Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
3.2.4. Ô nhiễm nước do hoạt động du lịch
Hiện nay, trên LVS Vu Gia - Thu Bồn các hoạt động du lịch khá phát triển, thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan nghỉ dƣỡng cũng nhƣ nhiều hoạt động khác trên lưu vực. Tuy nhiên trên lưu vực các hoạt động du lịch còn nhiều bất cập và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước. Nguồn nước thải từ các nhà hàng, khách sạn, quán ăn được thải trực tiếp ra ngoài môi trường nước cùng với các hoạt động du lịch nhƣ du thuyền, lặn biển, leo núi, dịch vụ du lịch đang làm gia tăng lượng nước thải, rác thải trên toàn bộ lưu vực và làm ô nhiễm môi trường nước LVS Vu Gia - Thu Bồn.
79
Những năm gần đây du lịch Quảng Nam có nhiều cơ hội phát triển và đầu tƣ, lƣợng du khách đến Quảng Nam trong những năm qua liên tục tăng, cả du khách trong nước và nước ngoài, tốc độ tăng trưởng khoảng 16 - 20 % năm. Năm 2006 ƣớc tính có khoảng 357.000 lƣợt du khách đến Quảng Nam, năm 2007 có đến 411.000 lƣợt du khách. Đến hết năm 2010 Quảng Nam có thể tiếp đón 627.000 lƣợt người. Bên cạnh đó, thời gian lưu trú trung bình của du khách cũng gia tăng từ 2,10 ngày/du khách năm 2006 lên 2,17 ngày/du khách vào năm 2010. Việc gia tăng các loại hình du lịch, khách du lịch là dấu hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Quảng Nam. Quảng Nam cũng tổ chức nhiều tour du lịch thu hút du khách đến thăm quan như Dự án Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện vùng sâu [13].
Tuy nhiên, bên cạnh đó đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập đối với quản lý môi trường tại địa phương như là: gia tăng lượng nước thải, rác thải, nhu cầu sử dụng nước khi có khách du lịch đến. Trong khi đó đầu tư cho cho công tác bảo vệ môi trường chưa tương xứng thiếu hệ thống xử lý nước thải tại các khu đô thị, khu dân cư, chính sách quản lý chất thải từ hoạt động du lịch. Trên địa bàn lưu vực hiện tượng ô nhiễm môi trường nước sông đang ra tăng. Hầu khắp các bãi biển, các khu du lịch, đều có hiện tượng rác thải gây ô nhiễm môi trường lưu vực. Lượng rác thải này phần lớn không được thu gom, xử lý vì vậy đã gây ô nhiễm cho môi trường nước trên lưu vực.
Ở trên khu vực cũng đã có nhiều khu du lịch bị ô nhiễm nặng và làm ảnh hưởng đến môi trường nước LVS Vu Gia - Thu Bồn như:
+ Trong phố cổ Hội An, những con kênh, sông bị biến thành những con
"sông chết”. Nước tù đọng lâu ngày chuyển sang màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối.
Nước thải, rác thải sinh hoạt của người dân, của khách du lịch.… được thải trực tiếp ra sông. Theo một cuộc khảo sát gần đây của các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nồng độ một số chất chỉ thị ô nhiễm đo đƣợc tại một số điểm quanh khu vực cầu Nhật Bản (Hội An) đã vƣợt giới hạn cho phép nhiều lần. Ví dụ, chỉ số BOD5 từ 250 - 350 mg/l, cao hơn 10 lần tiêu
80
chuẩn cho phép; nồng độ TSS và khuẩn Coliform cao hơn từ 4 - 1.000 lần tiêu chuẩn cho phép. Con sông Hoài chảy quanh khu phố cổ cũng đang ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hộ dân sống trong phố cổ và làm giảm lƣợng khách du lịch đến nơi đây [31].
+ Tại bãi biển Cửa Đại rác thải ở khu vực này đang tràn ngập khu vực cửa Đại, cửa sông Thu Bồn đổ ra biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải từ khu vực dân cƣ và dầu nhớt từ các ghe, thuyền xả thẳng ra sông. Từ bến đò xã Duy Nghĩa kéo dài đến bến đò xã Duy Hải ra Cửa Đại, rác thải chất đầy ven bờ, tràn xuống sông, dập dềnh trên mặt nước. Điều này không chỉ đe dọa môi trường sống tại 2 xã nêu trên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến rừng dừa nước Cẩm Thanh - một trong những phần lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An.
Người dân sống ở khu vực này cho biết, bất đắc dĩ mới đổ rác xuống sông, vì nơi đây không có dịch vụ thu gom rác thải. Đặc biệt, khu vực này ngày càng thu hút nhiều du khách quốc tế đến với tour khám phá “Bình minh Cửa Đại” và sinh hoạt với ngư dân. Tuy nhiên môi trường ô nhiễm đang đánh mất hình ảnh du lịch ở địa phương này.
+ Biển Đà Nẵng nổi tiếng là cát trắng, nước trong, được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới. Nhƣng hiện nay các bãi biển này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải, rác thải từ các nguồn sinh hoạt, dịch vụ du lịch.
công nghiệp... của thành phố. Vào mùa nắng nóng cao điểm, các bãi biển ở Đà
Nẵng thu hút từ 5 - 7 nghìn người mỗi ngày, đặc biệt vào những ngày lễ hội con số này xấp xỉ 10 nghìn người. Với sự tập trung lớn du khách như vậy, biển Đà Nẵng hàng ngày phải chịu áp lực của sự ô nhiễm do các hoạt động du lịch. Những bãi biển trải dài đã bắt đầu bị chia cắt bởi những khách sạn, nhà hàng, resort. Hàng loạt rừng thông ven biển bị chặt phá. Mùa bão cát bay trắng xóa, phủ đầy những con đường và nhà cửa ven biển. Trên bãi cát trắng phau giờ hằn lên những vũng nước đen ngòm đủ thứ rác rưởi, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nếu cứ duy trì tình trạng này.
chẳng bao lâu nữa những bãi cát trắng ven bờ vốn làm nên nét đẹp thơ mộng tuyệt vời của bãi biển sẽ bị xóa sổ.
81
+ Theo tin tức của trang web Bộ TN&MT đƣa thì bãi biển Mỹ Khê là bãi biển được mệnh danh là đẹp nhất hành tinh đang bị đầu độc bởi nguồn nước thải chƣa qua xử lý Khu du lịch Silver Shores Hoàng Đạt (thuộc Công ty TNHH Giải trí quốc tế Silver Shores Hoàng Đạt, đóng tại Bắc Mỹ An, Đà Nẵng).
Nhìn chung, tại khu vực thành phố Đà Nẵng hiện tượng ô nhiễm môi trường nước do các hoạt động du lịch cũng đang diễn ra mạnh. Hầu khắp các điểm thăm quan du lịch đều bị tác động bởi rác thải, nước thải từ các du khách và các khu nhà
nghỉ, khách sạn thải ra chƣa đƣợc xử lý. Các hoạt động vui chơi giải trí du thuyền, lướt sóng, lặn biển cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường nước. Hơn thế nữa để phát triển du lịch thì nhiều công trình đƣợc xây dựng phần nào làm phá vỡ cảnh quan sinh thái, môi trường nước khu vực đó và làm gia tăng quá trình ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực.