Một số đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm vụ Hè thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 53 - 59)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô thí nghiệm vụ Hè thu 2015 và vụ Xuân 2016 tại Văn Yên - Yên Bái

3.2.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm vụ Hè thu

Hình thái cây bao gồm các chỉ tiêu: chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá và trạng thái cây. Đặc điểm hình thái và sinh lý của cây ngô là chỉ tiêu tổng hợp có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như khả năng chống chịu với điều kiện môi trường của cây. Tuy nhiên đặc điểm này khác nhau giữa các giống.

Kết quả theo dõi các đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.4 và 3.5.

Bảng 3.4. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Hè thu 2015 và vụ Xuân 2016 tại Văn Yên - Yên Bái

Giống

Chiều cao cây (cm)

Chiều cao đóng bắp (cm)

Tỷ lệ CC đóng bắp/CC cây (%)

Thu 2015

Xuân 2016

Thu 2015

Xuân 2016

Hè Thu 2015

Xuân 2016

B21 205,1 209,5 103,2 105,8 50,31 50,51

B265 199,1 206,6 99,8 104,5 50,12 50,58

LVN102 183,0 196,7 102,9 109,1 56,45 55,57

PSC747 201,7 210,7 102,7 110,7 50,92 52,56

PAC339 201,1 210,2 106,6 115,6 53,04 55,00

NK67 209,8 215,7 109,0 116,8 51,98 54,15

NK6410 207,7 211,1 116,0 118,3 55,85 56,04

NK66 (Đ/c) 199,5 210,5 103,9 108,7 52,09 51,63 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05

LSD.05 10,41 8,73 7,85 2,66

CV% 3,0 2,4 4,2 1,4

3.2.2.1. Chiều cao cây

Chiều cao của cây ngô được tính từ sát mặt đất đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ. Chiều cao cây biến động tuỳ thuộc vào giống, điều kiện khí hậu và kỹ thuật gieo trồng. Chiều cao cây liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ của cây. Chiều cao cây là yếu tố để đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng ánh sáng của quần thể ngô và là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống.

Vụ Hè thu 2015: Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm dao động từ 183,0 - 209,8 cm; giống LVN102 có chiều cao cây thấp nhất đạt 183,0 cm, thấp hơn so với giống ngô đối chứng (199,5 cm) là 16,5 cm. Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương so với giống đối chứng, chắc chắn với mức độ tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2016, chiều cao cây của các giống ngô tham gia thí nghiệm dao động từ 196,7 - 215,7 cm. Trong đó giống LVN102 vẫn là giống có chiều cao thấp nhất đạt 196,7 cm, thấp hơn so với giống ngô đối chứng NK66 (210,5 cm) là 13,8 cm. Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương so với giống đối chứng, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Qua theo dõi thí nghiệm có thể thấy chiều cao cây của các giống ở vụ Hè thu so với vụ Xuân chênh lệch nhau không đáng kể.

3.2.2.2. Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp được xác định bằng khoảng cách tính từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào giống, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật. Đối với giống ngắn ngày bắp thường đóng ở đốt thứ 7 - 8 và ở vị trí 35 - 38% chiều cao cây. Đối với giống dài ngày bắp thường ở vị trí đốt thứ 14 - 15 và chiếm khoảng 45 - 60% chiều cao cây. Chiều cao đóng bắp liên quan đến khả năng chống đổ, khả năng thụ phấn, thụ tinh của giống. Nếu bắp đóng

cao quá làm cây dễ đổ, còn thấp quá gây khó khăn cho quá trình thụ phấn thụ tinh. Để hài hoà giữa khả năng thụ phấn, thụ tinh và khả năng chống đổ thì chiều cao đóng bắp chiếm 1/2 chiều cao cây là thích hợp nhất.

* Vụ Hè thu

Chiều cao đóng bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 99,8 đến 116,0cm. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây biến động từ 50,12% đến 55,85%. Giống NK6410 có chiều cao đóng bắp cao nhất đạt 116,0 cm, cao hơn so với giống đối chứng (103,9 cm) là 12,1 cm. Các giống ngô còn lại có chiều cao đóng bắp tương đương so với giống đối chứng, chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

* Vụ Xuân

Chiều cao đóng bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 104,5 đến 118,3 cm. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây biến động từ 50,51% đến 56,04%. Giống ngô NK6410 trong thí nghiệm có chiều cao đóng bắp cao nhất, cao hơn so với giống đối chứng (108,7 cm) là 9,6 cm. Tiếp đến là các giống NK67 (118,6 cm), giống PAC339 (115,6 cm), cao hơn so với giống đối chứng lần lượt là 9,9 cm và 6,9 cm. Hai giống B21 và B2265 có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với giống đối chứng. Các giống ngô còn lại đều có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Hình 3.1: Chiu cao cây, chiu cao đóng bp ca các ging ngô thí nghim v Hè thu 2015 ti Văn Yên - Yên Bái

Hình 3.2: Chiu cao cây, chiu cao đóng bp ca các ging ngô thí nghim v Xuân 2016 ti Văn Yên - Yên Bái

Bảng 3.5. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Hè thu 2015 và vụ Xuân 2016 tại Văn Yên - Yên Bái

Giống

Vụ Hè Thu 2015 Vụ Xuân 2016

Số lá/cây (lá)

CSDTL (m2lá/ m2đất)

Số lá/cây (lá)

CSDTL (m2lá/ m2đất)

B21 19,4 3,12 20,4 3,26

B265 20,4 3,17 20,9 3,21

LVN102 19,1 3,30 20,9 3,30

PSC747 20,2 3,18 20,9 3,37

PAC339 19,8 3,24 20,5 3,25

NK67 19,9 3,33 20,0 3,48

NK6410 19,2 3,30 20,9 3,51

NK66 (Đ/c) 19,1 2,88 19,9 3,03

P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05

LSD.05 0,54 0,15 0,73 0,11

CV% 1,6 2,6 2,0 1,9

3.2.2.3. Số lá trên cây

Số lá trên cây là đặc điểm tương đối ổn định chủ yếu phụ thuộc vào giống, có quan hệ chặt chẽ với số đốt và thời gian sinh trưởng. Lá ngô cũng là cơ quan dự trữ và vận chuyển năng lượng rất quan trọng đặc biệt là những lá ở giữa thân. Số lá, độ lớn và tuổi thọ của lá là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh vật học, quyết định 90 - 95% năng suất cũng như phẩm chất hạt.

* Vụ Hè thu

Số lá trên cây của các giống ngô tham gia thí nghiệm dao động từ 19,1 - 20,4 lá. Trong đó, giống B265 có số lá trên cây cao nhất (20,4 lá), cao hơn so với giống đối chứng là 1,3 lá. Tiếp đến là các giống PSC747 (20,2 lá),

NK67 (19,9 lá) và PAC339 (19,8 lá) cao hơn so với đối chứng (19,1 lá) lần lượt là 1,1 lá, 0,8 lá và 0,7 lá. Các giống còn lại đều có số lá trên cây tương đương với đối chứng NK66, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

* Vụ Xuân

Số lá của các giống ngô thí nghiệm dao động từ 19,9 - 20,9 lá. Kết quả xử lý thống kê cho thấy, các giống B265, LVN102, PSC747 và giống B265 có số lá bằng nhau và cao nhất đạt 20,9 lá, cao hơn giống đối chứng NK66 (19,9 lá) 1 lá. Các giống còn lại có số lá tương đương so với giống đối chứng, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Nhìn chung số lá trên cây của các giống ngô lai thí nghiệm ít có sự biến động qua các vụ nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với rất nhiều nghiên cứu của các tác giả cho rằng số lá là chỉ tiêu ít biến động và chủ yếu phụ thuộc vào giống.

3.2.2.4. Chỉ số diện tích lá

Nisiporovich đã chứng minh rằng 90 - 95% chất khô tích luỹ trong đời sống cây trồng được tạo ra do quang hợp, trong đó diện tích lá là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn để nâng cao năng suất sinh vật học. Thời kỳ gieo hạt và thời kỳ cây con diện tích lá thấp, diện tích lá tăng dần lên và đạt tối đa ở thời kỳ ra hoa, sau đó giảm dần cho đến khi thu hoạch. Để đặc trưng cho diện tích lá cao hay thấp người ta dùng chỉ tiêu chỉ số diện tích lá (LAI: Leaf Area Index). Chỉ số diện tích lá được đo bằng số m2 lá/m2 đất. Nếu chỉ số này cao ở mức độ nhất định nào đó sẽ quang hợp được nhiều, dinh dưỡng vận chuyển vào nuôi hạt tăng, năng suất khi đó sẽ cao hơn giống có LAI thấp, LAI còn ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước của đất và phát triển của cỏ dại. Để quang hợp đạt tối ưu khi diện tích lá cao, yếu tố quan trọng nhất là sự phân phối ánh sáng đều trên các tầng lá. Vì vậy chọn tạo giống mới có hình thái lá đứng, tán bó để giảm khả năng che khuất ánh sáng và tăng mật độ trồng là mục tiêu của các nhà tạo giống.

Kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.5 cho thấy:

* Vụ Hè thu

CSDTL của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 2,88 đến 3,33 m2lá/m2đất. Tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có CSDTL cao hơn so với giống đối chứng (2,88 m2lá/m2đất) từ 0,24 đến 0,45 m2lá/m2đất, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

* Vụ Xuân

CSDTL của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 3,03 đến 3,51 m2lá/m2đất. Tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có CSDTL cao so với giống đối chứng, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó giống ngô NK6410 có CSDTL lớn nhất đạt 3,51 m2lá/m2đất, cao hơn so với giống đối chứng (3,03 m2lá/m2đất) là 0,48 m2lá/m2đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)