Thực trạng quá tải trong hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai

Một phần của tài liệu Giải quyết tình trạng quá tải tại Bệnh viên Bạch Mai, thành phố Hà Nội (Trang 43 - 52)

QUÁ TẢI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

2.2. Thực trạng quá tải trong hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai

2.2.1. Thực trạng quá tải

Quá tải bệnh viện đã và đang là một trong những vấn đề lớn cần được giải quyết của hệ thống y tế Việt Nam. Tình trạng quá tải có nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng khám chữa bệnh, tác động đến hiệu quả hoạt động các bệnh viện và dẫn đến không đạt được các mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển của hệ thống y tế. Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về tình trạng quá tải bệnh viện và các tài liệu nghiên cứu nước ngoài chỉ đề

cập đến tình trạng quá tải ở khu vực cấp cứu của bệnh viện và tình trạng chờ đợi được phẫu thuật. Một số nghiên cứu trước đây về quá tải bệnh viện ở Việt Nam cho rằng nguyên nhân chính gây quá tải bao gồm các nguyên nhân trong bệnh viện là vấn đề quản lý và tổ chức tiếp nhận bệnh nhân, sử dụng nguồn nhân lực và quản lý các tiêu chuẩn ra viện, nguyên nhân ngoài bệnh viện là việc tổ chức mạng lưới và phân tuyến kỹ thuật…Sự quá tải này có thể được đo lường bằng công suất sử dụng giường bệnh, tỉ lệ bác sĩ trên bệnh nhân (nội, ngoại trú) v.v…

Đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai là một trong những trung tâm Y tế chuyên sâu lớn nhất cả nước có chất lượng hàng đầu và tin cậy của người bệnh và nhân dân cả nước với 1900 giường bệnh, bao gồm các hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn Hà nội cũng như các tỉnh phía Bắc. Là nơi tập trung đội ngũ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, Bác sỹ, đầu ngành trong cả nước. Ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh, đội ngũ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ còn tham gia đào tạo cán bộ cho ngành Y tế. Bệnh viện là cơ sở thực hành chính của trường Đại học Y Hà Nội, thường xuyên đào tạo đại học và sau đại học, đào tạo lại cán bố tuyến dưới.

Hiện nay, tình trạng quá tải của Bệnh viện phổ biến hầu hết tại các chuyên khoa, trong đó có một số chuyên khoa thường quá tải trên 200% như Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Viện Tim mạch, Trung tâm hô hấp, Khoa Thận – tiết niệu....đặc biệt là Khoa khám bệnh, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận khoảng 4.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị mỗi ngày.

Hàng năm số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện là 800.000 đến 1.000.000 người. Số bệnh nhân điều trị nội trú trung bình từ 80.000 đến 100.000 người. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh luôn trong tình trạng quá tải (trên 150%). Ngày điều trị trung bình đạt từ 10 - 12 ngày. Số xét nghiệm và các kỹ thuật thăm dò chức năng tăng cao (4.000.000 - 6.000.000

(trước 1995), nay chỉ còn 0,5 %.

Tình trạng quá tải đã diễn ra từ nhiều năm nay gây nhiều khó khăn cho công tác khám chữa bệnh, gây nguy cơ sai sót chuyên môn, nhiễn khuẩn bệnh viện, tai biến điều trị, tử vong trong bệnh viện, ảnh hưởng chất lượng khám chữa bệnh (KCB) và bức xúc trong dư luận nhân dân.

Tình trạng quá đông bệnh nhân sẽ dẫn tới nguy cơ không đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh và an toàn của bệnh nhân. Thời gian KCB cho bệnh nhân ít, đặc biệt là bệnh nhân đến KCB tại khu vực Khoa Khám bệnh làm cho các bác sỹ không có đủ thời gian khám và tư vấn cho bệnh nhân. Việc kê thêm giường bệnh, nhận quá đông bệnh nhân trong khi diện tích mặt bằng không tăng, cơ sở vật chất đầu tư không hợp lý và đúng thiết kế, thiếu nhân lực sẽ dẫn tới các bệnh viện không đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành theo quy định.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, tình trạng quá tải phổ biến từ 25 - 27 chuyên khoa, trong đó có một số chuyên khoa thường quá tải khoảng trên dưới 250%

như Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Khoa Tiêu Hóa, Khoa Hô hấp, Khoa Thần kinh.

Vào những dịp cao điểm dịch bệnh của một số bệnh lây nhiễm, bệnh mới nổi như: SARS, Cúm A/H5N1,H7N9, cúm A H1N1, cúm A H5N1, sốt xuất huyết Dangue, bệnh tay - chân - miệng...các khoa phòng như Khoa Truyền nhiễm, Khoa Cấp cứu, khoa Nhi....liên tục rơi vào tình trạng quá tải. Lượng bệnh nhân vào viện cấp cứu, điều trị tăng đột biến (150% so với bình thường), trang thiết bị hoạt động hết công suất, khiến công tác khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn.

Mục tiêu phát triển chung của bệnh viện Bạch Mai được quy định trong

Điều 1, Quyết định số 4700/QĐ-BYT về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Bệnh viện Bạch Mai đến năm 2020 với nội dung “Xây dựng Bệnh viện Bạch Mai trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu hàng đầu của Việt Nam, có cơ sở trang thiết bị hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Là cơ cở đào tạo thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học y tế khu vực phía Bắc. Tập trung phát triển những kỹ thuật cao để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc toàn diện. Kế hoạch đến năm 2020 sẽ đạt tổng số giường bệnh điều trị nội trú lên 3.500 giường để đảm bảo người bệnh được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao”.

Theo con số thống kê của bệnh viện Bạch mai trong năm 2012 số bệnh nhân quá tải tăng 30 % so với năm 2009, riêng lượng bệnh nhân điều trị nội trú có thẻ BHYT tăng 60%. Lượng bệnh nhân ngoại trú đến khám tại bệnh viện cũng liên tục gia tăng với gần 800.000 lượt bệnh nhân so với năm 2010.

2.2.1.1.Công tác khám chữa bệnh

Với đội ngũ Y, bác sĩ đông đảo, chuyên môn cao, tâm huyết, lại có uy tín trong chuẩn đoán và điều trị, hàng năm Bệnh viện khám, chữa bệnh cho hơn 80.000 bệnh nhân nội trú và hơn 1.000.000 bệnh nhân ngoại trú. Các Khoa, phòng tại Bệnh viện Bạch Mai được trang bị nhiều máy móc, phương tiện hiện đại để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Nhiều kỹ thuật cao được Bệnh viện ứng dụng, nhiều đề tài khoa học được nghiên cứu, bảo vệ và đưa vào ứng dụng trong công tác khám, chữa bệnh đã góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, đồng thời giúp giải quyết những vấn đề lớn của ngành Y tế, thúc đẩy việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong hoàn cảnh của Việt Nam. Bệnh viện đã bố trí tập trung chuyên sâu theo thứ tự ưu tiên và từng bước đạt được mục tiêu: Tập trung dịch vụ kỹ thuật, các labo về một khối, xóa bỏ các labo riêng lẻ ở các Viện/Khoa.

việc đưa vào sử dụng các máy chụp cắt lớp vi tính hiện đại 64 dãy, máy X- quang tăng sáng truyền hình, máy siêu âm màu và máy chụp mạch mã hóa xóa nền hai bình diện (thiết bị chụp mạch thuộc loại hiện đại nhất hiện nay), Gamma Knife, SPECT, các máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy định danh vi khuẩn, PCR … Ngoài ra, bệnh viện còn đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao phát huy hiệu quả tối đa trong việc chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học. Nhiều quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu được ứng dụng, triển khai để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Triển khai kỹ thuật cao: ghép thận đưa kỹ thuật này trở thành thường quy, rút ngắn ngày điều trị nội trú, ghép tế bào gốc tạo tạo máu điều trị thành công bằng tế bào gốc mô mỡ tự thân cho nhiều bệnh nhân.

Tại Khoa Cấp Cứu, kỹ thuật dẫn lưu não thất cấp cứu ICT monitoring tiêu sợi huyết não thất ở bệnh nhân đột quỵ, thiếu máu não cấp tính đã góp phần cứu sống các bệnh nhân nặng. Kỹ thuật xạ trị gia tốc, xạ phẫu, PET/CT mô phỏng, điều biến liều; Kỹ thuật điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu Y - 90 phóng xạ, Kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da, Kỹ thuật điều trị rung nhĩ bằng radio Frequency, Kỹ thuật điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới bằng laser nội tĩnh mạch; Kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng đặt Stent đường mật, Kỹ thuật đặt ống dẫn lưu ổ hoại tử của viêm tụy cấp dưới hướng dẫn của siêu âm; Kỹ thuật đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan bằng kim đốt đơn Soloist và nhiều kỹ thuật khác đã góp phần cứu sống được nhiều bệnh nhân nặng mắc bệnh hiểm nghèo.

Bệnh viện đã áp dụng 500 kỹ thuật mới, hiện đại có hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới như: Kỹ thuật ghép van tim tự thân, PET/CT để chẩn đoán và lập kế hoạch xạ trị gia tốc điều biến liều (IMRT), Xạ

phẫu thuật với Dao Gamma quay để điều trị u não và bệnh lý sọ não; Kỹ thuật xác định độ biến Gen trong chẩn đoán và điều trị ung thư, Ghép thận, Siêu âm nội soi trong lòng mạch, Đặt stent khí quản, Điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu - 90 phóng xạ.

Việc áp dụng các kỹ thuật mới đã góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân trong nước, đặc biệt một số chuyên gia nước ngoài trong tình trạng bệnh hiểm nghèo tạo nên những kỳ tích trong y học được nhân dân và bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến kéo dài và phức tạp như dịch sốt phát ban dạng sởi, dịch sốt xuất huyết, dịch Cúm A/H1N1, dịch tả, đặc biệt là dịch sởi vừa qua, Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị 524 BN sởi trong đó có 359 BN sởi trẻ em: 5,7%, người lớn: 0,6% là một thành công lớn của Bệnh viện trong việc ngăn chặn dịch sởi đặc biệt nghiêm trọng này.

Thực hiện tốt Chỉ thị 06, Chương trình số 527 của Bộ trưởng Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chống quá tải bệnh viện:

Không ngừng cải tiến quy trình KCB, đảm bảo hợp lý, đơn giản, thuận tiện, tránh phiền hà cho bệnh nhân. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý: Nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc giám sát thường xuyên các hoạt động của từng đơn vị.

2.2.1.2. Công suất sử dụng giường bệnh

Công suất sử dụng giường bệnh tại bệnh viện Bạch Mai luôn vượt từ 165-200%. Tình trạng quá tải ở khu vực nội trú thường xuyên xảy ra ở các khoa trọng điểm như các khoa Ngoại, Trung tâm Hô hấp, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Khoa Thần kinh, Khoa Thận tiết niệu.. một số chuyên khoa như Tim mạch, Nhi..tình trạng 3 - 4 người bệnh/giường thường xuyên xảy ra.

phòng đã gia tăng số giường bệnh nội trú và mở thêm phòng khám ngoại trú nhưng số bệnh nhân thực tế điều trị vẫn vượt số giường kế hoạch đến hơn 200%.

Số ngày sử dụng trung bình 1 giường bệnh/năm dao động từ 390 - 774 ngày/

giường bệnh/năm (cao hơn nhiều mức bình thường 280 ngày/giường/ năm).

Tình trạng quá tải giường trong điều trị nội trú chủ yếu chỉ xảy ra ở các Khoa điều trị các bệnh mạn tính khó chữa.

Biểu đồ 3: Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện và một số khoa lâm sàng

Số người có nhu cầu khám, chữa bệnh cao trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng y tế của bệnh viện chưa đáp ứng đủ. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức trên 200%

2.2.1.3. Nguồn nhân lực

Hiện tại, bệnh viện Bạch Mai có 2169 cán bộ, viên chức trong đó có 489 bác sỹ; 1.146 điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh; 17 dược sỹ đại học, 38 dược sỹ trung học; 479 khác: giảng viên, luật sư, kỹ sư, kế toán...Cụ thể:

Giáo sư, phó giáo sư: 20 người;

Tiến sỹ y học, tiến sỹ dược học: 51 người;

Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa II: 52 người;

Thạc sỹ y học, thạc sỹ dược học: 139 người;

Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I: 130 người;

Bác sỹ, dược sỹ: 114 người.

Tỷ lệ phân bổ cán bộ, viên chức giữa các bộ phận: lâm sàng chiếm 73,26%; cận lâm sàng và dược 12,91%; quản lý, hành chính 3,83%.

Theo thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, ngày 05/6/2007 của liên Bộ Nội vụ và Bộ Y tế, về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước quy định rõ:

- Định mức Biên chế cơ sở khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng đặc biệt (Đơn vị tính: người/giường bệnh)

TT Đơn vị Làm việc theo

giờ hành chính Làm việc theo ca 1

Cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa Nhi hạng đặc biệt

1,55 - 1,7 2,00 - 2,2

Hệ số điều chỉnh đối với các đơn vị có quá tải bệnh nhân:

bệnh bình quân liên tục trong 3 năm liên kề/100.

Định mức cán bộ y tế/ giường bệnh tại bệnh viện Bạch Mai thấp hơn so với quy định trong Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ cán bộ y tế (bao gồm bác sĩ, điều dưỡng và hộ lý kể cả hợp đồng) trên một giường bệnh dao động từ 0,57 - 1,09 là quá thấp so với quy định.

2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng

Bệnh viện Bạch Mai hiện có 22 khu nhà với tổng diện tích đất 11,4ha với hiện trạng công trình là khu nhà thấp tầng theo công năng bố trí dàn trải trên tích khu đất, chiều cao tầng từ 2-4 tầng. Ngoài ra có một số các công trình cao tầng và hiện đã và đang được xây dựng trong những năm gần đây gồm các khối nhà Việt Nhật 6 tầng và Trung tâm Ung bướu và Tim mạch trẻ em cao 19 tầng tại khu vực trung tâm bệnh viện, bố cục tổng thể được phân thành các khu chính:

- Khu khám bệnh.

- Khu điều trị.

- Khu hành chính quản trị.

- Khu hạ tầng kỹ thuật.

- Khu đất xen kẽ chưa giải phóng mặt bằng.

Các Viện/Khoa đều được trang bị nhiều máy móc, phương tiện hiện đại để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Ngoài ra, Bệnh viện còn đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao phát huy hiệu quả tối đa trong việc chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học.... Nhiều kỹ thuật cao được Bệnh viện ứng dụng trong công tác khám, chữa bệnh đã góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, cứu sống

nhiều bệnh nhân nặng, đồng thời giúp giải quyết những vấn đề lớn của ngành Y tế, thúc đẩy việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong hoàn cảnh của Việt Nam.

Trong năm 2011, bệnh viện đã triển khai dự án xây dựng Trung tâm Ung bướu và Trung tâm tim mạch trẻ. Mặc dù đến hết năm 2014, nguồn kinh phí do Nhà nước cấp cho dự án chỉ đạt 340 tỷ/1.300 tỷ tổng mức đầu tư nhưng bệnh viện phấn đầu đến hết năm 2015 sẽ đưa tòa nhà Trung tâm đi vào hoạt động. Bệnh viện đã tiến hành cải tạo và sửa chữa lớn rất nhiều hạng mục như:

Cải tạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; Cải tạo sửa chữa Trung tâm YHHN và Ung bướu; Cải tạo khoa Khám bệnh..

Một phần của tài liệu Giải quyết tình trạng quá tải tại Bệnh viên Bạch Mai, thành phố Hà Nội (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w