6. Các phương pháp tính giá trong doanh nghiệp
6.6. Phương pháp tính giá thành theo định mức
Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí,dự toán chi phí tiên tiến, hợp lý thì sử dụng phương pháp này có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí chi phí sản xuất. Ngoài ra, còn giảm bớt khối lượng ghi chép tính toán của kế toán nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra.
Ưu điểm: Cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch với chi phí thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như nơi chịu chi phí, các nguyên nhân dẫn đến thay đổi này…
Những phát hiện này có được ngay trong quá trình phát sinh và hình thành các loại chi phí – ngay trong quá trình sản xuất nên giúp các nhà quản lý trong việc đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm ngăn chặn những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.
Tỷ lệ giá thành(theo từng
khoản mục chi phí)
=
Tổng giá thành(theo từng khoản mục chi phí Tổng tiêu thức phân bổ(theo từng khoản mục chi phí)
Giá thành thực tế(theo từng khoản mục chi
phí)
=
Tỷ lệ giá
thành(theo từng khoản mục chi phí)
*
Tiêu thức phân bổ của từng nhóm sản phẩm
Giá thành thực tế sản
phẩm
Giá thành định mức sản phẩm
Chênh lệch do thay đổi định mức
Chênh lệch do thực hiện định mức
+ +
=
Giá thành thành phẩm =
Giá thành nguyên vật liệu trong thành phẩm
+
Chi phí chế biến B1 trong
thành phẩm + +
Chi phí chế biến Bn trong
giá thành
…
Nhược điểm: Phương pháp này có nhược điểm là quá trình theo dõi và tính toán chi phí rất phức tap, tốn nhiều thời gian, công sức.
6.7. Phương pháp tính giá thành theo phân bước.
Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ nhiều bước kế tiếp với một trình tự nhất định, khi kết thúc một giai đoạn công nghệ có bán thành phẩm hoàn thành được cung cấp sang chế biến ở giai đoạn công nghệ tiếp theo cho đến khi sản xuất hoàn thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá có thể là bán thành phẩm của từng giai đoạn sản xuất, có thể là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.
6.7.1. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.
Trước hết, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất của từng giai đoạn đầu tiên để tính giá thành bán thành phẩm của giai đoạn 1. Sau đó xác định chi phí sản xuất giai đoạn 1 chuyển sang giai đoạn sau, cùng với chi phí sản xuất của bản thân giai đoạn đó, tổ chức tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn này, cứ kế tiếp liên tục. Như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành của thành phẩm. Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể được thực hiện tuần tự từng khoản mục chi phí hoặc tuần tự tổng hợp chung cho tất cả các khoản mục chi phí theo công thức sau:
Giá thành bán thành phẩm B1
Giá thành nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí chế biến
B1
Giá trị sản phẩm dở
dang B1
= + -
Giá thành bán thành phẩm B2
= Giá thành bán thành phẩm B1
+ Chi phí chế
biến B2 - Giá trị sản phẩm dở dang
B2
Giá thành
thành phẩm =
Giá thành bán thành phẩm Bn - 1
+
Chi phí chế biến Bn +
Giá trị sản phẩm dở
dang Bn
Ưu điểm: Nếu doanh nghiệp thực hiện giá thành theo phương pháp này không những doanh nghiệp có thể biết được giá thành của sản phẩm hoàn thành mà còn biết được giá thành thực tế của các bộ phận cấu thành nên sản phẩm - Giúp quản lý tốt giá thành sản phẩm. Hơn thế nó còn cung cấp đầy đủ thông tin cho các đối tượng quan tâm.
Nhược điểm: Do tính phức tạp của quá tính toán nên hoạt động của các nhà quản lý và các kế toán trong doanh nghiệp phải phức tạp và vất vả hơn. Vì thế phương pháp này đòi hỏi công tác tổ chức hạch toán phải khoa học để thông tin được truyền đi nhanh chóng, kịp thời và chính xác giữa các khâu, đòi hỏi công tác kiểm tra, kiểm soát phải hoàn thiện để cho phương pháp tính giá này trở nên hiệu quả hơn.
6.7.2. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm.
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có sản phẩm hoàn thành trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp theo một quy trình nhất định, ở đó bán thành phẩm của bước này là đối tượng chế biến của bước tiếp theo nhưng bán thành phẩm trong từng giai đoạn có giá trị sử dụng độc lập không đem kho nhập hay bán ra ngoài hay cũng không cần hạch toán kinh tế trong từng giai đạn mà bán thành phẩm chỉ để tiếp tục tham gia chế biến thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.
Đối tượng tính giá thành là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở công đoạn sản xuất cuối cùng.
Theo phương pháp này kế toán sẽ dựa vào phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, căn cứ vào số liệu, chi phí đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn công nghệ sản xuất (từng phân xưởng, đội sản xuất) tính toán được phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn đó nằm trong giá thành của sản phẩm hoàn thành, theo từng khoản mục chi phí quy định.
Công thức tính:
- Tính chi phí sản xuất của giai đoạn i trong thành phẩm(Czi):
=
Dđki + Ci
Stp + Sdi *
Czi Stp
Trong đó: Czi: Chi phí sản xuất của giai đoạn i trong thành phẩm.
Dđki: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i.
Ci: Chi phí sản xuất phát sinh giai đoạn i.
Stp: Số lượng thành phẩm sản xuất ở giai đoạn cuối.
Sdi: Số lượng sản phẩm dở dang ở giai đoạn i.
- Công thức tính giá thành thành phẩm hoàn thành(Ztp):
Ưu điểm: Tính toán giá thành của thành phẩm được nhanh chóng.
Nhược điểm: Do không tính giá thành bán thành phẩm ở từng công đoạn sản xuất nên không thể xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh từng giai đoạn, không có số liệu để ghi sổ kế toán khi nhập kho bán thành phẩm và cũng không phản ánh được giá trị bán thành phẩm từ giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau. Số dư cuối kỳ ở sổ chi tiết sản xuất của từng phân xưởng cũng thể hiện chính xác khối lượng sản phẩm dở dang hiện có.
Quy trình công ngh nghệ.
29
Ztp = ∑
= n
i1 Czi
Giai đoạn 1 (PX1)
Giai đoạn 2
(PX2) … Giai đoạn n
(PXn)
Chi phí sản xuất của giai đoạn 1
Chi phí sản xuất của giai đoạn 2
Chi phí sản xuất của giai
đoạn n
…
Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 nằm trong thành
phẩm
Chi phí sản xuất của giai đoạn 2 nằm trong thành
phẩm
Chi phí sản xuất của giai đoạn nằm
trong thành phẩm
Giá thành của thành phẩm(theo từng khoản mục chi phí)
PHẦN II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOA LAN.