Mối quan hệ biện chứng giữa ĐDSH và Phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học (Trang 85 - 126)

8. Sự lây lan của các dịch bệnh

6.2. Mối quan hệ biện chứng giữa ĐDSH và Phát triển bền vững

Hội nghi Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) được 166 nước tham gia vào năm 2002 đã xác định “Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, bao gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế); phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bào vệ môi trường (nhất là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường sống).

Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng truởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác họp lý, sử dụng

tiet kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chầt lượng m trường sống.

Như vậy, phát triển bền vững có thể xem như là điểm hội tụ của s giao thoa giữa ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường (trong đó đa dạr sinh học có vai trò then chốt), giữa chúng có mối quan hệ tương tác, chi chẽ (hình 32 và hình 33).

Mục tiêu kinh tế

* Cộng đồng thu nhập

* Xóa đói nghèo

Mục tiêu xã hội:

- Bảo tồn nền văn hóa và truyền thống dân tộc - Giảm đói nghèo - Xây dựng thể

chế

* Công bằng giữa các thế hệ

* Sự tham gia của quần chúng

- Tăng trường - Hiệu quả - Ồn định

- Đánh giá tác động môi trường

* Tiền tệ hóa các hoạt động môi trường

Mục tiêu M T:

- Bảo vệ TN - Đa dạng SH - Sử dụng hiệu

quả nguồn TN

Hình 33. Mối quan hệ biện chứng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường

Giói thiệu khái quát về các Vườn quốc gia ỞViêt Nam

Vườn quốc gia Hoàng Liên

Hình 34. Vườn quốc gia Hoàng Liên

Thành lập theo QĐ số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 12/7/2002 về việc chuyển Khu BTTT Hoàng Liên - Sapa thành Vườn QG Hoàng Liên (hình 34, hình 35).

Vị tr í địa lý: nằm trên địa bàn của các xã: San Sả Hổ, Lao Chải, Tà Van, Bản Hổ (huyện Sapa) và một phần các xã Mường Khoa, Thân Thuộc (huyện Than Uyên - Lào Cai).

Toạ độ địa lý: tò 22°07' đến 22°23' vĩ độ Bắc và từ 103°00' đến 104°00' kinh độ Đông.

Diện tích: 29.845 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 11.875 ha, phân khu phục hôi sinh thái 17.900 ha, phân khu dịch vụ hành chính 70 ha. Vùng đệm cúa Vườn có tổng diện tích 38.724 ha, bao gồm thị trấn Sapa, một sô xã thuộc huyện Sapa, Văn Bàn (Lào Cai) và hai xã thuộc huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu).

Các giá trị ĐDSH: VQG Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam, gồm hệ thống núi cao thuộc dãỵ Hoàng 1 ~ 1 Xi Păng cao 3.143 m - cao nhất Đông Liên Sơn, trong đó có đỉnh Phi

Dương

Hình 35. Rừng Đỗ quyên (chi Rhododendron)

tại các sườn núi cao trên núi Phan Xi Păng (ảnh của E. J. Sterling) Kiểu sinh thái rừng á nhiệt đới núi cao với hệ động thực vật phong phú, đa dạng, nhiều loài quí hiếm, nhiều sinh cảnh cũng rất đặc hữu.

v ề thực vật, Vườn có 2.024 loài, trong đó có 66 loài trong sách Đỏ Việt Nam, 32 loài quí hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng.

v ề động vật rừng, có 66 loài thú, 16 loài nàm trong sách Đỏ, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như Vượn đen tuyền. Chim có 347 loài, Lưỡng cư - 41 loài, Bò sát - 61 loài, (năm 1997 - 1998 Frontier Việt Nam và Viện Sinh thái TNSV đã điều tra về ĐDSH).

Vườn quục gia Xuọn Sơn

Hình 36. Những dãy núi đá vôi với thảm thực vật xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Thành lập theo QĐ 49/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002 của Thủ tuớng chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTT Xuân Sơn thành Vuờn quốc gia Xuân Sơn - tinh Phú Thọ (hình 36).

Vị tr í địa lý: nằm trong địa bàn của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.

Địa hình: nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 - 1.300 m, trong khu vực có rất nhiều hang đá.

Toạ độ địa lý: từ 21°03' đến 21°12' vĩ độ Bắc và từ 104°51' đến 104°01' kinh độ Đông.

Diện tích: 15.048 ha, bao gồm 11.148 ha thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, 3000 ha thuộc phân khu phục hồi sinh thái, 900 ha thuộc phân khu dịch vụ hành chính. Diện tích vùng đệm là 18.639 ha.

M ục tiêu, nhiệm vụ: bảo vệ hệ sinh thái rùng cây họ Dầu, rừng kín thường xanh trên núi đá vôi (đây là vùng giao lưu giữa hai vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam).

Các giá trị ĐDSH: đặc điểm đặc trưng VQG Xuân Sơn có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi. Xuân Sơn có 73% diện tích là rừng tự nhiên, trong đó rừng Dâu - 107 ha, rừng trên núi đá vôi - 1.396 ha.

Với bốn kiểu rừng:

- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới với cây họ Dầu chiếm

XIU t h ế .

- Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới từ 700 m đên 1.300 m với các loài thuộc họ Re, Mộc Lan, Chè, Thích, Nhân sâm chiêm ưu thê.

- Rừng lùn trên đỉnh núi cao, với thành phần chủ yếu thuộc họ Đô quyên.

- Rừng trên núi đá vôi - đây là kiểu đặc trưng của Xuân Sơn vói nhiều loài gỗ quí như: Nghiến, Trai, Đinh, Lát hoa.

v ề thực vật: có 726 loài bậc cao có mạch, trong đó có 52 loài thuộc ngành Quyết và Hạt trần.

Nằm trong khu vực giao tiếp của hai luồng thực vật Mã Lai và Hoa Nam, hệ thực vật ở đây có các loài Re, Dẻ, sồi và Mộc lan chiếm ưu thế.

Ngoài ra, Xuân Sơn còn có các loài tiêu biểu cho khu vực Tây Bắc như Táu muối, Sao mặt quỷ, Chò chỉ (rừng Chò chỉ ở đây là một trong những rừng đẹp và giàu nhất ở miền Bắc), Chò vảy, Nghiến, v ầ u đắng, Kim giao. Đây còn là một kho cây thuốc khổng lồ, đặc biệt cây Rau đắng có mật độ cao nhất miền Bắc nước ta.

v ề động vật: có 282 loài động vật có xương sống, trong đó có: 61 loài thú, 23 loài lưỡng cư, 30 loài bò sát, 168 loài chim. Nhiều loài đặc biệt quí hiếm như: Gấu ngựa, Báo hoa mai, Hổ, Vượn đen, Gà lôi trắng, Voọc xám, Hổ mang chúa.

Vườn quốc gia Tam Đảo

Thành lập: 1986

Vị trí: nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo - đây là một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng từ 10 - 15 km chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, thuộc địa phận của ba tinh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Dãy núi Tam Đảo có trên 20 đỉnh cao từ 1000 m trở lên (cao nhất là đỉnh Tam Đảo Nord - 1.592 m).

Toạ độ địa lý: từ 21°21' đến 21°42' vĩ độ Bắc và từ 105°23’ đến 105°44' kinh độ Đông. Ranh giới VQG Tam Đào được xác lập từ độ cao 100 m đến 1.592 m.

Diện tích: 36.883 ha.

Các giá trị ĐDSH: Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm, nhiệt đới, đa dạng về các hệ sinh thái rừng (tám loại):

1. Rừng kín thường xanh mưa ầm nhiệt đới: bao phủ phần lớn diện tích và phân bố ờ độ cao < 800 m với nhiều tầng tán. Có nhiều loài gô quí như: Chò chỉ, Giồi, Re, Trường m ật...

2. Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: từ độ cao

>800 m, trong quần hệ không còn cây họ Dầu (Dipterocarpaceae).

Chủ yếu các loài thuộc họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc Lan (Magnoliaceae), họ Sau sau (hamamelidoneae). Từ độ cao > 1000 m xuất hiện cây hạt trần: Thông nàng, Pơ mu, Thông tre, Kim giao...

3. Rừng lùn trên đinh núi: là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, gồm các loài cây bụi thuộc họ Đỗ quyên (Ercaceae), họ Long não,‘họ Hồi... kiểu rừng này xuất hiện ở các đình núi cao > 1000 m.

4. Rừng tre, nứa: ít

5. Rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác.

6. Rừng trồng: có từ thời Pháp thuộc.

7. Trảng cây bụi: thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng.

8. Tràng cỏ: hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác.

v ề thực vật đã thống kê được trên 2000 loài, trong đó có 904 loài thực vật có ích (riêng cây cho gỗ - 379 loài, cây thuốc - 311 loài); có 42 loài đặc hữu và 64 loài quí hiếm.

v ề động vật: có 840 loài, trong đó: thú 64 loài, chim - 239 loài, bò sát - 75 loài, lưỡng cư - 28 loài và côn trùng - 434 loài.

ơ Tam Đảo có 39 loài đặc hữu, đặc biệt 11 loài đặc hữu hẹp, trong đó: răn - 2, cá cóc - 1 (hình 37), Côn trùng - 8.

Gần đây (năm 2008) các nhà khoa học vừa phát hiện một loài Rắn má mới Opisthotropis tamdaoensis Ziegler, David & Vu

Hình 37. Cá cóc Tam Đảo {Paramesotriton deloustali)

Vườn quốc gia Cát Bà

Thành lập theo QĐ số 237-CT ngày 1/7/2001 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (hình 33), là Khu rừng đặc dụng cùa Việt Nam, là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới (hình 38).

Vị trí: nằm trên đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải (Hải Phòng).

Diện tích: 15.200 ha (diện tích rừng núi là 9.800 ha, m ặt nước 5.400 ha). Vùng đệm là dài đất và phần mặt nước bao quanh Vườn rộng từ 1 - 3 km tính tò ranh giới Vườn.

Toạ độ địa lý: từ 23°43' đến 20°51' vĩ độ Bắc và từ 106°58' đến 107°05' kiiih đọ Đong.

M ục tiêu, nhiệm vụ: bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn. Bào tồn các nguồn gen động, thực vật quí hiếm, các loài đặc hữu cùa Vườn (Kim giao, Voọc đầu trắng, Tu hài, Cá heo, chim Cao cát...).

Các giá trị ĐDSH: có 741 loài thực vật, 32 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát lưỡng cư.

Hình 38. Vườn quốc gia Cát Bà

Tại đây có loài Voọc đầu vàng (Trachypithecus poliocephalns) - là loài đặc hữu của đảo Cát Bà và là loài linh trưởng quí hiêm nhât của Thê giới, hiện còn lại khoảng 68 cá thể, chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng vì trong 68 cá thể đã bị chia ra thành 7 tiểu quần thể, chúng ít giao lưu với nhau nên khả năng sinh sản kém, chúng chủ yếu giao phối nội dòng. Ngoài ra còn có Sơn dương, Rái cá, Báo, Mèo rừng, Sóc đen.

Rừng ngập mặn ờ phía Bắc đảo chủ yếu có Đước, Ôrô, Ráng,Trang và Sú.

Vườn quốc gia Xuân Thuỷ

Thành lập theo QĐ số 01/2Ọ03/QĐ-TTg cùa Thủ tướng chính phù về việc chuyển hạng Khu BTTT đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn Quốc gia.

Vị trí: nằm phía Đông - Nam huyện Giao Thuỷ, tinh Nam Định, bao gồm phần bãi trong của c ồ n Ngạn, c ồ n Lu, c ồ n Xanh (Cồn Mơ).

Toạ độ địa lý: từ 20°10’ đến 20°15' vĩ độ Bắc và từ 106°20' đến 106°32' kinh độ Đông.

Diện tích: 7.100 ha, trong đỏ 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha diện tích ngập nước. Vùng đệm có diện tích 8.000 ha, bao gồm phần còn lại của c ồ n Ngạn và 5 xã thuộc huyện Giao Thuỷ.

Các giá trị ĐDSH: tháng 1/1989 UNESCO đã chính thức công nhận Khu bảo tôn Xuân Thuỷ trờ thành khu RAMSAR (Công ước bảo vệ những

vùng đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế, đặc biệt nơi trú đông của những loài chim nước) thứ 50 của thế giới, đây là khu đâu tiên của Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam.

Năm 2008 được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Vườn quốc gia Ben En

T h àn h lập: theo QĐ số 33-CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trường ngày 27/01/1992.

VỊ trí: nằm trên địa bàn huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hoá), có nhiều đồi núi, sông, suối và có hồ trên núi.

T oạ độ địa lý: tò 19°31' đến 19°43' vĩ độ Bắc và từ 105°25' đến 105°43' kinh độ Đông.

Diện tích: 16.634 ha, trong đó rừng nguyên sinh chiếm 8.544 ha.

Vùng đệm có diện tích 31.172 ha.

M ục tiêu, nhiệm vụ: bào tồn hệ sinh thái núi đất nhiệt đới ẩm thường xanh và nửa lá rụng (đặc trưng kiểu rừng Lim, Săng lẻ), bảo tồn các loài thú quí hiếm (voi, khỉ, sóc bay, hổ, báo).

Các giá trị ĐDSH:

- v ề thực vật có 737 loài, nhiều loài ưu thế như Lim xanh, sấu, Gội nếp, Săng lẻ. Chò chi...).

- về động vật có 64 loài thú (20 loài thú có tên trong sách đỏ cùa IUCN), đặc biệt loài Vượn đen má trắng (Hylobates leucogenys), Sói đỏ, Gấu ngựa, Phượng hoàng đất, Gà tiền mặt vàng; 194 loài chim, 28 loài lưỡng cư, 58 loài cá nước ngọt, đặc biệt là sự đa dạng của côn trùng cánh vảy. (Các Dự án điều tra ĐDSH: Fronter Việt Nam, 1997 - 1998).

Vườn quốc gia Cúc Phương

T h àn h lập theo QĐ số 72/TTg ngày 7/7/1962 về việc thành lập Khu rừng câm với diện tích 20.000 ha đánh dâu sự ra đời khu bào vệ đầu tiên cùa Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ ngày 8/1/1966 chuyển hạng Lâm trường Cúc Phương thành Vườn quốc gia Cúc Phương.

Vị trí: thuộc địa giới các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá và Hoà Bình.

Toạ độ địa lý: từ 20° 14' đến 20°24’ vĩ độ Bắc và từ 105°29' đến 105°44' kinh độ Đông.

Diện tích: 22.200 ha (11.350 ha thuộc đất Ninh Bình, 5.850 ha thuộc Thanh Hoá và 5.000 ha thuộc Hoà Bình).

M ục tiêu, nhiệm vụ: bảo vệ các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, rừng mưa nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi. Bảo tồn nguồn gen động thực vật quí hiếm, trung tâm cứu hộ các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.

Các giá trị ĐDSH:

Hệ thực vật: Cúc Phương là nơi hội tụ của ba luồng di cư: (1) - luồng thực vật nhiệt đới nóng ẩm mang yếu tố Mã Lai - Inđônêxia; (2) - luồng thực vật Tây - Bắc mang yếu tố ôn đới Vân Nam, Quý Châu và vành đai ôn đới chân núi Hymalaya; (3) - luồng thực vật Tây - Tây Nam mang các yếu tố ấn Độ - Mã Lai.

Tổng số loài thực vật đã điều tra được 1.944 loài (chiếm 24,6% cả nước). Ở đây, có nhiều loài quí hiếm, nhiều cây cổ thụ như: Chò chi {Parashorea chinensis) (hình 39), Chò ngàn năm (Terminia myriocarpà), Sấu...

v ề Động vật: đã điều tra được 71 loài thú, hon 319 loài chim, 33 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư. Nhiều loài quí hiếm như: Báo gấm, Beo lửa, Gấu ngựa, Vượn đen tuyên, Voọc mông trắng,..., nhiều loài chim quí như Công, Gà lôi trăng, Hông hoàng cao cát..., 1800 loài côn trùng, đặc biệt là khu hệ bướm muôn màu muôn sắc.

Hình 39. Cây Chò ở Vườn quốc gia Cúc Phương (Ảnh của Peter J. Ersts)

Vườn quốc gia Pù Mát

Thành lập theo QĐ số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 8/11/2001 về việc chuyển hạng Khu BTTT Pù Mát thành Vườn quốc gia (hình 40).

Vị trí: nằm ở phía Tây - Nam tinh Nghệ An, trên địa bàn ba huyện:

Con Cuông, Tương Dương và Anh Sơn.

Toạ độ địa lý: từ 18°46' đến 19°12' vĩ độ Bắc, và từ 104°24' đến 104°56' kinh độ Đông.

Diện tích: 91.113 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngăt - 89.517 ha, phân khu phục hôi sinh thái - 1.596 ha. Vùng đệm - 86.000 ha.

mm OIA PU MÁY

V ív e n íty o f p la n ty atP u/M iX tl^cctU m cd/Parh

Hình 40. Vườn quốc gia Pù Mát

(ảnh vệ tinh Landsat thảm thực vật VQG Pù Mát, theo SPNC, 2001) Các giá trị sinh học:

Có 1.144 loài thực vật bậc cao có mạch, kiểu rừng đặc trưng nhất là rừng thường xanh trên đất thấp vói ưu thế các cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae) và họ Long não (Lauraceae).

Động vật ở đây có ba loầi thú đặc hữu Đông Dương: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Thỏ sọc Bắc Bộ (Nesolagus sp. nov.), Vượn đen má trăng (Hyỉobates leucogenys), Vượn đen má hung (H . gabriellaé). Ngoài ra còn ghi nhận về Mang lớn, Mang Trường Sơn, hổ Voi, c ầ y v ằn ..., có 259 loài chim, trong đó 22 loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Vườn quốc gia Vũ Quang

T h àn h lập theo QĐ số 102/2002 QĐ-TTg ngày 30/7/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTT Vũ Quang thành Vườn quốc g i a .

VỊ trí: phía Đông giáp xã Hoà Hải (huyện Hương Khê), phía Tây giáp xã Sơn Kim (huyện Hương Sơn), phía Bắc giáp xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn) và các xã Hương Đại, Hương Minh (huyện Vũ Quang), phía Nam giáp biên giới Việt - Lào. Nó cách TP. Hà Tĩnh 75 km về phía Tây Bắc.

T oạ độ địa lý: từ 18°09' đến 18°26' vĩ độ Bắc và tò 105°16' đến 105°33' kinh đọ Đong.

Diện tích: 55.028 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt - 38.800 ha, phân khu phục hồi sinh thái - 16.184 ha, phân khu dịch vụ hành chính - 44 ha. Vùng đệm - 6.245 ha bao gồm một số xã thuộc huyện Vũ Quang, Hương Khê và Hương Sơn.

M ục tiêu, nhiệm vụ: bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng Bắc Trường Sơn, bảo tồn sự ĐDSH đặc trưng của vùng rừng tự nhiẻn phía Tây Nam Khu IV thuộc dãy Trường Sơn, tiếp giáp biên giới Việt - Lào.

Các giá trị ĐDSH: 76% diện tích Vườn là rừng tự nhiên, được chia làm hai kiểu rừng chính:

- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới phân bố ở độ cao 1000 m (chiếm 20% diện tích Vườn) với hai loài ưu thế là Pơ mu Ợ okiania hodginsii) và Hoàng đàn (Cupressus torulosà).

- Kiểu rừng kín nhiệt đới dưới 1000 m, với trữ lượng lớn, nhiều cây gỗ lớn.

Đã thống kê được 465 loài thực vật bậc cao với nhiều loài quí nhu:

Cẩm lai, Lát hoa, Lim, Giổi, Pơ mu, Hoàng đàn, Trầm hương... và nhiều cây dược liệu.

v ề động vật, đã thống kê được 70 loài thú, trong đó có một số loài quí hiếm như: Sao la (Pseudoryx nghetinensis), Mang lớn (M egam m tiacus vuquangensis), Hổ, Voi, Bò tót, Voọc chà v á ...

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học (Trang 85 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)