8. Sự lây lan của các dịch bệnh
5.2. Các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học
Có ba hình thức bảo tồn ĐDSH: bảo tồn tại chỗ, bảo tồn chuyển chỗ và bảo tồn bằng pháp chế.
5.2.1. Bảo tồn tại chỗ (insitu conservation)
Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy, trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tư nhiên của chúng và trong trường họp đôi với các loài được thuân hoá là trong môi trường sống nơi đã hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng (riêng biệt) của chúng.
Cần phái nói rằng, đây là biện pháp bảo tồn tốt nhất vì tronệ điều kiện tự nhiên các loài mới có khả năng tiếp tục quá trình thích nghi tiến hoá dối với môi trường đang thay đổi trong các quần xã tự nhiên của chúng. Tuy nhiẽn, đối với nhiều loài hiếm (do áp lực của con người và số cá thể còn lại ít), và nhất là khi các cá thể còn lại được tìm thấy ở ngoài khu bảo vệ thì bảo tồn nguyên vị sẽ không có hiệu quả. Trong trường hợp này, giãi pháp duy nhất để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn các cá thể trong những điều kiện nhân tạo dưới sự kiểm soát của con người. Cách bào tồn này gọi là bào tồn ngoại vi hay bảo tồn chuyển chỗ.
5.2.2. Bảo tồn chuyển chỗ (exsitu conservation)
Báo tồn chuyến chỗ là hình thức bào tồn các hợp phần cùa ĐDSH bên ngoài sinh cành tự nhiên của chúng.
Đối với động vât, để bảo tồn chuyển chỗ cần hình thành các vườn thú, trang trại nuối và các chương trình nhân giống động vật.
Đối với thực vật, cần có các vườn bách thảo, vườn cây gỗ và các ngân hàng giống.
Kiếu bảo tồn chuyển chỗ khá tốn kém. Thí dụ, người ta đã tính được ràng, ờ các vườn Quốc gia Đông Phi chi phí để nuôi các con voi châu Phi và
các con tê giác tốn gấp 50 lần so với chi phí để bào tồn m ột sô lượng cá thê tương đương (Leader - Williams, 1990).
Bảo tồn chuyển chỗ và bảo tồn tại chỗ luôn có tính bổ sụng cho nhạu - điều này được thể hiện ở chỗ bảo tồn chuyển chỗ sẽ chuyên vê cho bảo tôn tại chỗ một số cá thể nuôi nhốt theo định kỳ, ngược lại các nghiên cứu trên các quần thể nuôi nhốt có thể cung cấp cho ta những hiểu biết về đặc điểm sinh học của loài và gợi m ở cách thức mới cho việc bảo tồn tại chỗ.
Giữa bào tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ tồn tại một chiến lược trung gian - đó là sự quan trắc và quản lý chặt chẽ quần thể các loài quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trong các khu bảo tồn tại chỗ nhỏ.
• X ây dự ng các vườn thú
Mục tiêu của vườn thú là lập được quần thể nuôi của các loài động vật quí hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Trên thế giới, theo Groombrige (1992), hiện đang nuôi giữ 700.000 cá thể đại diện cho 3000 loài, gồm: thú, chim, bò sát và lưỡng cư. Khoảng 10% ữong số 274 loài thú hiếm có khả năng tự duy trì quần thể ở kích thước đủ để bảo tồn tính biến dị di truyền của chúng.
Ở Việt Nam có hai cơ sở nuôi nhốt lớn nhất là vườn thú Sài Gòn và vườn thú Thủ Lệ (H à Nội). Ngoài ra còn có các Trạm cứu hộ động vật ở Vuờn QG Cúc Phương (nuôi 12 loài khỉ nhốt) và ở Sóc Sơn (Hà Nội).
• X â y d ụ n g các Vườn thực vật
Trên thế giới hiện có 1.500 Vườn thực vật, chứa khoảng 35.000 loài thực vật (chiếm khoảng 15% số loài thực vật toàn cầu).
Vườn thực vật Hoàng Gia Kew (Anh) lớn nhất thế giới - tại đây cỏ khoảng 25.000 loài, trong đó khoảng 2.700 loài đang bị đe dọa hay có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Vườn thực vật ở Xanhpetecbua (Nga) được hình thành vào năm 1714, rộng 22,6 ha, trồng > 8000 loài cây.
Điểm hạn chế là hầu hết các vườn thực vật đều tập trung ờ vùng ôn đới, trong khi đó đa số các loài thực vật lại tìm thấy ở vùng nhiệt đới.
Ở Việt Nam, hiện có một số vườn thực vật, tuy còn ờ qui mô nhỏ:
Vườn Trảng Bom (Đồng Nai) - 118 loài; Vuờn c ầ u Hai (Vĩnh Phú) - 110 loài; Vườn Câm Quỳ (Hà Tây) - 61 loài; Vườn Bách thảo Hà Nội được hình thành cách đây hom 100 năm có khoảng vài trăm loài. Ngoài ra, theo Viện Dược liệu (1985), ở nước ta có khoảng 1.863 loài cây thuốc (thuộc 244 họ), 20% trong số này đang được gieo trồng trong các vườn cây thuốc của các cơ sở nghiên cứu trong cả nước.
• X â y dụ n g ngân hàng hạt giống (Bảo tồn nguồn gen)
Thế giới hiện có khoảng 50 ngân hàng hạt giống chứa hom 2 triệu bộ sưu tập hạt giống. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cần thiết cho việc tạo ra các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt của nên nông nghiệp hiện đại. Người ta ước tính khoảng 96% nguồn gen di truyên cân thiết cho nền nông nghiệp hiện nay được lấy từ các nước đang phát triên như: Ấn Độ, Êtiopia, Pêru, Aicập, Mêxicô, Inđônêxia, song các chương trinh tạo giống cao sản lại tập trung ở các nước Bắc Mỹ và châu Au.
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Đăng Khôi (1995), tính đến 1994 các cơ quan nghiên cứu tài nguyên cây trồng Nông nghiệp đã thu thập và bảo quản 19.910 mẫu giống thuộc 57 loài cây trồng nông nghiệp, bao gồm: cây lương thực, cây ăn quà, cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc và cây cải tạo đất.
5.2.3. Bảo tồn đa dạng sinh học bằng p háp chế
Việc bảo tồn ĐDSH là trách nhiệm chung của mọi quốc gia, nó đòi hỏi phải có sự hợp tác và cùng hành động, bởi lê những lợi ích, hoặc hiểm hoạ của ĐDSH đều mang tính toàn cầu (ví dụ, các loài thường di chuyển qua biên giới, việc buôn bán các sản phẩm sinh học, việc hường lợi của các nước giàu có vùng ôn đới từ các giá trị của ĐDSH của vùng nhiệt đới, nhiều vấn đề về sự suy thoái của ĐDSH có quy mô toàn cầu ...).
Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia một số Công ước quốc tế:
/. Công ước về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar)
(Iran, 1971, có 61 nước tham gia ký) (Việt Nam tham gia 1989).
Công ước Ramsar đề cập đến những nơi cư trú như các thuỷ vực nước ngọt, cứa sòng và ven biên. Hiện trên Thế giới có 590 khu Ramsar với tổng diện tích trên 37 triệu ha.
Việt Nam có Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ được công nhận vào 1989 (mới đây, năm 2008 lại được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Thế giới).
Đối tượng bảo vệ: rừng ngập mặn, bãi bồi ngập triều, rừng phi lao và nhiều loài chim nước.
Khu bào tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ (vùng cửa sông Hồng, thuộc ba tinh: Thái Bình, Nạm Định và Ninh Bình) là khu bảo vệ Ramsar đầu tiên cùa vùng Đông Nam Á.
Được thành lập 6/8/1988, diện tích 12.000 ha; có thành phần loài chim ràt đa dạng, nhât là vào mùa chim di cư. Có sáu loài chim đang bị đe doa, đó là: Choăt lớn mỏ vàng, Choắt chân màng bơi, Choắt mỏ thìa, Cò trang Trung Quốc, Cò mỏ thìa và Mòng bể mỏ ngắn.
2. C ông ước về buôn bán Quốc tế các loài Động - Thực vật hoang dã đang bị nguy cấp
(Công ước Washinton, 1973, CITES - Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora)
Công ước tuyên bố rằng: một số loài sinh vật đang được bảo vệ thì không được buôn bán quốc tế nếu không có sự cho phép theo qui định của Công ước này.
3. Công ước Đa dạng sinh học
Công ước được 183 nước phê chuẩn vào 5/6/1992 tại Hội nghị LHQ về Môi trường & Phát triển ờ Rio De Janeiro (Braxin), nó có hiệu lực từ 29/12/1993 (xem phụ lục 2).
4. Công ước về bảo vệ D i sản Văn hoả và Thiên nhiên T hế giới (Công ước Pari, 1972)
Công ước này do UNESCO khởi xướng và được chấp thuận vào 1972, có 109 nước tham gia. Đã thành lập ủ y ban Di sản thế giới, họp lần đầu tiên vào 1977.
Mục tiêu của Công ước này là để bào vệ các vùng thiên nhiên có ý nghĩa quốc tế thông qua chương trình địa danh Di sản Thế giới. Hiện trên Thế giới có hơn 100 khu Di sản.
Ở Việt Nam có các Di tích đã được công nhận: Vịnh Hạ Long, c ố đô Huế, TP. Cổ Hội An và Mỹ Sơn.
5. Công ước bảo vệ tầng ôzôn (Công ước Vienne, 1985) 6. Công ước về biến đồi k h í hậu (Berlin, 1992)
7. Công ước về luật biển (Công ước Vịnh Montego, 1982; có hiệu lực 1994)
Công ước xác định chế độ pháp lý mới về Đại dương và các nguồn tài nguyên bao la của nó.
Trong việc thực thi các cam kết trên, Việt Nam thể chế hoá bằng các bộ luật hoặc các văn bàn mang tính pháp qui như: thành lập hệ thống các Khu bảo tồn ở cấp Quốc gia (1986), Luật bảo vệ Môi trường (1993), Chương trình hành động bảo vệ ĐDSH (1995), Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi trường 2001 - 2010, Luật ĐDSH (có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2009)...