Nước ta có bờ biển dài trên 3.200 km trải dài suốt 13 vĩ độ từ Bắc xuống Nam - môi trường biển Việt Nam rất đa dạng với hom 3000 hòn đảo lớn nhỏ, phân bố từ vùng gần bờ đến ngoài biển khơi gồm những quần đảo lớn như Hoàng Sa, Trường Sa, Cô T ô... vói nhiều hệ sinh thái độc đáo, đặc điểm ĐDSH cao và đặc thù. Tuy vậy, các nghiên cứu về ĐDSH trong các hệ sinh thái biển hãy còn rất ít, ngoại trừ những dẫn liệu về một số nhóm sinh vật như: thực vật nổi - 537 loài, rong biển - 653 loài, cỏ biển - 15 loài, động vật không xương sống - khoảng 8.000 loài, cá biển - 2.038 loài, san hô hơn 300 loậi (Nguyễn Huy Yết, 1994, 2005) [theo Nguyễn Huy Yết (2005) thì trên thế giới hiện biết trên 6.000 loài san hô]. Tôm biển - 225 loài (trong đó tôm he - Penaeidae nhiều nhất: 77 loài), bò sát biển - 4 loài (Rùa biển: đồi mồi - Eretmocheiys imbrícala; Vích - Chelonia mydas\ Quản đồng - Careteta olivacea', Rùa da - Dermochelys coriacea). Thú biển - 20 loài (cá voi, cá heo và một loài Bò biển - Dugon dugong).
Xét về đặc điểm tự nhiên, thì biển và ven biển Việt Nam có thể chia làm 9 vùng có tầm quan trọng đối với ĐDSH (theo “Chiến lược nâng cao nhận thức Đa dạng sinh học của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010” của Bộ Khoa học và Công nghệ, 2Ỏ01), đó lắ:
1. Móng Cái đến Đồ Sơn: là vùng có thuỷ triều chiếm ưu thế, có các cửa sông ven bờ và nền trầm tích bùn.
2. Đồ Sơn đến Lạch Trường: là vùng có động thái trội về dòng chảy sông và sóng, có bờ biên băng phăng có cát và trầm tích cát.
3. Lạch Trường đến Mũi Ròn: có động thái trội là các dòng chảy sông và sóng, có bờ biển bằng phang có cát và trầm tích cát.
4. Mũi Ròn đến Mũi Hải Vần: có động thái trội là các dòng bờ và sóng biển, bờ biển gồm các đụn cát và sau các đụn cát là đầm phá.
5. Mũi Hải Vân đến Mũi Đại Lãnh: tương đối cân đối tương tác giữa đất liền và biển. Bờ biển có nhiều mũi, châu thổ nhỏ, các đầm phá và các vịnh nhỏ.
6. Mũi Đại Lãnh đến Mũi Vũng Tàu.
7. Mũi Vũng Tàu đến Mũi Cà Mâu: động thái trội là các dòng chảy sông. Bờ biển là châu thổ có các rừng đước. Trầm tích biển là cát và bùn.
8. Mũi Cà Mâu đến Hà Tiên: động thái trội là các đợt sóng Tây Nam. Bờ biển là châu thổ có các rừng đước. Trầm tích biển là cát và bùn.
9. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa: hầu hết là các đảo san hô.
Trong các vùng đã nêu ở trên thì các vùng 1, 5, 6 và 9 có các điều kiện môi trường ổn định hơn nên các chi số ĐDSH cao hơn các vùng khác.
2.5.2. Đa dạng sinh học các vùng hệ sinh thái rừng ngập mặn
Trong các hệ sinh thái RNM của Việt Nam, Phan Nguyên Hồng (1993) đã công bố 77 loài cây ngập mặn thuộc 2 nhóm được phân chia theo các điều kiện môi trường và dạng sống khác nhau.
Nhóm 1: có 35 loài cây ngập mặn “thực thụ”, thuộc 20 chi của 16 họ.
Nhóm 2: có 42 loài, thuộc 36 chi của 28 họ - gồm những loài “gia nhập” RNM thường ở các rừng thứ sinh và rừng trồng trên đất cao.
Sự phân bố của chúng cũng khác nhau: ở miền Bắc gặp 34 loài, trong khi đó ở miền Nam gặp tới 69 loài.
Theo Ông, rừng ngập mặn ở Việt Nam được chia làm bốn vùng:
- Vùng 1: Ven biển Đông Bắc (từ Mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn) Các chi chủ đạo gồm: Mắm biển (Avicennia), Sú (Aegiceras), Đâng (.Rhizophora), Trang (Kandelia) và Vẹt dù (Bruguiera).
- Vùng 2: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ (từ m ũi Đồ Sơn đến cửa Lạch Trường)
Khu vực này nằm trong phạm vi bồi tụ của hệ thống sông Thái Bình, sông Hồng và các phụ lưu nên phù sa nhiều, biên độ triều lớn (3 - 4 m), bãi bôi rộng ở cả cửa sông và ven biên, nhưng chịu tác động của gió bão nên cây ngập mặn kém phát triển. Ở khu vực này tốc độ quai đê, lấn biển nhiều nên cây ngập mặn chủ yêu phân bố hẹp ở ngoài đê, ven các cửa sông.
Các chi chủ đạo: Sú (Aegiceras), Ôrô {Acanthus), Bần chua (Sonneratia caseolaris là cây nước lợ điển hình), Cói (Cyperus).
- Vùng 3: Ven biển miền Trung (từ cửa Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu)
Đây là dải đất hẹp, dọc bờ biển không có cầy ngập mặn mà chỉ cộ ở phía trong các cửa sông làm thành một số dải hẹp, phân bô không đông đêu, do ảnh hưởng của địa hình, sóng và tác động của các đụn cát. Các chi chủ đạo: Măm biên (Avicennia), Đâng (Rhizophora), Trang (Kandelia), Bân chua (Sonneratia caseolaris), Đước (Rhizophorra apiculatà), Vẹt dù (Bruguiera).
- Vùng 4: Ven biển Nam Bộ (từ mũi Vũng. Tàu đến Hà Tiên) Vùng này thuộc phạm vi bồi tụ của hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai. Địa hình bằng phẳng, thấp, kênh rạch chằng chịt, phù sa nhiều, ít chịu tác động của bão. Gió mùa Tây Nam và dòng chảy từ Ấn Độ Dương và biển Đông đem theo hạt giống từ vùng xích đạo lên. Cây ngập mặn ở đây phong phú, đặc biệt ờ vùng ven biển Tây Nam Bộ và bán đảo Cà Mâu.
• Rừng ngập mặn Đông Nam Bộ (Rừng Sát)
Rừng Sát diện tích chủ yếu thuộc về TP. Hồ Chí Minh (từ năm 1978).
Cây ngập mặn ở đây chủ yếu là quần thể bần trắng (tiên phong nơi mới bôi tụ), các quân xã Đước (Rhizophorra apiculata), Xu ổi (Xylocarpus granatum), Măm lưỡi đòng (Avìcennia officinalis), Giá (Excoecaria agallocha)...
Cây nước lợ (phía bắc c ầ n Giờ và dọc cửa sông Đồng Nai): Bần chua (Sonneratia caseolaris), Mái dầm (Sonneratia caseolaris), Mãng cầu (Annona reticulata), Dừa nước (Nypha fruticans), Trâm ổi (Eugenia jam bolana)...
• R ừ n g ngập m ặn vùng cửa sông Cửu Long
RNM vùng cửa sông Cửu Long là một vùng trũng được phù sa bồi đăp thường xuyên nên địa hình bàng phẳng, có độ dốc không lớn, bờ biển nông, ít chịu tác động của bão nên thuận lợi cho rừng ngập mặn hình thành và phát triển.
- RN M ở vùng cửa sông Ba Lai: có các quần thể và quần xã diển hình như: quần thế Bần trắng (Sonneratia alba) - phía ngoài cửa sông, quần xã Mắm trắng (Avicennia alba) và Bần trắng (S. alba) - RNM ở cửa sông
Tiền (cừa Đại, cửa Tiểu, cửa Hàm Luông) - bao gồm các cây nước lợ và cây rộng muối như: quần thể Bần chua (Sonneratia caseolaris) tiên phong trên dải đất mới bồi phía ngoài cửa sông; quần xã Dừa nước (Nypha ỷrutỉcans), Mái dầm (Cryptocoryne ciliatà),...
- RN M ở lưu vực sông c ổ Chiên (cửa c ổ Chiên, cửa Cung Hầu):
Mắm trắng (Avicennia alba) phát triển mạnh. Loài này cùng với Mắm lưỡi đòng (Avicennia oficinalis) phát triển thành quần xã dày đặc, cây cao khoảng 10 m. Đây là loại rừng phòng hộ bảo vệ bờ sông chống xói lờ rất hiệu quả.
• Rừng ngập mặn ở mũi Cà Mâu
Mũi Cà Mâu là một vùng đất mới (trầm tích Holoxen), với bãi bồi ngày một phát triển về phía tây nam. Cà Mâu có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất ở nước ta. Thành phần và kích thước của cây cũng cao hơn các vùng khác.
Các quần xã đặc trung bởi Mắm biển (Avicennia marina) - rừng già có nhiều cầy lớn với đường kính 25 - 40 cm, cao 8 - 10 m, Mắm trắng {Avicennia albà), Đước (Rhizophorra apiculata), Vẹt cBruguiera), Giá (Excoecaria agallocha), Chà là (Phoenix).
Chương 3
Giá trị của đa dạng sinh học
Để diễn tả, đánh giá các giá trị của ĐDSH vậ tài nguyên thiên nhiên người ta thường dùng một loạt các tiêu chí về kinh tê cũng như giá trị vê đạo đức. Cũng vì lẽ đó mà môn khoa học “Kinh tế môi trường” được ra đời.
Mục đích chính của Kinh tế môi trường là xây dựng và áp dụng phương pháp xác định giá trị các thành phần của đa dạng sinh học.
Người ta đã đưa ra nhiều phương pháp tiếp cận để xác định những giá trị kinh tế của các nguồn gen, các loài, các quần thể, các quần xã và các hệ sinh thái. Một trong những phương pháp thông dụng nhất đó là phân chia các giá trị đa dạng sinh học thành hai loại: giá trị trực tiêp và giá trị gián tiếp.