8. Sự lây lan của các dịch bệnh
5.3. Bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp quần xã
Cần phải nhấn mạnh ràng, bảo tồn các quần xã sinh vật nguyên vẹ là cách bảo tồn toàn bộ tính đa dạng sinh học có hiệu quả nhất.
Có ba cách để bảo tồn quần xã sinh vật, đó là:
• Thành lập các khu bảo tồn;
• Thực hiện các biện pháp bảo tồn bên ngoài các khu bảo tôn;
• Phục hồi các quần xã sinh vật tại các nơi cư trú bị suy thoái.
5.3.1. T h àn h lập các khu bảo tồn
Khu bảo tồn (protected area) là khu vực địa lý xác định, được thií kế hay quy định và quản lý nhằm các mục tiêu bảo tồn cụ thể. Hiệp hội Bả tồn Thiên nhiên Quốc tế (The World Conservation Union - IUCN) đã xâ dựng một hệ thống phân loại các khu bảo tồn, nhằm mục tiêu bảo tồn ĐDS1 (IUCN, 1984, 1985, 1994), đó là:
1. Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt (các khu hoang dã)
Là các khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt độn:
nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường.
2. Vườn quốc gia
Là khu vực rộng lớn có vè đẹp thiên nhiên (ở biển hay đất liền) đượ gìn giữ để bảo vệ cho một hoặc vài hệ sinh thái trong đó, đồng thời đượ dùng cho các mục đích giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghỉ ngơi, giải tri tham quan du lịch. Tài nguyên ở đây thường không được khai thác cho mụ<
đích thương mại
3. Các công trình quốc gia
Là những khu dự trữ nhỏ hơn được thiết lập nhàm bảo tồn những đặc trưng về sinh học, địa lý. địa chất hay vãn hoá của một nơi nào đó.
4. Các khu quản lý nơi cư trú của động vật hoang dã
Có những điểm tương tự với các khu bảo tồn nghiêm ngặt nhưng một số hoạt động của con người cũng được phép để duy trì các đặc thù củí cộng đồng. Khai thác có kiểm soát cũng được phép.
5. Các khu bào tồn cành quan trên đất liền và trên biển
Cho phép sử dụng môi trường theo cách cổ truyền, không có ,tíiứ phá huỷ. Những nơi này tạo nhiều cơ hội cho phát triển ngành du lịch Ví nghỉ ngơi, giải trí.
Ngoài ra, còn có thêm:
6. Các khu dự trữ tài 'nguyên - là các vùng mà ở đó các tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ cho tương lai và việc sử dụng tài ngưyên được kiêm soát phù hợp với các chính sách của nhà nước.
7. Các khu sinh học tự nhiên và các khu dự trữ nhân loại - cho phép các cộng đồng tuyền thống được duy trì cuộc sống của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Thông thường họ săn bắn, khai thác tài nguyên cho việc sử dụng của bản thân họ và thường áp dụng các biện pháp canh tác truyền thống.
8. Các khu quản lý đa năng - cho phép sử dụng bền vững các nguôn tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động bảo tồn thường đi kèm với các hoạt động khai thác.
Các tiêu c h í ưu tiên để bảo tồn loài và quằn xã
Có ba tiêu chí ưu tiên cho việc bảo tồn loài và quần xã, đó là:
• Tính đặc biệt (loài đặc hữu được chú ý bảo tồn ^hơn các loài phổ biến);
• Tính nguy cấp;
• Tính hữu dụng (tức giá trị kinh tế).
Thí dụ: loài rồng đất Komodo ở Inđônêxia (hình 31) là loài thằn lớn nhất thế giới (tính đặc biệt); chỉ gặp trên một vài hòn đảo nhỏ của nước này (tính nguy cấp) và có tiềm năng thu hút khách du lịch và mối quan tâm lớn của khoa học (tính hữu dụng).
Có hai phương thức để thành lập các khu bảo tồn, đó là: (1) - thông qua nhà nước; (2) - thông qua các tổ chức bảo tồn hay cá nhân mua lại những vùng đất đó.
Trên thế giới: theo UNDP (1994) thì cho đến 1993 trên thế giới có 8.619 Khu bảo tồn với diện tích 7.922.660 km2 (5,9% diện tích bề mặt trái đất), trong đỏ Vườn quốc gia rộng nhất thế giới nằm ở GreenLand (rộng 700.000 km2). Diện tích các khu bảo tồn lớn nhẩt thuộc Bac và Trang Mỹ (chiếm 11,7% tổng diện tích), nhỏ nhất là ở nước Nga (chỉ 1,2%).
Ở một số nước châu Phi đa số các quần thể của các loài chim đều tập trung trong các Khu bảo tồn.
Thí dụ, ờ Zaia có trên 1000 loài chim thì có tới 89% số loài sống trong các Khu bảo tôn, mặc dù tông diện tích các Khu bảo tồn ở đây chỉ chiếm 3,5% diện tích đất đai của cả nước.
Tại Kenya có tới 85% số loài chim sống trong các Khu bảo tồn (các Khu bảo tồn chiếm 5,4% diện tích cả nước).
Hình 31. Loài rồng đất Komodo ăn thịt ở Inđônêxia (Ảnh của Jessie Cohen, Vườn thú Quốc gia, Viện Smithsonia.
Theo Richard B. Primack, 1999)
Hiện nay, trên thế giới đã thành lập được ba khu hoang dã nhiệt đớ (là các địa điểm ưu tiên bảo tồn), đó là:
1. N am M ỹ: một Khu hoang dã gồm có rừng mưa, đồng cỏ và núi nhung CC rất ít nguời sinh sống. Nó chạy qua miền Nam của Guyana, miền Nam củí Venezuela, miền Bắc của Braxin, Colombia, Ecuađo, Pêru và Bolivia.
2. Châu P h i: một vùng lớn của châu Phi xích đạo xuất phát từ hạ lưu Daia bao gồm phần lớn diện tích của Gabông, Cônggô và Daia.
3. N ú i G hi Nê: đảo Ghi Nề của khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Phần phía Đông của đảo là quốc gia độc lập - Pa Pua Nui Ghi NỂ (3,9 triệu dân, diện tích - 462.840 km2), phần phía Tây của đảo là một banị của Inđônêxia (với 1,4 triệu người, diện tích 345.670 km2).
Ở Việt Nam: hiện nay, ở nước ta đã thành lập được 144 Khu bảo tồr thiên nhiên, ưong số này có 30 Vườn quốc gia, 59 Khu bảo-tồn, 16 Khu bảc vệ loài/sinh cảnh và 40 Khu bảo vệ cảnh quan.
Đặc biệt có sáu Khu bảo tồn đã được UNESCO công nhận là Khu dụ trữ sinh quyển của Thế giói, đó là:
Khu dự trữ sinh quyển c ầ n Giờ (là Khu dự trữ sinh quyển đàu tiêr của Việt Nam - 2000), Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Kiên Giang, Cát Tiên Tây Nghệ An (2007), và gần đây là Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước Xuân Thuỷ (2008).
(Trên thế giới, tính đến 1994 đã có 132 Khu bảo tồn sinh quyển thuộc 70 nước - riêng ở nước Mỹ có 44).
5.3.2. Thực hiện các biện pháp bảo tồn bên ngoài khu bảo ton
Để công việc bảo tồn có hiệu quả cao, điều cần thiết là phải bảo tôn ĐDSH cả ữong và ngoài khu vực bảo tồn. Đúng như Western (1989) đã nói:
“Nêu chúng ta không thể bảo vệ thiên nhiên bên ngoài các khu bảo tôn thì thiên nhiên cũng chẳng còn tồn tại bao nhiêu bên trong các khu đó”.
Trên thực tế, khoảng 90% diện tích đất đai của hành tinh chúng ta nằm ngoài các khu bảo tồn~ do vây sẽ là sai lầm lớn nếu chúng ta chi biết bảo vệ ĐDSH trong các khu bảo ton mà không chú ý các khu vực ngoài khu bảo tồn.
Thí dụ, theo nghiên cứu của Leigh et al. (1982) cho thấy ờ Ôxừâylia 79% các loài thực vật bị đe doạ hay có nguy cơ bị tuyệt chủng xuất hiện bên ngoài ranh giới các khu bảo tồn.
Tại Kênya, khoảng 3/4 trong tổng số 2 triệu cá thể động vật lớn là vẫn sinh sống bên ngoài các Vườn quốc gia và chúng thường chung đồng cỏ với các đại gia súc khác (Western, 1989).
Đồng cỏ ở Kênya chiếm gần 40% diện tích cả nước (diện tích cả nước là 585.000 km2), ở đây có Hươu cao cô (89%), Linh dương châu Phi (72%), Ngựa vằn Grevy (99%), Linh dương sừng dài và thẳng (73%), Đà điểu châu Phi (92%). Các loài Tê giác, Voi, Gấu phàn lớn sống trong các Vườn quôc gia.
Sở dĩ việc bảo tồn bên ngoài khu bảo tồn ở đây làm tốt vì cấụ trúc quần xã sinh vật và cơ cấu xã hội ở đây ôn định, quyên sử dụng đât cho người dân đảm bảo. Mặt khác, về chính sách, dân được hưởng lợi một phần từ kinh phí thu được từ du lịch sinh thái.
5.3.3. Phục hồi các quần xã sinh vật tại các noi cư trú bị suy thoái Các quần xã sinh vật tại các nơi cư trú bị suy thoái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn do các hiện tượng tự nhiên gây ra như sét đánh gây cháy trụi, núi lửa phun, bị con người huỷ hoại nghiêm trọng, do môi trường bị biên đôi quá mức (do chât độc màu da cam ),...
v ề nguyên tắc, có bốn cách tiếp cận chính nhàm khôi phục các quần xã sinh vật và các hệ sinh thái, đó là:
1. Không hành động vì việc phục hồi quá tốn kém, vì những nỗ lực phục hồi trước đây đều đã bị thất bại, hoặc vì kinh nghiệm đã cho thấy hệ sinh thái sẽ tự phục hồi.
2. Khôi phục lại thành phần loài và cấu trúc nguyên thuỳ bằng một chương trình tái nhập loài một cách tích cực.
3. Cậi tạo lại nhằm hồi phục ít nhất một số chức năng của hệ sinh thái (thay thê các khu rừng đã bị tàn phá băng các thảm cây trồng).
4. Thay thế một hệ sinh thái đã bị huỷ hoại bằng một hệ sinh thái khác có năng suất cao hom (thay thế một khu rừng kiệt quệ bàng một vùng đồng cỏ tươi tốt).
C hương 6
Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững