QUÁ TẢI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
2.3. Nguyên nhân tình trạng quá tải tại bệnh viện Bạch Mai
Hiện nay sự mất cân đối trong nhu cầu khám chữa bệnh giữa bệnh viện tuyến trung ương và các bệnh viện địa phương là rất lớn.
Qua thực tiễn cho thấy tình trạng quá tải bệnh viện hiện nay là hậu quả của tập hợp các nhóm nguyên nhân khác nhau:
2.3.1. Nhu cầu và ý thức khám chữa bệnh của người dân ngày một tăng Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, họ có nhận thức cao hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe và có xu hướng tìm đến các dịch vụ sống tốt nhất, uy tín nhất. Với tâm lý đó, người bệnh và gia đình luôn coi trọng chuyên môn, kĩ thuật và bệnh viện Bạch Mai là một trong những nơi mà họ lựa chọn.
Tâm lý người bệnh thường có xu hướng đến thẳng bệnh viện tuyến TW để điều trị, kể cả người có và không có điều kiện kinh tế; 73.7% bệnh nhân đến thẳng bệnh viện mà chưa từng đi đâu để KCB.
Nguyên nhân là do chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến dưới không đảm bảo, chất lượng khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất thiếu,
nhân và sự thiếu tuân thủ quy định chuyển tuyến, chuyển tuyến ngược: 80%
bệnh nhân đến KCB tại bệnh viện Bạch Mai là do họ tin tưởng vào trình độ chuyên môn; Tỉ lệ bệnh nhân vượt tuyến là 75%; 90% bệnh nhân KCB ở Khoa khám bệnh có thể KCB tại tuyến dưới; 56% bệnh nhân nội trú ở Khoa sản là đẻ thường hoặc viêm nhiễm nội khoa có thể chữa tại tuyến dưới, thậm chí tại trạm y tế xã;
Bệnh viện Bạch Mai luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân, trong số đó không ít những bệnh nhân vượt tuyến.
Với việc bệnh nhân buộc phải tìm đến các chuyên khoa ở tuyến trên như vậy thì tình trạng quá tải là điều tất yếu.
2.3.2. Mô hình bệnh tật có diễn biến phức tạp
Trong thời gian qua mô hình bệnh tật ở nước ta có sự biến đổi với mô hình bệnh tật kép, Bệnh truyền nhiễm xảy ra thường xuyên và theo chiều hướng phức tạp, cùng với đó là sự gia tăng không ngừng của các bệnh không lây nhiễm như huyết áp, tim mạch…Xuất hiện nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh của một số bệnh lây nhiễm, bệnh mới nổi như: cúm A H1N1, cúm A H5N1, sốt xuất huyết Dangue, bệnh tay - chân - miệng...; đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm lại gia tăng đến mức báo động. Tỷ lệ tăng huyết áp lên tới 23% nam giới và 15% nữ giới ở độ tuổi 25-64 (HATTh ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ áp); và tỷ lệ đái tháo đường gặp ở 2% nam giới và 2% nữ giới có đường huyết lúc đói cao ( ≥ 6.1 mmol/L); 28% nam giới và 32% nữ giới ở độ tuổi 25-64, có cholesterol toàn phần cao ( ≥ 5.0 mmol/L).
Trong năm 2014, bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị 524 bệnh nhân sởi trong đó 359 bệnh nhân sởi trẻ em, 165 bệnh nhân sởi người lớn
trong đó có nhiều bệnh nhân chuyển từ các tuyến cơ sở đến trong tình trạng sởi có biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp.
Trung tâm Chống độc lần đầu tiên đã dùng các biện pháp hồi sức tổng hợp điều trị thành công 4/14 bệnh nhân bị ngộ độc nấm độc hoang mặc dù không có thuốc giải độc Silibirin và điều trị thành công một bệnh nhân ngộ độc sâu Ban miêu.
2.3.3. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu
Quy hoạch tổng thể phát triển Bệnh viện Bạch Mai đến năm 2020 đã được Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định số 4700/QĐ-BYT ngày 21/11/2007 với mục tiêu trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu hàng đầu của Việt Nam, có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Từ đó đến nay, bệnh viện Bạch Mai đã được đầu tư cải tạo nhiều hạng mục công trình, đáp ứng được một phần nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và phù hợp với sự phát triển không ngừng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y học. Trong giai đoạn này, các khoa chuyên ngành trong bệnh viện Bạch Mai đã được phát triển thành các bệnh viện hoạt động độc lập ngay trong khuôn viên bệnh viện như Bệnh viện Tai Mũi Họng;
bệnh viện Lão khoa TW; bệnh viện Da liễu TW; bệnh viện Nhiệt đới TW...vv.
Bệnh viện Bạch Mai cũng như các đơn vị khu vực phần nào đã thực hiện được Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030.
Với cơ sở vật chất hiện trạng, bệnh viện Bạch Mai đáp ứng được khoảng 1.900 giường điều trị nội trú. Một điều bất cập là cơ sở vật chất và khuôn viên của bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải do số lượng người bệnh và người nhà bệnh nhân đến khám chữa bệnh tập trung đông, hệ thống cơ sở vật chất vừa “thiếu” lại “yếu” đặc biệt là khu vực khám chữa bệnh dẫn tới việc đáp
thực tế. Hầu hết các công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật được xây dựng từ lâu đã và đang xuống cấp hoặc hết niên hạn sử dụng kể cả trang thiết bị và thiết bị y tế chuyên ngành.
Mặc dù đã nhiều lần được cấp kinh phí đầu tư cải tạo và nâng cấp về cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên ngành, song việc cải tạo và nâng cấp các công trình chủ yếu là xây dựng và lắp đặt xen kẽ, ghép cấy với các hệ thống công trình hiện có dẫn đến việc tổ chức các không gian chức năng bị chồng chéo, không đảm bảo tính hợp lý trong dây chuyền sử dụng, làm tăng mật độ xây dựng nhưng không tăng hiệu quả phục vụ chức năng khám chữa bệnh.
Với đa phần các công trình đã xuống cấp, cũ và lạc hậu không thích hợp với dây chuyền khác chữa bệnh theo phương pháp tiên tiến và hiện đại của y học công nghệ mới..
Trong những năm qua, số lượng điều trị bệnh nhân liên tục tăng, Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải không đáp ứng đúng, đủ nhu cầu khám và chữa bệnh, tình trạng bệnh nhân điều trị nằm 2-3 người/giường bệnh diễn ra thường xuyên gây khó khăn cho y, bác sỹ và bệnh nhân trong việc khám và điều trị.
Chương 3