Kinh nghiệm quốc tế trong giảm quá tải tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Giải quyết tình trạng quá tải tại Bệnh viên Bạch Mai, thành phố Hà Nội (Trang 32 - 39)

Trong thời kỳ nền kinh tế tập trung, hệ thống dịch vụ y tế của Trung Quốc đã trải qua sự phát triển nhanh chóng. Qua hơn 20 năm phát triển sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa được thành lập, Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống dịch vụ y tế tương đối hoàn thiện bao gồm các dịch vụ khám chữa bệnh, phòng ngừa, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi, giảng dạy và nghiên cứu. Không chỉ có số lượng các dịch vụ tăng lên nhanh chóng, mà trong việc cơ cấu các tuyến dịch vụ, thì lĩnh vực ưu tiên là xây dựng các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản. Ở tuyến địa phương, lĩnh vực được ưu tiên là xây dựng hệ thống dịch vụ khám chữa bệnh ở nông thôn. Ở khu vực thành thị, Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống dịch vụ ba cấp là bệnh viện cấp thành phố và cấp quận, dịch vụ điều trị ngoại trú ở các khu phố và dịch vụ phòng ngừa dịch bệnh có liên quan. Ở khu vực nông thôn, đã xây dựng được mạng

bệnh viện với bệnh viện cấp hạt là các đõn vị chắnh, các trung tâm y tế ở thị trấn là đõn vị nòng cốt và trạm y tế của làng là các đơn vị cơ sở. Khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế đã tăng lên rất nhiều.

Mục tiêu của của các cơ sở y tế ở các cấp và loại hình khác nhau được đặt rõ - đảm bảo phúc lợi cho nhân dân và nâng cao chất lượng chung của y tế công cộng. Không có dịch vụ hướng vào lợi nhuận. Lý do đặt ra mục tiêu này là do sự quản lý và tổ chức cụ thể ở thời điểm đó. Hầu hết các cở sở dịch vụ khám chữa bệnh là thuộc sở hữu công, một số các cơ sở này do cơ quan nhà nước trực tiếp điều hành và một số cơ sở thuộc về sở hữu tập thể do các tổ chức kinh tế tập thể ở nông thôn và thành thị quản lý. Việc quản lý chủ yếu dựa vào công tác lập kế hoạch. Chính phủ và tổ chức quản lý các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh đảm bảo về đầu vào tài chính. Thu nhập từ dịch vụ y tế không có liên quan đến lợi nhuận kinh tế của những người hành nghề y dược.

Công tác “phòng ngừa” được đặt lên hàng đầu và chú trọng đến sự phát triển của y tế công cộng. Trong toàn bộ đầu vào cho y tế, đầu vào cho y tế công cộng luôn luôn là ưu tiên hàng đầu. Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống y tế công cộng cơ bản hoàn thiện bao gồm khám chữa bệnh và phòng ngừa dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, kiểm soát dịch bệnh địa phương, thanh tra y tế và kiểm dịch. Đồng thời cũng đã xây dựng được mối quan hệ phối kết hợp tốt giữa các hệ thống y tế công cộng và giữa các cơ sở y tế công cộng và các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, chiến dịch sức khoẻ và yêu nước cũng đóng vai trò tích cực. Việc đề cao hệ thống y tế công cộng có tác động rõ. Nhiều bệnh truyền nhiễm do virút đã cơ bản hoặc hoàn toàn bị loại bỏ. Nhiều bệnh truyền nhiễm và bệnh giun sán đã được kiểm soát hiệu quả. Tỉ lệ mắc các bệnh

truyền nhiễm được công bố chính thức giảm xuống nhanh chóng và tỉ lệ mắc dịch địa phương giảm đáng kể.

Mặc khác, trong lĩnh vực khám chữa bệnh nói chung, hành vi của bệnh viện và bệnh nhân được kiểm soát và chuẩn hoá tốt thông qua việc đặt ra các mục tiêu vì phúc lợi của người dân cho các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh có liên quan, kiểm soát năng lực cung ứng dịch vụ y tế và các vấn đề khác có liên quan đến sắp xếp tổ chức để tập trung can thiệp y tế vào việc điều trị các bệnh thông thường và các bệnh thường gặp với tính hiệu quả - chi phí cao.

Trong khi đó, việc lựa chọn công nghệ cũng tập trung vào việc sử dụng các công nghệ phù hợp.

Việc lựa chọn hợp lý can thiệp y tế đã thực hiện được đầu vào nguồn lực y tế thấp và đầu ra nguồn lực y tế cao. Trong khi đó, sự phân bổ các nguồn lực y tế hợp lý hơn được thực hiện ở các lĩnh vực khác nhau và giữa các nhóm đối tượng khác nhau.

Hệ thống bảo hiểm y tế ở Trung Quốc phát triển tốt. Tại khu vực thành thị, hệ thống bảo hiểm y tế lao động và khám chữa bệnh công gần như bao phủ tất cả những người lao động ở thành phố. Trong khi đó, theo cơ cấu tổ chức có liên quan ở thời điểm đó, nhiều thành viên của gia đình nhân viên có thể được bảo hiểm bán phần theo hệ thống khám chữa bệnh công hoặc hệ thống bảo hiểm y tế lao động khi bị mắc bệnh. Ở vùng nông thôn, hệ thống khám chữa bệnh hợp tác phát triển dần dần, bao phủ khoảng 90% tổng số dân ở vùng nông thôn trong thời gian phát triển tốt nhất. Thông qua ba hệ thống bảo hiểm này, đại đa số người dân đều có thể có bảo hiểm ở mức độ khác nhau khi nguy cơ bệnh tật xảy ra.

Mặt khác, hệ thống y tế hướng vào phúc lợi của người dân trong thời kỳ nền kinh tế tập trung có các chức năng thanh toán chuyển nhượng và bảo

trang thiết bị y tế của các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh chủ yếu phụ thuộc vào kinh phí của nhà nước và các tập thể kinh tế. Giá thuốc được chính phủ kiểm soát chặt chẽ, kể cả một số thuốc được chính phủ trợ cấp kín. Điều này đã hỗ trợ các chức năng của hệ thống dịch vụ khám chữa bệnh để không chỉ cung cấp dịch vụ y tế mà còn tái phân bổ và trợ cấp cho người sử dụng dịch vụ. Người dân đã được hưởng nhiều sự trợ cấp công ngay cả khi họ không tham gia vào một hệ thống bảo hiểm y tế nào. Các chức năng của hệ thống bảo hiểm chi phí khám chữa bệnh và trợ cấp cho người sử dụng trong dịch vụ y tế phúc lợi công còn vượt trội chức năng liên quan đến hệ thống khám chữa bệnh hợp tác xã ở nông thôn.

Để đảm bảo tính ổn định của dịch vụ y tế công cộng và dịch vụ y tế cơ bản, Trung Quốc phải thực hiện việc quản lý ngân sách riêng cho các chi phí liên quan. Ở cấp trung ương, xây dựng một quỹ dịch vụ y tế cơ bản và y tế công cộng đặc biệt và thực hiện việc quản lý ngân sách riêng biệt.

1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Hệ thống chăm sóc y tế tại Nhật Bản cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm khám sàng lọc, chăm sóc trước khi sinh và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân có trách nhiệm chi trả 30% các chi phí trong khi chính phủ trả 70% còn lại. Thanh toán cho các dịch vụ y tế cá nhân được cung cấp thông qua một hệ thống chăm sóc bảo hiểm y tế phổ thông cung cấp một sự bình đẳng tương đối của việc tiếp cận với những chi phí được thiết lập bởi một ủy ban của chính phủ. Những người không có bảo hiểm thông qua các chủ lao động có thể tham gia vào một chương trình bảo hiểm y tế quốc dân được quản lý bởi các chính quyền địa phương. Bệnh nhân có thể tự do chọn bác sĩ hoặc cơ sở theo sự lựa chọn của họ và không thể bị từ chối hạng mục

bảo hiểm. Bệnh viện, theo luật, phải được hoạt động phi lợi nhuận và được quản lý bởi các bác sĩ. Các công ty vì lợi nhuận không được phép sở hữu hoặc vận hành các bệnh viện. Các phòng khám phải được sở hữu và điều hành bởi các bác sĩ.

Tại Nhật Bản, các dịch vụ được cung cấp hoặc thông qua các bệnh viện công cộng của khu vực hoặc quốc gia hoặc qua các bệnh viện hay phòng khám tư nhân và bệnh nhân có thể tiếp cận phổ cập tới các cơ sở bất kỳ, mặc dù bệnh viện có xu hướng tính phí nhiều hơn cho những bệnh nhân không có giấy giới thiệu. Như nói ở trên, chi phí tại Nhật Bản có xu hướng khá thấp so với các nước phát triển khác, nhưng tỷ lệ sử dụng cao hơn nhiều. Hầu hết các phòng khám một bác sĩ không yêu cầu đặt chỗ trước và các cuộc hẹn cùng một ngày là luật lệ hơn là ngoại lệ.

1.3.3. Kinh nghiệm của Pháp

Tham khảo mô hình y tế của Pháp cho thấy có hai khác biệt dễ thấy nhất của hệ thống y tế của Pháp với Việt Nam:

Một là không có bệnh nhân tự vào thẳng một bệnh viện lớn khám bệnh và hai không có phân biệt bệnh viện tuyến trên hay tuyến dưới. Tại Pháp, không có chuyện một người dân đến thẳng bệnh viện khám xem "có bị bệnh gì không", tất cả phải có lịch hẹn trước, và rất hiếm người phải đi vài trăm cây số từ vùng này sang vùng khác để khám bệnh, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Vậy người dân Pháp khi có vấn đề về sức khỏe, họ đi đâu? Nếu khẩn cấp họ có thể đến khoa cấp cứu của bất kì bệnh viện nào, thường họ chọn bệnh viện gần nhất. Còn không, họ phải đến các bác sĩ gia đình (BSGĐ) hoặc đến khám các phòng mạch/bệnh viện tư. Bác sĩ gia đình là đơn vị tiếp nhận đầu tiên của hệ thống phòng và điều trị bệnh ban đầu. Nhiệm vụ của các BSGĐ là quản lý sức khoẻ cho nhóm người mà họ chịu trách nhiệm gồm điều trị, theo dõi sức

Các BSGĐ làm việc tại phòng mạch tư của mình mà không có lương, mỗi ca tư vấn được trả 23 Euro, họ làm việc rất cẩn thận và nhiệt tình. Thu nhập bình quân của các BSGĐ này là 38.000 Euro mỗi năm (số liệu 2013)

Các bác sỹ gia đình (BSGĐ) khi khám ban đầu, nếu thấy cần khám xét chuyên khoa họ sẽ giới thiệu bệnh nhân đến bệnh viện để đặt lịch hẹn khám chuyên sâu như chụp chiếu, nội soi, khám chuyên khoa... Thông thường cuộc hẹn khám tại các bệnh viện sẽ thực hiện sau 2 tuần đến vài tháng, tất cả các khoa phòng khám bệnh đều có lịch hẹn từ trước, trừ khoa cấp cứu. Như vậy, sẽ giải quyết được đối tượng thăm khám ban đầu và phòng bệnh nhờ đội ngũ BSGĐ hùng hậu và hệ thống phòng khám tư nhân hoạt động hiệu quả.

Ở nước Pháp, chương trình sàng lọc phát hiện sớm các loại ung thư đã thành quy chuẩn. Các hướng dẫn về phát hiện sớm ung thư vú, cố tử cung, dạ dày, đại tràng ... đều được thực hiện chi tiết. Những ung thư có thể sàng lọc tại nhà như phát hiện máu vi thể trong phân, trong nước tiểu... bằng các mẫu thử đơn giản thì được gửi đến tận nhà người dân miễn phí. Những ung thư vú, cổ tử cung ... thì người dân đều được khám chuyên khoa và được quản lý rất chặt chẽ bởi các BSGĐ.

Điều quan trọng thứ hai để giúp bệnh nhân không dồn về một khu vực là hệ thống bệnh viện tại Pháp không phân theo tuyến. Không có bệnh viện tuyến trên hay bệnh viện tuyến dưới. Người dân đến khám tại bệnh viện gần nhất, không phải dồn về một nơi để được khám và điều trị. Để có được điều này trước hết phải nhờ vào sự đồng đều về trình độ của các bác sĩ. Trình độ của các bác sĩ Pháp khá đồng đều nên người bệnh hoàn toàn yên tâm khi chọn khám bệnh ở một phòng khám tư hay khám tại bệnh viện.

Trình độ các bác sĩ Pháp khá đồng đều nhờ vào hệ thống đào tạo. Sinh viên Y trên toàn nước Pháp được học một chương trình giống hệt nhau. Sau 6 năm học đại học với cùng một chương trình đào tạo như nhau trong cả nước, tất cả các sinh viên đều trở thành bác sĩ nội trú. Để chọn chuyên ngành học nội trú, các sinh viên phải trải qua một kỳ thi xếp loại quốc gia để xếp loại từ người thứ nhất đến người cuối cùng trong cả nước (examen classant national).

Tỷ lệ phân bổ bác sĩ chuyên khoa/ bác sĩ gia đình trong số sinh viên tốt nghiệp là 50-50% hoặc 40-60% tuỳ từng năm. Các BSGĐ trải qua 3 năm Nội trú, các chuyên ngành khác thời gian đào tạo Nội trú từ 4-5 năm...

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải quyết tình trạng quá tải tại Bệnh viên Bạch Mai, thành phố Hà Nội (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w