PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG
3.2. Một số giải pháp tập trung nhằm giải quyết tình trạng quá tải
Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013, bệnh viện Bạch Mai cần tập trung vào một số nhóm giải pháp sau:
3.2.1. Xã hội hóa y tế
Năm 1996, Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mọi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”. Mặc dù đây là lần đầu tiên thuật ngữ “xã hội hoá” được ghi trong văn kiện của Đảng, nhưng ngay từ năm 1986, cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, việc thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực văn hoá, xã hội khác đã trở thành một định hướng lớn để đổi mới trong các lĩnh vực này. Đại hội VI của Đảng đã nêu phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và khẳng định vấn đề chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân. Tiếp theo là các chủ trương
“Phát triển các hoạt động y tế bằng khả năng của Nhà nước và của nhân dân”
(1991); “đa dạng hoá các hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ, trong đó y tế nhà nước là chủ đạo” (1993).
Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương đã chỉ rõ: “... Nội dung xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người là động viên và tổ chức tốt sự tham gia tích cực, chủ động của mọi người với tư cách cộng đồng và tư cách cá nhân trên cả hai mặt hoạt động và đóng góp... Đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe, cho phép thành lập các bệnh viện bán công, bệnh viện tư, bệnh viện liên doanh 100% vốn nước ngoài...”
Nghị quyết số 35 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 19/3/2001 về chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010 đã nêu: “...
tiếp tục thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ hợp tác quốc tế để đầu tư, nâng cấp bệnh viện, nhất là các bệnh viện Trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố đạt trình độ trung bình so với các nước trong khu vực vào năm 2010. Tăng cường huy động và điều phối các nguồn vốn viện trợ, đặc biệt là các khoản viện trợ không hoàn lại cho hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay ưu đãi cho đầu tư phát triển, cùng với các khoản đầu tư cá nhân và liên doanh phù hợp với chủ trương, với chính sách của Nhà nước...”.
Theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường có quy định chi tiết chính sách khuyến khích xã phát triển hội hóa và các ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực này.
Để thực hiện chủ trương xã hội hóa, Bộ Y tế đã đề ra giải pháp “Huy động nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống y tế công lập”, trong đó “Khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, hợp tác và liên kết với các doanh nghiệp, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị và cung cấp các dịch vụ y tế phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt”. Thực hiện chủ trương này, việc huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các cơ sở y tế công lập đang được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu:
- Liên doanh, liên kết đầu tư thiết bị y tế tại các bệnh viện công.
- Phát triển các dịch vụ theo yêu cầu tại các bệnh viện công.
Trong điều kiện ngân sách Nhà nước hạn hẹp, kinh phí hoạt động của Bệnh viện Bạch Mai không đủ để đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm mới trang thiết bị y tế. Vì vậy, việc huy động mọi nguồn vốn xã hội để xây dựng phát triển Bệnh viện là một việc làm phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; phù hợp với xu hướng xã hội và mong muốn của nhân dân.
gồm quyền sử dụng đất, đội ngũ cán bộ công nhân viên. Phần kêu gọi đóng góp của nhân dân bao gồm máy móc, TTB y tế... Đây là dự án mang nhiều tính khả thi và có triển vọng. Bệnh viện có thể đa dạng các hình thức đầu tư để thu hút các đối tác không chỉ trong mà còn ở ngoài nước như:
Tư nhân bỏ vốn mua trang thiết bị đặt tại bệnh viện và tự lo cả kinh phí bảo dưỡng. Việc thu hồi vốn được thông qua thu phí dịch vụ. Bệnh viện có thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, trả tiền sử dụng máy thông qua cơ chế trích một tỷ lệ cố định trên số phí dịch vụ thu được.
Hoặc cả bệnh viện và đối tác đầu tư cùng góp vốn bằng hh́nh thức cổ phần để đầu tư xây dựng bệnh viện bán công trong bệnh viện hoặc hoạt động độc lập như một vệ tinh của bệnh viện.
Hoặc tư nhân cho bệnh viện vay tiền để đầu tư mua sắm trang thiết bị, nhà cửa, cơ sở hạ tầng. Bệnh viện trả dần bằng ngân sách hàng năm hoặc trả bằng nguồn kinh phí, viện phí thu được từ hoạt động chuyên môn.
Liên doanh, liên kết (góp vốn bằng tiền, cơ sở vật chất; năng lực, chất lượng, uy tín của đơn vị) với các nhà đầu tư để đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hoạt đồng theo mô hình doanh nghiệp. Thời gian liên doanh, liên kết sẽ được hai bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án xây dựng hoặc triển khai trên đất được giao của bệnh viện thì quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bệnh viện, khi hết thời gian liên doanh, liên kết thì tài sản trên đất thuộc về bệnh viện.
Việc xã hội hóa sẽ huy động được nhiều nguồn lực để phát triển chuyên môn kỹ thuật, đầu tư mới các thiết bị chẩn đoán, điều trị kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật y tế và nâng cao hiệu quả chẩn đoán, điều trị; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước, từng
bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân trong khi kinh phí và các điều kiện đầu tư cho ngành y tế còn hạn chế. Mặt khác, do nguồn vốn huy động từ cá nhân, tập thể, theo phương thức liên doanh, liên kết nên được kiểm soát chi tiêu chặt chẽ và ít bị thất thoát so với ngân sách Nhà nước. Các thiết bị được trang bị theo hướng xã hội hóa được tập trung sử dụng hết công năng và kịp thời xử lý khi có sự cố.. Về phía nguồn lực trong các thành phần xã hội, ngoài việc người bệnh tự mình trang trải các chi phí khám, chữa bệnh ngoài quy định của BHYT, nhiều tổ chức xã hội, tôn giáo, các nhà từ thiện đã thực hiện nhiều hoạt động nhân đạo, từ thiện trong lĩnh vực KCB đã làm tăng hiệu quả công tác xã hội hóa trong chăm sóc sức khỏe cho người dân.
3.2.2. Phát triển các dịch vụ theo yêu cầu và dịch vụ y tế chất lượng cao 3.2.2.1. Dịch vụ theo yêu cầu
Trong những năm qua, Bệnh viện Bạch Mai đã được đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại thay thế dần một số thiết bị cũ, hư hỏng và lạc hậu nhằm nâng cao chất lượng công tác chẩn đoán và điều trị, đáp ứng được nhu cầu cơ bản khám chữa bệnh của nhân dân, góp phần cùng với ngành y tế đẩy lùi và khống chế nhiều loại bệnh tật nguy hiểm.
Với mức độ gia tăng dân số như hiện nay, cộng với việc thu nhập xã hội tăng lên, nhiều gia đình đủ khả năng tự túc các chi phí y tế và có nhu cầu khám, chữa bệnh và được chăm sóc tốt hơn tại các cơ sở y tế trong và ngoài nước.
Nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng, do đó bên cạnh nhiệm vụ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, thầy thuốc đòi hỏi Bệnh viện Bạch Mai phải được trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại để ứng dụng những công nghệ y học tiên tiến trong khám chữa bệnh.
nguồn tăng thu chủ yếu. Triển khai khu dịch vụ theo yêu cầu riêng biệt hoặc bệnh viện lồng ghép cung ứng dịch vụ theo yêu cầu vào các dịch vụ khám chữa bệnh thông thường. Hình thức dịch vụ theo yêu cầu được thực hiện dưới nhiều hình thức, ví dụ như:
- Phòng theo yêu cầu: Bệnh viện đã và đang triển khai giường tự nguyện tại một số đơn vị như: Viện Tim mạch, Khoa Tiêu hoá, Khoa Ngoại, Khoa Sản...
Thực tế qua hoạt động thời gian , hình thức đã cơ bản đáp ứng một phần nhu cầu thực tế của bệnh nhân.
- Phẫu thuật theo yêu cầu: Bệnh viện áp dụng nhiều phương pháp linh hoạt nhằm cung cấp cho người bệnh những dịch vụ điều trị tốt nhất.
- Khám bệnh ngoài giờ: Dịchvụ khám chữa bệnh ngoài giờ tạo điều kiện tạo điều kiện cho những bệnh nhân muốn được sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao
- Dịch vụ điều dưỡng theo yêu cầu: việc người bệnh đi điều trị cần có thêm người nhà chăm sóc là điều đương nhiên. Tuy nhiên, đối với những gia đình neo người, bận rộn… việc sắp xếp thời gian để chăm sóc người bệnh lại trở thành áp lực. Do vậy, tình trạng người bệnh cần thuê người chăm sóc đang ngày càng phổ biến.
Bối cảnh này đã vô hình chung hình thành một thị trường mới là: Dịch vụ thuê người để chăm sóc người bệnh, nhu cầu của thị trường ngày càng cao và phát triển mang tính tự phát, không có tổ chức quản lý, gây nhiều bất cập như: Không xác định được nhân thân người được thuê, không quản lý được khi xảy ra sự cố; Người được thuê không có chuyên môn, chỉ làm quen tay;
Người được thuê tìm cách để gây áp lực cho gia chủ như tăng giá, nhũng nhiễu…; Phía bệnh viện không quản lý được người được thuê, thậm chí
không xác định được là người nhà người bệnh hay là người được thuê chăm sóc; Gây mất an toàn, an ninh bệnh viện…
Để hỗ trợ cho người dân trong quá trình khám chữa bệnh để nâng cao chất lượng dịch vụ và làm tăng độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ Y tế thì giải pháp tốt nhất là phát triển dịch vụ này theo hướng xã hội hóa, nghĩa là đồng ý cho các đơn vị dịch vụ kết hợp với bệnh viện cùng triển khai với yêu cầu phải đạt các tiêu chí sau: Phối kết hợp tốt với bệnh viện; Vững về chuyên môn; Thái độ chăm sóc tốt, dịch vụ hoàn hảo; Giá cả hợp lý các bên đều chấp nhận được. Bảo vệ được quyền và lợi ích của 3 bên (Bệnh viện, Tổ chức cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ).
Lợi ích trước mắt có thể thấy được là: Không làm tăng nhân lực tại bệnh viện; Bệnh viện không phải chi trả lương cho nhân viên hoạt động trong bộ phận công tác xã hội; Người bệnh được chăm sóc tận tình và chu đáo nhất bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ; Hỗ trợ tốt công tác an toàn, an ninh của bệnh viện; Tăng nguồn thu cho bệnh viện; Nâng cao chất lượng dịch vụ và làm tăng sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế; Nâng cao chất lượng điều trị và hình ảnh Bệnh viện; Giải quyết việc làm cho một lượng lớn điều dưỡng ra trường không xin được việc làm tại các bệnh viện, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội...
3.2.2.2. Dịch vụ y tế chất lượng cao
Với mức độ gia tăng dân số như hiện nay, cộng với việc thu nhập xã hội tăng lên, nhiều gia đình đủ khả năng tự túc các chi phí y tế và có nhu cầu khám, chữa bệnh và được chăm sóc tốt hơn tại các cơ sở y tế trong và ngoài nước.
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, số lượng nhân viên, sinh viên, du khách là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, học
quốc tế tới Việt Nam đạt 5,5 đến 6 triệu lượt người.
Để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng trên, tạo đà phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật để từng bước hội nhập với nền y học trong khu vực và Thế giới, việc phát triển mô hình dịch vụ y tế chất lượng cao sẽ giảm quá tải tại bệnh viện và khắc phục tình trạng bệnh nhân ra nước ngoài khám chữa bệnh
Ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, các nhân viên làm việc tại đây phải được đào tạo và tuyển lựa rất gắt gao. Đội ngũ nhân viên y tế phục vụ bệnh nhân/khách hàng với tác phong chuyên nghiệp, ân cần và tận tâm như đối với người thân trong gia đình. Thao tác chuyên môn y khoa được các nhân viên y tế thực hiện chính xác, nhanh gọn, và luôn tôn trọng các yêu cầu cá nhân riêng tư của mỗi cá nhân bệnh nhân. Tính bảo mật thông tin sức khỏe bệnh nhân luôn được chú trọng. Ngoài kỹ năng chuyên môn (gồm nhiều khâu, từ phục vụ bệnh nhân đến xét nghiệm), điều dưỡng ở đây còn phải sử dụng thành thạo tiếng Anh để phiên dịch cho các bác sĩ nước ngoài.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy thỏa mãn với sản phẩm dịch vụ y tế khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, với chi phí phù hợp, tạo thuận lợi việc điều trị bệnh hiệu quả.
Dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao là xu thế tất yếu trong việc xã hội hóa dịch vụ y tế. Người nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và cán bộ có thu nhập cao đều cần dịch vụ này.
3.2.3 Triển khai mô hình Bác sỹ gia đình tại Khoa khám bệnh
Mô hình bác sĩ gia đình đã phát triển và nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới từ Thế kỷ XX. Năm 1960, Y học gia đình ra đời ở Mỹ, Anh và một số nước, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng với sự chuyển đổi mô hình bệnh tật trên toàn cầu. Năm 1995, có 56 nước đã phát
triển và áp dụng chương trình đào tạo Y học gia đình. Hiệp hội Bác sĩ gia đình toàn cầu (WONCA) đã được thành lập năm 1972 và đến nay đã có gần 100 quốc gia thành viên. Hiện nay, mô hình bác sĩ gia đình đã được phát triển rộng rãi không chỉ ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Canada mà cả ở các nước đang phát triển như Philippines, Malaysia, đặc biệt Cu Ba là quốc gia được coi là một hình mẫu về phát triển mô hình bác sĩ gia đình ở các nước đang phát triển.
Với mô hình phòng khám Bác sỹ gia đình tại Khoa khám sẽ đảm đương 3 vai trò chính: Khám lâm sàng, y tế dự phòng và bác sĩ tâm lý cho bệnh nhân. Họ sẽ khám sàng lọc, giải quyết được phần lớn các bệnh lý thông thường hướng dẫn phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh cũng như kiểm soát bệnh mạn tính.
Bác sỹ gia đình góp phần giảm bớt gánh nặng về thời gian và công việc cho các bác sĩ chuyên khoa liên quan, giảm sự quá tải bệnh viện, đồng thời tiết kiệm được kinh phí nằm viện cho bệnh nhân cũng như cho ngành Bảo hiểm y tế.
3.2.4.Cải cách thủ tục hành chính.
“Cải tiến quy trình và thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế khi đến khám tại bệnh viện” là 1 trong 3 mục đích được nhắc đến trong Quyết định số: 1313/QĐ-BYT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Trong việc thu phí khám và xét nghiệm, cần sắp xếp, bố trí lại hệ thống tổ chức một cách hợp lý đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm ở bất cứ khoa phòng nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất. Chẳng hạn: tất cả các bệnh
cấp cứu) được tiếp đón tại “Phòng tiếp đón”. Tại đây, các bác sỹ, y tế sẽ tiếp bệnh nhân, hỏi bệnh nhân về yêu cầu khám chữa bệnh, tình trạng bệnh tật...
Khi đã hiểu và nắm được nhu cầu, nguyện vọng cũng như tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, các bác sỹ sẽ tư vấn, chỉ dẫn bệnh nhân đến các chuyên khoa sâu cần thiết. Có như vậy vừa tránh tình trạng ùn tắc bệnh nhân vừa góp phần làm giảm thất thu cho bệnh viện. Đối với bệnh nhân thì không bị khám chữa bệnh không đúng với nguyện vọng, nhanh chóng, thuận tiện tránh các khám chữa bệnh không cần thiết gây lãng phí cho cả người bệnh lẫn ngân sách nhà nước.
- Thực hiện quy trình “một cửa” sẽ giúp bệnh nhân thuận tiện trong công tác khám và chữa bệnh.
- Bố trí đội ngũ hướng dẫn tận tình chu đáo, phát tờ rơi hướng dẫn, tổ chức tư vấn công khai cho bệnh nhân về các dịch vụ y tế của bệnh viện.
- Hiện nay, những quy định "tự phát" khiến cho thủ tục hành chính thêm rườm rà, vừa làm mất thời gian vừa phát sinh chi phí gây thiệt hại kinh tế cho người bệnh. Chẳng hạn như việc bắt người bệnh BHYT phải photocopy giấy chuyển viện và thẻ BHYT…
- Giảm số lượng người nhà bệnh viện ra vào bệnh viện trong những giờ cao điểm, trong những trường hợp cần thiết giới hạn số người nhà được phép ở lại bệnh viện chăm sóc người bệnh.
- Không để người dân phải tự photocopy thẻ BHYT, giấy chuyển viện, bệnh viện cần yêu cầu nhân viên tiếp nhận, hướng dẫn làm hồ sơ KCB phải ký xác nhận để quy rõ trách nhiệm
- Sắp xếp tổ chức lại quy trình tiếp đón, khám bệnh, làm xét nghiệm..đảm bảo giải quyết hết số lượng bệnh nhân đến khám trong ngày.