Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
3.3.2. Giải pháp công trình
3.3.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
LVS Vu Gia - Thu Bồn với đặc trƣng là khu vực kinh tế đang phát triển dân cƣ tập trung tại một số khu vực trung tâm, KCN do đó các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn sẽ tập trung xử lý:
a. Nguồn thải từ công nghiệp
Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn đối với chất thải công nghiệp bao gồm từ các nhà máy xí nghiệp khai thác quặng, chế biến nông lâm sản… là việc làm giảm khối lƣợng hoặc độc tính của chất thải đƣa đến khâu xử lý hoặc thải bỏ.
- Quản lý hoá chất để làm giảm sự cố.
- Nhận ra và định lƣợng tất cả những chất cần thải bỏ.
- Giảm tối thiểu chất thải.
90
- Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất: cải tiến về điều độ sản xuất, ngăn ngừa việc thất thoát và chảy tràn, tách riêng các dòng chất thải.
- Những thay đổi về nguyên liệu đầu vào: Thay đổi hẳn nguyên vật liệu có tính độc hại cao bằng những nguyên vật liệu có tính độc hại thấp hơn hoặc không độc hại. Ví dụ có thể sử dụng các tác nhân tẩy rửa có khả năng hòa tan trong nước để thay cho các dung môi độc hại.
b. Nguồn thải sinh hoạt từ các khu dân cư tập trung: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại các khu đô thị lớn như: khu du lịch Ngũ Hành Sơn, Cửa Đại, phố cổ Hội An, thị trấn, thị xã.
c. Nguồn thải từ nông nghiệp
- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho từng tiểu vùng cần phải xét đến tính phù hợp về điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác, nguồn nước cấp, mức tăng trưởng dân số trong những năm tới.
- Các vùng đất trũng cần xây dựng các hồ sinh thái phát triển tổng hợp: Phát triển thuỷ sản, lấy nước tưới vào thời kỳ hạn và sử dụng nước sinh hoạt.
- Thiết kế, quy hoạch của các ngành nhƣ nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ sản, xây dựng nên đƣợc xét đồng bộ nhằm xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh, lâu dài, không chồng chéo để không xảy ra hiện tượng lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường.
- Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón vi sinh, sử dụng thuốc trừ sâu và
thuốc diệt cỏ có thời gian phân giải ngắn.
3.3.2.2. Thu gom và xử lí nước thải
Nước thải có từ rất nhiều nguồn khác nhau nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp… do đó cần phải có những biện pháp thu gom dẫn nước thải tập trung về một địa điểm để xử lý trước khi xả thải xuống dòng sông Vu Gia - Thu Bồn, kết hợp với việc xử lý bề mặt và nạo vét thường xuyên để cải thiện CLN cho từng đoạn sông.
91
- Đối với các cửa xả lớn, tuỳ theo lưu lượng nước tại các cửa xả sẽ thiết kế các trạm xử lý nước thải công suất nhỏ cho từng cửa xả kết hợp với hệ thống thu gom phù hợp với diện tích đất trống còn lại không nhiều hai bên bờ sông và đã
đƣợc quy hoạch ổn định. Các trạm xử lý cần đƣợc xây ngầm một phần hoặc ngầm hoàn toàn để tiết kiệm diện tích đất và không làm ảnh hưởng tới mỹ quan xung quanh. Nước sau xử lý sẽ trả lại sông để pha loãng độ ô nhiễm hoặc dùng làm nước vệ sinh, tưới cây và phun vườn hoa khu vực xung quanh.
Đối với các cửa xả trung bình có đường kính từ 300 - 1500 mm sẽ khảo sát cụ thể để thu gom tập trung từng đoạn chuyển về trạm xử lý nước thải kết hợp với hệ thống thu gom để xử lý nhƣ các cửa xả lớn. Tận dụng diện tích kè vát hai bên sông để xây dựng hệ thống thu gom kết hợp tạo cảnh quan. Việc thu gom từng đoạn sẽ hạn chế các ảnh hưởng đến hạ tầng đã xây dựng hai bên bờ sông và không cần diện tích thi công lớn, thời gian thi công ngắn. Đối với các nguồn thải dân sinh có đường kính của xả nhỏ hơn 300 mm chưa được thu gom tập trung, trước mắt vẫn cho chảy trực tiếp vào sông và tự làm sạch một phần theo dòng chảy.
Các đơn vị chức năng sẽ sử dụng hóa chất, hoạt chất, chế phẩm để xử lý nước bề mặt theo từng đoạn hoặc theo từng cống xả chính, đồng thời tiến hành nạo vét thường xuyên. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế để có thể xử lý, phục hồi, làm sạch tạm thời CLN sông trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ, chuẩn bị cho việc xây dựng và triển khai các phương án cải tạo lâu dài.
- Xây dựng các trạm xử lý nước thải tại các KCN ví dụ như trạm xử lý nước thải của KCN Đông Quế Sơn (Quảng Nam). KCN có hệ thống xử lý nước thải, khí thải riêng và hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Quảng Nam để thu gom và xử lý chất thải rắn. Lưu lượng phát sinh nước thải toàn KCN vào khoảng 60 m3/ngày.đêm và đƣợc xử lý riêng tại các doanh nghiệp.
Thu gom nước thải sinh hoạt, xử lý lượng nước thải hằng ngày nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho các khu vực trung tâm tập trung đông dân cư.
92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận và kiến nghị
Kết luận:
Luận văn đã thực hiện nội dung nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt, xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường môi trường nước mặt, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trường nước mặt LVS và nâng cao hiệu lực trong quản lý môi trường theo hướng phát triển bền vững. Qua nghiên cứu cho thấy:
- LVS Vu Gia - Thu Bồn là khu vực kinh tế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch, khai thác khoáng sản, có tiềm năng phát triển thủy điện và các ngành công nghiệp chế biến. LVS Vu Gia - Thu Bồn có ví trí quan trọng trong phát triển KT - XH gắn liền với an ninh quốc phòng. Qua đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt LVS Vu Gia - Thu Bồn đã phát hiện thấy những dấu hiệu ô nhiễm nước ở hạ lưu như tại LVS chảy qua đường Lương Định Của, huyện Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (AA6), tại xã Đại Đồng và thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam (AA2, AA3) với hàm lƣợng chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, coliform cao vƣợt tiêu chuẩn cho phép; theo tính toán chỉ số WQI năm 2011 tại xã Đại Đồng và thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc và xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn CLN ở mức đánh giá ô nhiễm nặng cần các biện pháp xử lý trong tương lai. Theo chiều dòng chính sông Vu Gia - Thu Bồn đa phần hàm lƣợng các chất gây ô nhiễm tăng theo chiều từ thƣợng nguồn ra cửa sông.
- Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước mặt LVS Vu Gia - Thu Bồn là do các hoạt động công nghiệp nhƣ: công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng và hoạt động của các hồ chứa, thủy điện. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, chất thải rắn, nước thải từ các cơ sở y tế, nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng là
93
nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm nước sông Vu Gia - Thu Bồn. Tất cả tác động đó đã ảnh hưởng xấu CLN của LVS Vu Gia - Thu Bồn đặc biệt là đoạn hạ lưu.
- Những tác động bất lợi đến môi trường nước cần phải có các giải pháp để khắc phục bao gồm: giải pháp phi công trình và giải pháp công trình. Giải pháp phi công trình phải kể đến các chính sách quản lý, kiểm soát ô nhiễm, chính sách vận hành liên hồ chứa. Giải pháp công trình: giảm thiểu tại nguồn, thu gom xử lý nước thải.
Kiến nghị:
- Thành lập Ủy ban LVS là rất cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của các mô hình tổ chức trên LVS Vu Gia - Thu Bồn hiện nay, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, quản lý LVS thông qua cơ chế phối hợp, giám sát các hoạt động về tài nguyên nước và xử lý các vấn đề phát sinh trên phạm vi toàn lưu vực.
- Xây dựng các trạm xử lý nước thải tại các KCN, thu gom nước thải sinh hoạt, xử lý lượng nước thải hằng ngày nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho các khu vực trung tâm tập trung đông dân cƣ.
- Cần phải có những biện pháp thu gom dẫn nước thải tập trung về một địa điểm để xử lý trước khi xả thải xuống dòng sông Vu Gia - Thu Bồn, kết hợp với việc xử lý bề mặt và nạo vét thường xuyên để cải thiện CLN cho từng đoạn sông.
2. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn
- Qua nghiên cứu tài liệu thu thập đƣợc kết hợp với điều tra, khảo sát tại hiện trường đã đánh giá được hiện trạng, diễn biến ô nhiễm môi trường nước mặt của LVS Vu Gia - Thu Bồn.
- Xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu do:
hoạt động công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến; các hoạt động của các hồ chứa, thủy điện và nước thải sinh hoạt.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước cho LVS Vu Gia - Thu Bồn.
94
3. Những hạn chế của luận văn
- Số liệu thu thập còn chƣa đƣợc liên tục, các điểm quan trắc đƣợc lấy lặp lại trong cả 3 đợt thực địa tuy nhiên kết quả quan trắc lại dao động lớn do thời điểm lấy mẫu khác nhau, đặc biệt đối với các mẫu nước thải, do vậy việc đánh giá CLN gặp nhiều khó khăn.
- Khu vực nghiên cứu là LVS lớn do đó luận văn chƣa đủ thời gian để có thể nắm bắt hết đƣợc các nguyên nhân gây ô nhiễm nhƣ sự phát triển của các nhà máy, các KCN, KCX.
4. Những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu
- Tiếp tục đo đạc khảo sát, quan trắc bổ sung thêm chuỗi số liệu để nghiên cứu đƣa ra những đánh giá diễn biến sát thực hơn.
- Chi tiết hơn các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt của lưu vực nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất những vẫn đảm bảo phát triển bền vững.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đinh Phùng Bảo (2001), Đặc điểm khí tượng thủy văn Quảng Nam, Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn Quảng Nam.
2. Bộ TN&MT (2010), Tổng quan môi trường Việt Nam, Báo cáo môi trường Quốc gia 2010, Hà Nội.
3. Bộ TN&MT (2012), Môi trường nước mặt, Báo cáo môi trường Quốc gia 2012, Hà Nội.
4. Bộ TN&MT (2007), Tình hình quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước LVS Vu Gia - Thu Bồn, Hà Nội.
5. Bộ TN&MT (2007), “Đánh giá tổng quan hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt trên LVS Vu Gia - Thu Bồn”, Hà Nội.
6. Đặng Kim Chi (2006), Hóa học môi trường, Nxb Khoa học kĩ thuật Hà Nội.
7. Cục thống kê Đà Nẵng (2014), NGTK 2013.
8. Cục thống kê Quảng Nam (2014), NGTK 2013.
9. Nguyễn Văn Cƣ (2005), Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường LVS Ba và sông Côn, Báo cáo tổng kết hoa học và
kĩ thuật đề tài KC.08.25, Hà Nội.
10. Đài Khí tƣợng Thuỷ văn khu vực Trung Trung bộ (2003), Nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên khí hậu, thuỷ văn tại các khu vực phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
11. Lưu Đức Hải (2001), Cơ sở khoa học môi trường, Nxb Đại Học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Thủy Châu Tờ, Nguyễn Minh Cường (2010),“Đánh giá CLN sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào chỉ số CLN (WQI)”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 58.
13. Nguyễn Thị Thảo Hương (2010 - nay), Điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến môi trường và đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường LVS (sông Ba và sông Vu Gia - Thu Bồn), Dự án đang thực hiện.
96
14. Tôn Thất Lãng (2010), “Xây dựng chỉ số chất lƣợng để đánh giá và quản lý CLN hệ thống sông Đồng Nai”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.
15. Châu Thanh Nam (2006), Dự báo về những vấn đề môi trường chấp bách thành phố Đà Nẵng gắn với quá trình đô thị hóa đến năm 2010 - 2020, Báo cáo chuyên đề, Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng.
16. Phân viện Nhiệt đới - Môi trường Quân sự (2003), Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2002 - 2020, Hồ Chí Minh.
17. Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT (2011), Quyết định 879/QĐ-TCMT về việc ban hành sổ tay hướng dẫn chỉ số CLN.
18. Tổng cục thống kê (2011), NGTK 2011.
19. Lê Trình, Tôn Thất Lãng, Phạm Thị Minh Hạnh (2010), Nghiên cứu cách tiếp cận cải tiến từ WQI - NSF, Hồ Chí Minh.
20. Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn tỉnh Quảng Nam, Số liệu đo đạc CLN trạm Nông Sơn, trạm Thành Mỹ từ năm 2000 đến năm 2014.
21. Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Chuyển giao KH&CN Quảng Nam (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên đất và nước LVS Thu Bồn - Vu Gia, Quảng Nam - Đà Nẵng.
22. Trung tâm Quan trắc Môi trường - Tổng cục Môi trường (2011), Phương pháp tính toán chỉ số CLN (WQI).
23. UBND Đà Nẵng (2004), Báo cáo hiện trạng môi trường Đà Nẵng năm 2004.
24. UBND Đà Nẵng (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường Đà Nẵng năm 2010.
25. UBND Quảng Nam (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường Quảng Nam năm 2010.
26. Viện KH KTTV&MT (2010), Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng (phần LVS Thu Bồn), Dự án giữa Bộ TN&MT và Cơ quan phát triển Quốc tế Đan Mạch. Hà Nội.
97
27. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2013), Nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) phục vụ công tác quản lý và khai thác tài nguyên nước ở Việt Nam, Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Hồ Chí Minh.
28. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2002), Nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý phát triển bền vững LVS Vu Gia - Thu Bồn, Hà Nội.
29. http://industrialzone.vn/lng/1/news-event/898/Rac-thai-ngap-Khu-cong-nghiep- Thuan-Yen---Quang-Nam.aspx, truy cập ngày 10/11/2015.
30. http://www.lientrunggroup.com/?act=thicong_de&i=1, truy cập ngày 1/11/2015.
31. http://www.tourculaocham.net/tin-tuc/44-chua-cau-nhat-ban-hoi-an-da-nang-bi- xam-lai.html, truy cập ngày 2/9/2015.
Tiếng Anh
32. Ashock Lumb. Doug Halliwell, Tribeni Sharma (2006), “Application of CCME water quality index to monitor water quality: A case of the Mackenzie river basin, Canada”.Journal of Environmental Monitoring and Assessment, Vol 113:
411-429.
33. Asit K. Biswas (1990), Watershed Management (in Environmentally - Sound Water Management), Delhi.
34. North american lake management society (Madison, Wincosin) and Terrene institute (Alexandria, Virginia) (2001), Managing Lakes and Reservoirs.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
Tiêu chuẩn bảo quản mẫu khi vận chuyển
TT Thông số Chai đựng Điều kiện bảo quản Thời gian bảo quản tối đa 1
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
pH
Chất rắn lơ lửng Độ dẫn điện Độ kiềm BOD COD DO
N- Amonia N- Kendan Nitrat, Nitrit P- Hoà tan P- tổng số P- vô cơ Cacbon vô cơ Cacbon hữu cơ Natri
Kali Canxi Mangan Magiê Asen Cadmi Kẽm Nhôm Niken Thuỷ ngân
PE PE PE PE PE PE TT PE PE PE TT TT TT PE PE PE PE PE PE PE PE PE PE PE PE TT
Không 40C 40C 40C 40C 40C
cố định tại chỗ ddWinker 40C,2ml H2SO4 40%/l mẫu 40C
40C lọc tại chỗ 40C 40C 40C 40C
40C, 2 ml HNO3 đặc/l mẫu 40C, 2 ml HNO3 đặc/l mẫu 40C
2 ml HNO3 đặc/l mẫu 40C
2 ml HNO3 đặc/l mẫu 2 ml HNO3 đặc/l mẫu 2 ml HNO3 đặc/l mẫu 2 ml HNO3 đặc/l mẫu 2 ml HNO3 đặc/l mẫu
1 mg H2SO4 đặc + 1ml 6 giờ 4 giờ 24 giờ 24 giờ 4 giờ 24 giờ 6 giờ 24 giờ 24 giờ 24 giờ 24 giờ 24 giờ 24 giờ 24 giờ 24 giờ 7 ngày 7 ngày 7 ngày 6 tháng 7 ngày 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 1 tháng
TT Thông số Chai đựng Điều kiện bảo quản Thời gian bảo quản tối đa 27
28 29 30 31 32 33 34 35
Chì Crom Coban Bo Clorua Clorit Flo Sunphat Xyanua
PE PE PE PE PE PE PE PE PE
K2Cr2O7
2 ml HNO3 đặc/l mẫu 2 ml HNO3 đặc/l mẫu 2 ml HNO3 đặc/l mẫu 2 ml HNO3 đặc/l mẫu 40C
không yêu cầu 40C
40C
1 ml NaOH 10%/100 ml mẫu
6 tháng 6 tháng 6 tháng 6 tháng 7 ngày 7 ngày 7 ngày 7 ngày 6 tháng
Phụ lục 2
Bảng 1: Số liệu chất lượng nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn năm 2011
STT Ký hiệu
mẫu Tem (oC) pH TURB
(NTU) SS (mg/l) NH4+
(mg/l)
PO43-
(mg/l)
DO (mg/l)
BOD5
(mg/l)
COD (mg/l)
Coliform (MNP/100ml)
1 AA1 28,9 7,5 94 103,3 0,456 0,022 8,6 5,000 7,01 15.400
2 AA2 32,5 7,4 150 127,3 0,382 0,057 7,8 4,000 5,88 616
3 AA3 31,1 7,3 160 166,1 0,221 0,069 7,9 3,000 4,42 613
4 AA4 31,6 7,4 84 25,3 0,367 0,052 8,2 4,000 6,20 1.553
5 AA5 30,7 7,1 110 92,4 0,512 0,039 8,4 22,000 34,87 1.378
6 AA6 29,7 7,1 110 37,4 0,313 0,133 2,5 71,000 90,78 480.000
7 AA7 30,4 7,9 21 10,2 0,392 0,018 7,9 58,000 72,21 2.419
8 AA8 33,5 7,3 6 3,6 0,365 0,068 8,6 13,000 18,55 313
9 AA9 33,0 7,4 15 9,2 0,376 0,051 8,0 13,000 16,37 32.410
10 AA10 31,1 8,0 6 7,3 1,137 0,027 8,0 7,000 10,30 292
11 AA11 30,9 7,3 80 24,1 0,358 0,031 7,8 4,520 7,17 314
12 AA16 31,1 7,4 82 31,6 0,401 0,027 8,4 8,992 12,80 356
13 AA18 31,6 7,2 79 29,6 0,487 0,036 8,2 5,099 7,90 965
14 AA19 31,7 7,3 89 31,1 0,375 0,031 9,0 6,700 8,90 871
15 AA21 30,5 7,4 100 106,7 0,406 0,039 7,9 4,500 8,54 290
16 AA22 32,5 7,6 98 100,5 0,375 0,041 8,8 6,500 5,68 417
17 AA23 32,0 7,5 100 37,2 0,384 0,037 8,5 8,436 12,10 954
18 AA24 31,6 7,6 99 97,3 0,373 0,048 8,6 9,468 13,40 1.172
19 AA26 31,5 7,5 88 36,5 1,057 0,052 8,3 15,600 18,60 678
20 AA27 31,4 7,3 100 23,7 0,395 0,054 8,0 12,645 17,40 1.728
21 AA30 30,7 7,3 110 16,1 0,351 0,069 7,7 14,700 20,50 1.155
22 AA32 30,5 7,4 120 6,9 1,256 0,024 7,8 7,244 10,60 1.415
23 AA33 33,0 7,4 15 6,4 0,352 0,054 7,5 5,900 10,40 367
24 AA36 29,9 7,3 100 41,2 0,115 0,029 7,2 5,700 7,46 371
25 AA40 30,7 7,5 93 102,9 0,375 0,022 8,2 12,486 17,20 2.459
26 AA42 29,7 7,4 98 15,2 0,197 0,019 8,2 4,829 7,56 867
STT
Ký hiệu
mẫu Tem (oC)
pH
TURB
(NTU) SS (mg/l)
NH4+ (mg/l)
PO43- (mg/l)
DO (mg/l)
BOD5 (mg/l)
COD (mg/l)
Coliform (MNP/100ml)
27 AA44 30,4 7,3 98 104,6 0,374 0,021 8,3 3,352 5,70 1.156
28 AA47 30,0 7,5 100 100,2 0,376 0,021 8,4 5,338 8,20 791
29 AA50 30,1 7,4 98 5,7 0,412 0,020 8,5 13,598 18,60 2.150
30 AA52 30,5 7,3 21 9,9 0,410 0,018 7,9 18,761 25,10 1.156
31 AA53 30,1 7,8 33 4,3 0,383 0,029 8,1 3,749 6,20 727
32 AA57 29,9 7,6 110 4,7 0,344 0,027 8,9 12,407 17,10 1.165
33 AA58 30,4 7,6 90 7,5 0,531 0,019 8,8 11,200 14,10 657
34 AA62 31,0 7,8 34 71,1 0,102 0,019 8,2 3,670 6,10 1.524
35 AA63 31,1 7,7 38 54,7 0,347 0,018 8,9 4,100 6,40 814
36 AA67 31,5 7,7 20 10,9 0,352 0,018 7,7 7,165 10,50 315
37 AA69 31,1 7,3 8 10,9 0,712 0,016 8,0 4,385 7,00 345
38 AA72 31,7 7,2 7 4,1 0,346 0,010 7,3 2,319 4,40 679
39 AA74 31,4 7,4 14 6,5 0,245 0,021 6,8 9,800 14,20 657
40 AA76 31,5 7,5 22 6,7 0,174 0,026 7,9 13,500 17,80 613
Bảng 2: Số liệu chất lượng nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn năm 2012
STT Ký hiệu
mẫu Tem (oC) pH TURB
(NTU) SS (mg/l) NH4+ (mg/l)
PO43- (mg/l)
DO (mg/l)
BOD5 (mg/l)
COD (mg/l)
Coliform (MNP/100ml)
1 AA1 29,5 7,3 78 45,6 0,017 0,071 7,9 8,600 10,97 17.450
2 AA2 28,0 7,6 120 81,0 0,058 0,002 8,9 12,700 17,05 2.072
3 AA3 29,7 7,5 61 111,0 0,068 0,005 8,0 14,700 19,89 523
4 AA4 29,3 7,3 61 31,5 0,043 0,006 8,1 9,100 11,77 344
5 AA5 28,7 7,5 79 41,2 0,011 0,064 4,1 9,600 12,40 1.574
6 AA6 29,4 8,2 44 12,9 0,192 0,854 3,2 50,700 72,78 763
7 AA7 28,1 7,3 20 9,4 0,022 0,003 9,2 9,400 12,18 1.023
8 AA8 28,6 7,6 45 25,3 0,050 0,015 6,7 25,500 35,80 625
9 AA9 29,9 7,8 39 8,9 0,011 0,006 8,0 15,000 20,30 566