đất đồi thấp (80 - 82%) và diện tích soi bãi chuyên canh ngô (18 - 20%). Các giống ngô đựơc gieo trồng chủ yếu là các giống ngô lai có thời gian sinh trưởng trung ngày, năng suất khá, chịu hạn tốt như: LVN10, DK6919, LVN99, CP999, NK4.300, B06… Năng suất ngô vụ Xuân bình quân đạt 26 - 27 tạ/ha, sản lượng hàng năm đạt 17.500 - 18.000 tấn chiếm 40 - 45% sản lượng ngô cả năm.

- Vụ ngô Hè - Thu (từ tháng 6 - tháng 10 hàng năm): Đây là vụ sản xuất bấp bênh kém hiệu quả với diện tích gieo trồng hàng năm từ 5.000 - 5.500 ha chiếm 28 - 30% diện tích cả năm. Năng suất ngô bình quân đạt 22- 24 tạ/ha, sản lượng 11.000 - 12.000 tấn chiếm 20 - 25% sản lượng ngô hàng năm.

- Vụ ngô Đông (thường được trồng trên đất 2 lúa): Được tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích từ năm 1996 đến nay, diện tích bình quân mỗi năm đạt 5.000 - 5.500 ha chủ yếu trên đất ruộng 2 vụ lúa. Đây là vụ sản xuất đòi hỏi cần đáp ứng đồng bộ quy trình kỹ thuật từ khâu bố trí thời vụ trà lúa mùa sớm, sử dụng các giống ngô ngắn ngày, áp dụng kỹ thuật làm ngô bầu và yêu cầu lượng phân bón đầu tư thâm canh cao. Năng suất ngô vụ Đông bình quân đạt 25 - 30 tạ/ha. Sản lượng chiếm 30 - 32% sản lượng ngô cả năm. Ngoài sản phẩm chính là ngô hạt các sản phẩm phụ như thân lá ngô được sử dụng làm chất đốt và thức ăn cho gia súc trong mùa đông.Trong những năm gần đây,

tỉnh Yên Bái cũng rất quan tâm phát triển sản xuất ngô và đã thu được nhiều kết quả nhất định:

Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2014

Năm Diện tích

(nghìn ha)

Năng suất (t/ha)

Sản lượng (nghìn tn)

2006 15,3 25 38,3

2007 15,8 25,2 40

2008 17,4 26 45,2

2009 18,5 26,7 49,4

2010 22,6 28,6 64,7

2011 25 29,2 72,8

2012 24,7 30,6 75,5

2013 26,7 31,6 84,5

2014 28,5 29,37 83,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2015[10]

Qua bảng cho thấy: Từ năm 2006 - 2014 diện tích, năng suất, sản lượng ngô của tỉnh liên tục tăng, từ 15,3 nghìn ha lên 28,5 nghìn ha. Năng suất ngô tăng đều từ 25,0 tạ/ha năm 2006 lên 29,37 tạ/ha năm 2014, tăng 4,3 tạ/ha so với năm 2006. Năm 2006, sản lượng là 38,3 nghìn tấn đến năm 2014 tăng lên 83,6 nghìn tấn, tăng 45,3 nghìn tấn so với năm 2006.

Sản xuất ngô của tỉnh có những bước phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên so với cả nước thì còn ở mức thấp. Năng suất ngô hiện tại của tỉnh chỉ bằng 67%

năng suất ngô của cả nước. Tuy nhiên, cây ngô lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh, góp phần nâng cao kinh tế của một bộ phận lớn đồng bào dân tộc sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa. Ngoài việc thâm canh ngô lai ở những vùng thuận lợi, cần tăng cường sử dụng các giống ngô thụ phấn tự do cải tiến ở những vùng khó khăn, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng ngô, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân.

Như vậy để có năng suất và sản lượng ngô cao và ổn định chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và chọn tạo các giống ngô năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng.

Đối với huyện Văn Yên, tại đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XIV( năm 2010) xác định với tiềm năng lợi thế sẵn có, cần tập trung chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp theo các chương trình nông nghiệp trọng điểm, trong đó chương trình phát triển cây lương thực được ưu tiên để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Trong đó, diện tích ngô toàn huyện ổn định ở 6.000 ha, năng suất đạt 34,4 tạ/ha, sản lượng đạt 20.640 tấn. Vì vậy, để tăng năng suất với diện tích ngày càng bị thu hẹp phải lựa chọn được giống ngô phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)