Đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt lưu vực sông vu gia thu bồn (Trang 67 - 120)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặtlưu vực sông

3.1.2. Đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Đây là phương pháp đánh giá tổng quát bằng cách đánh giá kết hợp tất cả các thông số đưa ra kết luận về CLN đối với từng địa điểm quan trắc. Phương pháp này tiến hành theo hướng dẫn của Tổng cục môi trường trên cơ sở quyết định 879 của Tổng cục môi trường về việc sử dụng chỉ số chất lượng môi trường WQI.

Kết quả tính trị số WQI và chất lượng nước tại các vị trí quan trắc được trình bày trong hình 3.15, hình 1.16, hình 1.17 và hình 1.18.

59

Hình 3.15: Chất lượng nước mặt LVS Vu Gia - Thu Bồn (tháng VII/2011)

60

Hình 3.16: Chất lượng nước mặt LVS Vu Gia - Thu Bồn (tháng V - VI/2012)

61

Hình 3.17: Chất lượng nước mặt LVS Vu Gia - Thu Bồn (tháng IV/2014)

62

Hình 3.18: Kết quả tính WQI

0 25 50 75 100

AA1 AA2 AA3 AA4 AA5 AA6 AA7 AA8 AA9 AA10 AA11 AA16 AA18 AA19 AA21 AA22 AA23 AA24 AA26 AA27 AA30 AA32 AA33 AA36 AA40 AA42 AA44 AA47 AA50 AA52 AA53 AA57 AA58 AA62 AA63 AA67 AA69 AA72 AA74 AA76

Vị trí mẫu

Năm 2014

Năm 2012

Năm 2011

63

Bảng 3.1: Tỷ lệ % số mẫu WQI

Giá trị WQI

LVS Vu Gia - Thu Bồn

2011 2012 2014

0 - 25 22,5 5,0 0,0

26 - 50 10,0 2,5 0,0

51 - 75 32,5 20 0,0

76 - 90 22,5 55 55

91 - 100 12,5 17,5 45

Tổng 100 100 100

Nhận xét:

Qua kết quả tính toán chỉ số WQISI để đánh giá chất lượng nguồn nước mặt trên LVS Vu Gia - Thu Bồn có thế thấy do tính chất động của dòng chảy mặt và phụ thuộc vào thời điểm lấy mẫu nên kết quả tính toán dao động khá lớn giữa các năm.

Năm 2011, 12,5% số lƣợng mẫu có chỉ số WQI thuộc mức I; 22,5% số mẫu thuộc mức II; 32,5% thuộc mức III; 10% thuộc mức IV và 22,5% thuộc mức V. Năm 2012, 5% số mẫu thuộc mức V; 2,5% số mẫu thuộc mức IV; 20% số mẫu thuộc mức III;

55% số mẫu thuộc mức II và 17,5% số mẫu thuộc mức I. Đặc biệt năm 2014, với 40 mẫu đƣợc thu thập vào tháng V thì không có mẫu nào vƣợt mức III; chỉ có 45% số mẫu thuộc mức I và 55% thuộc mức II. Mặc dù các điểm quan trắc đƣợc lấy lặp lại trong cả 3 đợt thực địa tuy nhiên kết quả quan trắc lại biến dao động lớn do thời điểm lấy mẫu khác nhau, đặc biệt đối với các mẫu nước thải. Chính vì vậy, việc hình thành các trạm kiểm soát CLN thải tại các vị trí đầu ra của các KCN hay các cụm công nghiệp (CCN) tập trung cũng nhƣ các khu dân cƣ là việc làm cấp thiết.

3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Trong những năm gần đây, LVS Vu Gia - Thu Bồn là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều chương trình, dự án cấp quốc gia cũng như quốc tế với mục tiêu nhằm giảm

64

thiểu và cải thiện chất lượng môi trường nước. Trên cơ sở các kết quả đo đạc, phân tích cũng nhƣ điều tra khảo sát thực tế tình hình khu vực nghiên cứu có thể thấy môi trường nước LVS Vu Gia - Thu Bồn bị ô nhiễm do nhiều tác nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do sự phát triển dân số, các hoạt động công nghiệp, khai thác mỏ và đặc biệt là việc phát triển một cách ồ ạt số lƣợng lớn thuỷ điện dọc theo LVS (hình 3.19).

3.2.1. Ô nhiễm nước do hoạt động của các ngành công nghiệp

Đối với các ngành công nghiệp, trong nước thải thường chứa nhiều chất độc hại, các kim loại nặng, dung môi hữu cơ. Hầu hết các cơ sở chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, rượu bia nước giải khát có thành phần nước thải đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại hình sản xuất, song đều chủ yếu gây ô nhiễm hữu cơ. Lòng dẫn nguồn thải từ các KCN và khu đô thị, dân cƣ tập trung ở Việt Nam nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng thường hỗn hợp không tách rời nhau. Tuy nhiên đặc trƣng nguồn thải ở khu đô thị, dân cƣ tập trung chủ yếu ở dạng hữu cơ, còn nguồn thải của các KCN thường gây ô nhiễm nguồn nước ở dạng hóa chất.

Đặc biệt trên LVS Vu Gia - Thu Bồn hiện nay ngành công nghiệp khai khoáng đang là thế mạnh, đặc biệt là khai thác khoáng vàng gốc, vàng sa khoáng và

vật liệu xây dựng (hình 3.19). Các hoạt động khai thác ở khu vực chủ yếu ở quy mô nhỏ, nguyên nhân do vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp còn hạn chế, khai thác bằng phương pháp thủ công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu. Thêm vào đó, ý thức chấp hành luật pháp chƣa cao nên các chủ cơ sở ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, để lại nhiều hậu quả xấu đến môi trường.

- Quảng Nam:

Theo số liệu từ Sở TN&MT Quảng Nam, lƣợng chất thải nguy hại do các nhà máy, cơ sở sản xuất chế biến trên địa bàn tỉnh ra hàng ngày rất lớn nhƣng chƣa được thu gom xử lý một cách bài bản, gây ô nhiễm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. Khối lƣợng chất thải rắn tại các KCN trong tỉnh ƣớc tính lên đến 50 tấn/ngày chưa kể các CCN. Phần lớn đổ ra ao, hồ, các dòng sông gây ô nhiễm nguồn nước.

65

Hình 3.19: Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt LVS Vu Gia - Thu Bồn

66

Do lượng chất thải rắn không được thu gom, nguồn nước thải tại các KCN, CNN không đƣợc xử lý đúng quy trình, cho nên thời gian qua nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất đã để chất thải chảy ra môi trường bên ngoài. Chính việc để nước thải không qua xử lý hoặc xử lý không đảm bảo đã làm cho nhiều con sông ở vùng hạ lưu như: Trường Giang, Kỳ Hà, Vĩnh Điện, Cửa Đại… bị ô nhiễm; hàm lượng chất rắn lơ lửng thường vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn. CLN ở vùng hạ lưu của nhiều dòng sông đang bị xấu đi, hàm lượng sắt trên sông cao, làm cho việc sử dụng nước sông để cấp nước sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

Hiện toàn tỉnh chỉ có hơn 50 cơ sở đủ tiêu chuẩn đƣợc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh cấp giấy phép cho xả nước ra môi trường. Trong số 05 KCN chỉ có KCN Điện Nam - Điện Ngọc đã xây dựng và đƣa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải tập trung và KCN Bắc Chu Lai đang được đầu tư xây dựng. Nghĩa là còn đến 3 KCN và hơn 20 CCN trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo đúng quy định, gây ô nhiễm nguồn nước sông. Dưới đây là tình hình hoạt động sản xuất và tình trạng xử lý chất thải một số KCN gây ô nhiễm môi trường điển hình tỉnh Quảng Nam.

+ KCN Thuận Yên: Nằm ngay trung tâm thành phố Tam Kỳ, KCN Thuận Yên có lợi thế về mặt giao thông là gần Quốc lộ 1A, cảng biển Hà Ký, sân bay Chu Lai và ga xe lửa. KCN hoạt động sản xuất các lĩnh vực nhƣ lâm sản, thủy hải sản, vật liệu xây dựng (VLXD), hàng tiêu dùng. KCN Thuận Yên với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 200,3 tỷ đồng và 02 triệu USD, diện tích sử dụng đất 24,32 ha; hiện nay, KCN đang giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động. Tuy nhiên, mặc dù đã đi vào hoạt động được 10 năm nay nhưng vấn đề xử lý nước và rác thải tại KCN Thuận Yên còn rất nhiều bất cập. Một số công ty hoạt động trong KCN chƣa có hệ thống xử lý nước thải nên đã thải trực tiếp nước thải ra môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân [29]. Trong đó, Công ty Cổ phần (CP) Hưng Trung Việt tổ chức sản xuất phân bón vi sinh trong nông nghiệp. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chủ yếu chất thải của gia súc, gia cầm và phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp nhƣ bã đậu nành, bã sắn, than bùn, mật mía nhƣng chỉ tận dụng sân phơi và kho

67

hiện trạng để chứa thành phẩm và sản xuất. Quy trình ủ phân thủ công, không đảm bảo vệ sinh môi trường tạo thuận lợi cho ruồi phát triển, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân tại KCN. Công ty đã bị cơ quan chức năng lập biên bản yêu cầu tạm ngưng để xử lý để tránh ảnh hưởng tới người dân. Hiện KCN Thuận Yên chưa có hệ thống khu xử lý nước thải và nơi thu gom rác thải, đa số doanh nghiệp tự ký với Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam để xử lý rác thải nên tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến người dân xung quanh khu KCN.

+ KCN Tam Hiệp có tổng diện tích là 809 ha, trong đó đất công nghiệp là

709 ha. KCN có một vị trí vô cùng thuận lợi, nằm tại vị trí trung tâm đƣợc bao bọc bởi vịnh An Hò, phía Nam là các khu đô thị và bệnh viện đa khoa Trung ƣơng. Đây đƣợc xem nhƣ là hạt nhân trung tâm trong chiến lƣợc phát triển của khu kinh tế mở Chu Lai. Hiện tại, đã đƣợc đầu tƣ lấp kín trên 60 ha với tổng cộng 13 nhà đầu tƣ đang hoạt động hiệu quả, trong đó lớn nhất là nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Trường Hải.

Trước đây, từ khi nhà máy sản xuất gạch men duy nhất của KCN đi vào sản xuất thì dòng nước chảy ra từ cống thải đục dần sang màu sữa và ngày càng đậm màu hơn. Thực tế đó khiến cho những người dân sống quanh khu vực này, mà chủ yếu là 340 hộ với hơn 1.100 khẩu hiện đang sống tại thôn Thọ Khương không khỏi lo lắng. Nỗi lo ngày càng lớn khi mà người dân phát hiện cá chết ngay trên cống và

cả một số đoạn kênh dẫn vào khu vực sản xuất. Đến năm 2012, KCN Tam Hiệp đã

khởi công xây dựng công trình hệ thống xử lý nước thải. Nhà máy xử lý nước thải KCN Tam Hiệp do Công ty CP công kỹ nghệ Liên Trung làm chủ đầu tƣ với công suất xử lý nước thải 2.500 m3/ngày.đêm, bao gồm trạm xử lý nước thải tập trung và

hệ thống thu gom nước thải từ các doanh nghiệp với tổng chiều dài 3.000 m về trạm xử lý tập trung, tổng vốn đầu tƣ là 51.533 tỷ đồng [30]. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với KCN Tam Hiệp, góp phần kiểm soát nguồn nước thải, cải thiện môi trường, xử lý nước thải KCN đạt tiêu chuẩn Việt Nam.

+ KCN Phú Xuân nằm cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 3,5 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm hành chính huyện Phú Ninh 2 km về phía Đông. Với định

68

hướng không gian được chia thành các khu: Khu nhà máy và Xí nghiệp công nghiệp có diện tích 170,85 ha, bao gồm 3 KCN: KCN chế biến nông lâm sản thực phẩm với tổng diện tích: 49,22 ha; KCN cơ khí bố trí ở giữa khu vực nguyên cứu gần KCN nông lâm thực phẩm và tuyến đường cao tốc Dung Quất - Đà Nẵng, tổng diện tích 59,79 ha; khu bố trí các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, tổng diện tích: 61,84 ha. Và khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật với diện tích 2,64 ha, gồm:

khu xử lý chất thải, cấp điện, nước.… Để bảo đảm vệ sinh môi trường nước trong khu vực, KCN đã tổ chức công trình xử lý nước thải công nghiệp tại khu vực thấp trũng phía Bắc, và tất cả nguồn xả thải sau khi xử lý đƣợc thải ra suối Trà Thai.

- Đà Nẵng:

Những năm gần đây Đà Nẵng như nổi lên là một trong những địa phương đang trên đà phát triển KT - XH bền vững vì thế môi trường được thành phố đặc biết chú trọng và đƣợc coi là một trong những thành phố sạch nhất thế giới, một thành tích mà tất cả các thành phố trên cả nước chưa có. Tuy nhiên, quá trình phát triển các đô thị và KCN khó tránh khỏi việc quản lý hệ thống rác thải ngày càng trở nên khó khăn từ các KCN, khu chế xuât (KCX) trên địa bàn thành phố thuộc LVS Vu Gia - Thu Bồn gây đến hậu quả không nhỏ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân. Điển hình một số KCN như:

+ KCN Hòa Cầm: có tổng diện tích 261 ha, đất trống 25 ha, bắt đầu hoạt động năm 2001. KCN Hòa Cầm có khoảng 50 doanh nghiệp đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên từ khi KCN Hòa Cầm đi vào hoạt động nhiều doanh nghiệp trong KCN đã gây ra nhiều phản ứng của người dân quanh về vấn đề xả nước thải gây ô nhiễm môi trường. Điển hình người dân phường Hòa Thọ Tây đã

phải chịu đựng tình trạng nước thải chưa qua xử lý tràn ra gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống bởi KCN. Hiện nay, môi trường ở đây đã

xuống cấp trầm trọng, hiện tượng cá chết ở các ao hồ xảy ra thường xuyên, trẻ con mắc nhiều bệnh da liễu, tiêu hóa, nước thải tràn vào nhà dân, bốc mùi hôi thối không thể chịu được nổi. Tình trạng ô nhiễm không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh

69

hoạt mà sản xuất của người dân cũng bị thiệt hại. Trước đây khu vực này có nhiều mô hình nuôi ao cá kết hợp ếch cho thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng/năm. Nhƣng trong khoảng 2, 3 năm gần đây, do nước thải KCN Hòa Cầm xả ra gây ô nhiễm khiến cá, ếch nuôi bị chết nên người dân đành phải treo ao.

Trong khi đó, công ty Quốc Việt xả thải cũng gây ô nhiễm môi trường, công ty này còn xây dựng nhiều đường ống nối với các kênh rạch xung quanh KCN nhƣng lại không có hệ thống xả thải đồng bộ.

Theo Ban quản lý KCN Hòa Cầm sự cố ô nhiễm môi trường là do một số doanh nghiệp trong KCN chưa đấu nối nước thải vào trạm xử lý nên bị chảy ra ngoài mương thoát nước mưa gây ô nhiễm và sẽ xử lý nghiêm những doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn để tránh gây tình trạng ô nhiễm xảy ra trong KCN.

+ KCN Hòa Khánh: là một KCN lớn nhưng hệ thống xử lý nước thải còn nhiều bất cập. Một số doanh nghiệp trong KCN tự ý xả trực nước thải chưa qua xử lý ra ngoài gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây thiệt hại và bức xúc cho người dân. Điển hình như người dân phường Hòa Hiệp Nam bức xúc khi nước thải KCN Hòa Khánh xả ra đồng Bàu Giữa, qua cống Da Tròn, ra đê liên hiệp rồi đổ ra sông Cu Đê gây hôi thối nồng nặc, các hộ nuôi tôm ở địa phương phải bỏ nghề vì nguồn nước bị nhiễm nặng.

Không những thế, thời gian qua người đi đường rất bức xúc khi nước thải công nghiệp của một số doanh nghiệp ở KCN Hòa Khánh từ miệng hố ga đấu nối nước thải chảy tràn xuống lòng đường, nhất là trên đường số 4 rồi chảy vào hệ thống thoát nước mưa. Nhiều hố ga có nước thải tràn xung quanh tạo thành những ao chứa nước thải, màu nước đen ngòm.

UBND thành phố Đà Nẵng cũng yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) MTV Cấp nước Đà Nẵng không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của từng doanh nghiệp trong KCN Hòa Khánh. Đơn vị xử lý nước thải KCN Hòa Khánh có trách nhiệm nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho Sở

70

TN&MT thay cho các doanh nghiệp, đồng thời cam kết CLN sau xử lý phải đạt loại B (Theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và nước thải công nghiệp). Nếu CLN sau xử lý không đạt loại B. Công ty phải thực hiện cải tiến công nghệ và quy trình xử lý để bảo đảm chất lƣợng đầu ra.

+ KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng: có trạm xử lý nước thải tập trung KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng do Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc Việt đầu tư xây dựng có công suất 3000 m3/ngày.đêm, xử lý nước thải ô nhiễm bằng công nghệ hóa sinh đi vào hoạt động từ tháng VII/2009. Đến nay, 12/17 doanh nghiệp chế biến thủy sản có lượng nước thải lớn gây ô nhiễm môi trường đã

xây dựng hệ thống cống xả nước thải đấu nối vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN. Tuy nhiên, khi trạm xử lý nước thải tập trung của KCN đi vào hoạt động mới đƣợc gần một tuần, đã xảy ra sự cố vỡ bể lắng, tạo sự nghi ngờ trong dƣ luận về tính chuyên nghiệp của các đơn vị xây dựng và quản lý. Sau khi khắc phục sự cố, do nhiều nguyên nhân, việc xử lý nước thải của trạm vẫn không mang lại hiệu quả, người dân sống chung quanh KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng hằng ngày phải gánh chịu mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ bể xử lý.

Hiện nay, lượng nước thải ô nhiễm của các doanh nghiệp đưa về trạm quá lớn, gây quá tải cho trạm xử lý. Lúc cao điểm lên đến 4.500 m3/ngày.đêm. Bình quân 3.700 m3/ngày.đêm, nhưng công suất của trạm xử lý nước thải dù chạy hết công suất thiết kế 3.000 m3/ngày.đêm thì vẫn không xử lý dứt điểm đƣợc lƣợng nước thải ô nhiễm hiện nay, bảo đảm vệ sinh môi trường. Muốn giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây, phải đầu tư tăng công suất trạm xử lý lên gấp đôi là 6.000 m3/ngày.đêm mới bảo đảm đạt yêu cầu.

Trong khi đó, thì một số doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn có lượng nước thải ô nhiễm xả ra từ 300 đến 500 m3/ngày.đêm, có hệ thống cống lén lút xả nước thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường. Đó là các Công ty CP Thuỷ sản và

Thương mại Thuận Phước, Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N... Họ đã bị Thanh tra Sở TN&MT bắt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt lưu vực sông vu gia thu bồn (Trang 67 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)