3.2. Phân tích hệ gen ty thể lợn Ỉ
3.2.5. Sự chủng loại phát sinh ở Sus scrofa
Những kết quả phân tích mối quan hệ của các giống lợn từ hai cây chủng loại phát sinh của chúng tôi đều khá tương đồng với học thuyết về quá trình thuần hóa các giống lợn trong các nghiên cứu trước. Quá trình thuần hóa các giống lợn luôn gắn với sự phát triển của nông nghiệp, những cá thể lợn thuần hóa đã đƣợc khai quật tại
ầayửnỹ ở phớa Đụng Nam của Anatolia cú niờn đại khoảng 7000 năm trước Cụng nguyên (BC) [70].
Theo các nghiên cứu truyền thống sử dụng phương pháp khảo cổ học, lợn có nguồn gốc từ vùng Cận Đông sau đó phổ biến dần về phía tây tới Châu Âu và phía đông tới Trung Quốc [18]. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây sử dụng trình tự mtDNA làm đối tƣợng nghiên cứu đã củng cố cho giả thiết về sự thuần hóa diễn ra ở nhiều nơi một cách độc lập [29, 45]. Dữ liệu mtDNA đƣợc phân tích từ trình tự của 685 cá thể bao gồm cả lợn hoang và lợn bản địa ở cả Châu Á và Châu Âu đã ủng hộ giả thuyết rằng sự thuần hóa các giống lợn xảy ra độc lập ở các vùng địa lý khác nhau: hai khu vực ở Trung Quốc, một ở Bắc Ấn Độ, một ở khu vực Đông Nam Á, và hai ở Châu Âu.
Khoảng cách di truyền khá xa giữa hai nhóm lợn Châu Á và Châu Âu cùng đƣợc thể hiện trên hai cây phát sinh trình loài dựa trên toàn bộ trình tự hoàn chỉnh của hệ gen ty thể và vùng D loop. Mặc dù khoảng cách di truyền đƣợc tính toán giữa hai nhóm lợn này trên hai cây là khác nhau, nó vẫn thể hiện thời điểm tách ra của hai nhóm này là khá sớm. Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu trước đâyvề thời điểm tách ra của các giống lợn bản địa Châu Á và Âu diễn ra vào khoảng 500,000 [29] hoặc 746,000 năm trước [26].
Với nghiên cứu của mình, Darwin tin rằng rằng chìa khóa sự đa dạng của các giống bản địa có nguồn gốc từ sự chọn lọc của cả tự nhiên và nhân tạo [20]. Sự chọn lọc tự nhiên đã diễn ra từ hàng triệu năm qua, cùng với sự lại tạo của con người đã hình thành nên nhiều giống lợn độc đáo. Trong những thiên niên kỷ gần đây, sự chọn lọc của tự nhiên và nhân tạo đã tạo nên những giống có sự khác biệt về di truyền, lựa chọn để nhắm tới những đặc tính mục tiêu nhất định hoặc loại bỏ toàn bộ những biến thể di truyền khác. Các giống lợn thuần sau đó cũng cho thấy sự tiến hóa nhanh chóng về hình thái do quá trình chọn lọc nhân tạo. Sự khác biệt về kích thước của các giống lợn có thể được lập luận là do sự khác biệt về môi trường sống và nguồn thức ăn. Các
giống lợn tại các điều kiện môi trường khác nhau cũng sẽ khác nhau về các đặc điểm nhƣ khả năng chịu nóng/lạnh, khả năng kháng bệnh, sức sống, các thuộc tính đƣợc người nông dân quan tâm như sản lượng thịt hay khả năng sinh sản. Đến nay, có khoảng hơn 730 giống lợn trên toàn thế giới, trong đó hai phần ba cƣ trú tại Trung Quốc và Châu Âu, 270 giống trong đó có nguy cơ biến mất [84]. Ngoài ra, nguồn gốc của các giống lợn theo những phân tích chủng loại phát sinh giữa các giống lợn hoang dã của Châu Á và Châu Âu đã cho thấy những trao đổi giữa các giống lợn của hai khu vực này xảy ra ở thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, với cả những bằng chứng di truyền [29]
và các sự kiện lịch sử đƣợc ghi nhận lại [40], đóng góp trong sự hình thành nên của một số giống nhƣ Berkshire.
Từ phân tích chủng loại phát sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nguồn gốc của các giống lợn Trung Quốc khá gần gũi với các giống lợn có phân bố địa lý thuộc khu vực Trường Giang. Kết quả này tương tự với nghiên cứu RFLP đối với các giống lợn đƣợc lấy mẫu từ khu vực Đông Nam Trung Quốc [47]. Sự đổ bộ của các giống lợn ngoại lai có nguồn gốc từ Châu Âu chính là giải thích cho sự suy giảm hoàn toàn các giống lợn bản địa tại khu vực đảo Jeju [46]. Trong khi đó, sự cô lập tại các hòn đảo riêng biệt đã dẫn đến những khác biệt về di truyền của các giống lợn nhƣ Lanyu và WB-Malaysia so với các giống còn lại [17].
Trong các nghiên cứu trước đã chỉ ra sự gần gũi về mặt di truyền giữa các giống lợn Việt Nam và lợn Châu Á. Cả hai cây chủng loại phát sinh của chúng tôi đều cho kết quả tương tự, cụ thể là sự gần gũi về mặt di truyền giữa lợn Ỉ và Banna mini – một giống lợn Mekong, lợn hoang Việt Nam và một số giống lợn hoang Châu Á khác. Tuy nhiên, nhóm này lại nằm ở nhánh khá riêng biệt với phân lớn các giống lợn Châu Á khác có vị trí địa lý thuộc khu vực Trung Quốc và Đông Bắc Á. Sự khác biệt di truyền của các giống lợn hoang Việt Nam đối với các giống bản địa Trung Quốc đã từng đƣợc chứng mình trong nghiên cứu của Lan và Shi [47]. Nghiên cứu của Hongo và cs so
và hoang dã Châu Á cho kết quả đa phần các giống lợn bản địa Việt Nam có chung nguồn gốc với các giống lợn bản địa Đông Á. Tuy nhiên trong đó vẫn có một nhóm nhỏ có mối quan hệ gần gũi với các giống lợn hoang dã và tách biệt khỏi nhóm lợn bản địa Đông Á [37]. Những giống này được cho là không bị ảnh hưởng bởi các trao đổi về di truyền có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể tìm ra nguồn gốc của giống lợn Ỉ Việt Nam.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Chúng tôi đã tách chiết và khuếch đại thành công hệ gen ty thể giống lợn Ỉ
Giải trình tự hoàn chỉnh trình tự hệ gen ty thể giống lợn Ỉ và đã công bố trình tự trên GenBank (mã số KX094894)
Đã đƣa ra đƣợc cấu trúc của hệ gen ty thể lợn Ỉ
Xây dựng đƣợc cây chủng loại phát sinh, tìm ra đƣợc những khác biệt về di truyền nhất định giữa lợn Ỉ và các giống lợn bản địa Trung Quốc.
Kiến nghị
Sử dụng thêm nhiều công cụ phân tích, thống kê để tiếp tục làm rõ sự khác biệt về trình tự ty thể của lợn Ỉ so với các giống lợn khác
Tiền hành thêm các nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm ra nguồn gốc di truyền của giống lợn Ỉ
Nghiên cứu sự đồng nhất của quần thể lợn Ỉ đang đƣợc duy trì hiện nay.