Tiết 19-20 LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
I. Đặc điểm của tính từ
-Gọi HS đọc bài tập 1 (SGK/153)
-Tìm tính từ trong bài tập 1.
-Tìm thêm một số tính từ khác mà em biết.
-Vậy tính từ có đặc điểm gì?
- So sánh tính từ với động từ.
-Đọc bài tập 1.
-Tìm tính từ : a.bé, oai
b.vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi ; xanh, vàng, héo, khô ; vàng hoe, đỏ chói, tím ngắt…
-VD : xấu, đẹp...
-Tính từ:chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
*Thảo luận nhóm :
+Kết hợp : đã, đang, sẽ, cũng, vẫn... ; kết hợp với hãy,
I.Đặc điểm của tính từ.
-Tính từ:chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
+Kết hợp : đã, đang, sẽ, cũng, vẫn... ; kết hợp với hãy, đừng, chớ hạn chế hơn động từ...
+Làm chủ ngữ, vị
II.Các loại tính từ:
-Trong bài tập 1 (SGK/153) những từ nào kết hợp với các từ chỉ mức độ? Từ nào không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ?
- Những tính từ kết hợp được với những từ chỉ mức độ gọi là tính từ tương đối, những tính từ không kết hợp được gọi là tính từ tuyệt đối.
*Chốt ý, ghi bảng.
III. Luyện tập.
Bài tập 1: Hãy xác định tính từ trong những từ ngữ sau:
-vui, buồn, xấu, đen, giận, thương, xinh xắn…
Bài tập 2: Viết đoạn văn miêu tả cánh đồng lúa chín. Trong đoạn văn ấy có sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc.
đừng, chớ hạn chế hơn động từ...
+Làm chủ ngữ, vị ngữ ; nhưng khả năng làm vị ngữ hạn chế hơn động từ...
- Từ có khả năng kết hợ với từ chỉ mức độ : bé,oai... ;Các tính từ còn lại không có khả năng kết hợp.
-Kết hợp được: bé, oai
-Không kết hợp được: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối…
-Đọc bài tập, xác định : +Tính từ : xấu, đen, xinh xắn.
+Các từ còn lại là động từ tình thái.
-Viết đoạn văn theo yêu cầu.
ngữ ; nhưng khả năng làm vị ngữ hạn chế hơn động từ...
II.Các loại tính từ:
- Hai loại tính từ : +Tính từ chỉ đặc điểm tương đối.
+Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
Hoạt động 4: Củng cố.
- Nêu đặc điểm của tính từ.
- Xác định từ loại của các từ sau:
+ Vui, mừng, ghét, lá, cây, hoa, đẹp, xấu, đen, tối…
+ Nhanh, chậm, vườn, trường…
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
- Hoàn chỉnh các bài tập trong sách bài tập (Tính từ và cụm tính từ).
- Soạn bài: Ôn tập Văn học.
Kinh nghiệm tiết dạy:
………
………
- HẾT-
Ngày soạn:25 -11-2013 Ngày dạy:27-11-2013 Chủ đề 5: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN
Tiết 29-30 TỔNG KẾT NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC DÂN GIAN ĐÃ HỌC A. Mức độ cần đạt:
- Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật của các truyện đã học.
B. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. G iáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 6 tập 1, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh: Soạn bài….
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Nêu điểm khác biệt giữa truyền thuyết và cổ tích; truyện ngụ ngôn và truyện cười.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2 phút)
- Trong những tiết học trước, các em đã được tìm hiểu các văn bản thuộc truyện dân gian.
Hôm nay, sẽ tổng kết lại những kiến thức đã học về các thể loại truyện ấy.
Hoạt động 3: Bài mới
Bảng tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật.
Tên
truyện Thể loại
truyện Nội dung Ý nghĩa Đặc sắc nghệ thuật Con Rồng
cháu Tiên Truyền
thuyết - Giải thích, ngợi ca nguồn gốc cao quí của dân tộc ta.
- Ngợi ca công lao của LLQ và Âu Cơ.
- Kể về nguồn gốc của dân tộc con Rồng, cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của d.tộc ta.
- Sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo về nguồn gốc, hình dạng và việc sinh nở.
- xd hình tượng nhân vật mang dáng đấp thần linh
Bánh chưng, bánh giầy.
(Đọc thêm)
Truyền
thuyết - Hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước.
- Những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước.
- Truyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong buổi đầu dựng nước.
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần linh mách bảo.
- Lối kể kể chuyện dân gian theo trình tự thời gian.
Thánh Gióng
Truyền thuyết
- Hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước, Thánh Gióng.
- Sự sống của Thánh Gióng trong lòng dân tộc.
- Ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trổi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng kiên cường của d.
- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo xây dựng hình tượng người -anh hùng.
- Xâu chuỗi sự kiện.
tộc ta.
Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Truyền
thuyết - Hoàn cảnh và mục đích của việc vua Hùng kén rể
- Cuộc so tài giữa hai vị thần .
- Đằng sau câu chuyện là cái lõi lịch sử phản ánh cuộc sống và khát vọng chế ngự thiên tai của người Việt cổ.
- Xây dựng hình tượng con người mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Tạo sự việc hấp dẫn.
- Dẫn dắt kể chuyện lôi cuốn sinh động
- Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong chế ngự thiên tai, đồng thời ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Sự tích Hồ Gươm (Đọc thêm)
Truyền
thuyết - Long quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
- Nguồn gốc lịch sử của địa danh hồ Hoàn Kiếm.
- Sử dụng hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa như gươm thần, rùa vàng ..
- Xây dựng các tình tiết truyện thể hiện ý nguyện, tinh thần của nhân dân ta đoàn kết một lòng đánh giặc xâm lược.
- Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giắc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
Thạch Sanh
Cổ tích - Vẻ đẹp của hình tượng Thạch Sanh (nhân vật hành động theo lẽ phải).
- Bản chất nhân vật Lí Thông (Nhân vật đại diện cho cái ác).
- Sắp xếp tình huống truyện tự nhiên khéo léo.
- Sử dụng những chi tiết thần kì:tiếng đàn tuyệt diệu, niêu cơm thần…
- Kết thúc có hậu
- Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân vào chiến thắng cuối cùng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
Em bé thông minh
Cổ tích - Những thử thách đối với em bé thông minh.
- Trí thông minh của em bé bộc lộ qua cách giải đố khiến không những vua và quan trong triều đình thán phục mà sứ giặc cũng phải khâm phục.
- Tạo tình huống qua những câu đố.
- Nghệ thuật tăng tiến, tiếng cười hài hước.
- Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sông dân gian.và tạo ra tiếng cười hài hước.
Cây bút thần (Đọc thêm)
Cổ tích - Những lí giải về tài năng của Mã Lương.
- Quan niệm của nhân dân về mục đích của
- Sáng tạo các chi tiết kì ảo góp phần khắc họa hình tượng nhân vật tài
- Truyện khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ
nghệ thuật chân chính.
- Ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, hạnh phúc.
năng trong truyện cổ tích.
- Sáng tạo chi tiết nghệ thuật tăng tiến mang nhiều ý nghĩa.
- Kết thúc có hậu.
nhân dân, chống lại kẻ ác.
- Truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và những khả năng kì diệu của con người.
Ông lão đánh cá và con cá vàng (Đọc thêm)
Cổ tích - Ca ngợi người có tấm lòng nhân hậu và người có nghĩa tình sau trước, biết ơn đối với người nhân hậu.
- Cá vàng bốn lần trả ơn cho ông lão đánh cá.
- Bài học đích đáng đối với mụ vợ tham lam độc ác.
- Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng các yếu tố tưởng tượng, hoang đường qua hình tượng cá vàng.
- Kết cấu sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến.
- Xây dựng hình tượng đối lập nhiều ý nghĩa.
- Kết thúc không giống truyện cổ tích khác.
- Truyện ca ngợi tấm lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc.
Ếch ngồi
đáy giếng Ngụ ngôn - Nêu sự việc một con ếch do tầm hiểu biết hạn hẹp nên kiêu ngạo đã rước họa vào thân.
- Nêu bài học: về cách nhìn nhận đánh giá sự việc, sự vật…khuyên mọi người nên biết về những hạn chế của bản thân và không ngừng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.
- Xây dựng hình tượng gần gủi với đời sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
- Cách kể chuyện hài hước bất ngờ, kín đáo.
- Truyện phê phán những kẻ có hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan kiêu ngạo.
Thầy bói xem voi
Ngụ ngôn - Cách xem voi thiển cận.
- Thái độ và cách ứng xử sai lầm khi phán về voi.
- Lặp lại các sự việc.
- Phóng đại.
- Tạo tiếng cười hài hước kín đáo, giáo huấn rất tự nhiên, sâu sắc.
- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Chân, tay, tai, mắt, miệng.
Ngụ ngôn - Chuyện về cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng
- Nghệ thuật ẩn dụ. - Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên đối với
(Đọc thêm)
đang sống yên ổn thì xảy ra chuyện so bì và đình công dẫn đến nhiều tổn hại.
- Qua việc làm đó họ rút ra bài học đoàn kết, gắn bó tương trợ lẫn nhau.
cộng đồng.Mỗi thành viên ko thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Treo biển Cười - Những nội dung cần thiết cho việc quảng cáo bằng ngôn ngữ trên tấm biển của nhà hàng.
- Chuỗi các sự việc đáng cười diễn ra trong truyện gồm có bốn lời góp ý và phản ứng của nhà hàng.
- Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí.
- Sử dụng những yếu tố gây cười.
- Kết thúc truyện bất ngờ.
- Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người hành động thiếu chủ kiến và nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.
Lợn cưới, áo mới (Đọc thêm)
Cười - Nhân vật thích khoe của, học đòi: Người khoe lợn, kẻ khoe áo.
- Những nhân vật lố bịch thể hiện thái độ của tác giả dân gian phê phán, mỉa mai thói khoe của của một số người.
- Tạo tình huống truyện gây cười.
- Miêu tả hai nhân vật hết sức lố bịch.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại.
- Truyện chễ giễu những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
Hoạt động 4:Củng cố
-Kể tóm tắt một văn bản truyện dân gian đã học.
- Vẽ sơ đồ tư duy, khái quát nội dung cho các văn bản thuộc văn học dân gian đã học.
-Sơ đồ tư duy
Hoạt động 5:Hướng dẫn tự học
-Học bài, tóm tắt ngắn gọn các văn bản đã học.
- Soạn bài: Ôn tập truyện truyền thuyết và cổ tích.
Kinh nghiệm tiết dạy:
………
………
………
………
Ngày soạn: 01-12-2013 Ngày dạy:4-12-2013 Chủ đề 5: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN
Tiết 31-32 ÔN TẬP TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH.
A. Mức độ cần đạt.
-Nắm được đặc điểm của truyền thuyết và cổ tích.Bước đầu phân loại và nhận diện được chúng.
-Sưu tầm một số truyện truyền thuyết và cổ tích ở địa phương.
B.Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1.Giáo viên: Giáo án, SGK-SGV Ngữ văn 6 tập I, bảng phụ.
2.Học sinh: Soạn bài, sưu tầm một số truyện truyền thuyết và cổ tích ở huyện Núi Thành.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ..
-Nêu khái niệm văn học dân gian.
-Văn học dân gian có những đặc điểm nào khác với văn học viết.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
-Theo em truyền thuyết và cổ tích khác nhau ở chỗ nào?
-Hôm nay, các em sẽ được ôn tập lại các kiến thức về hai loại truyện trên và bước đầu có phương pháp nhận diện về chúng.
Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Phần ghi bảng
Hoạt động 1:Hình thành kiến thức.
(40 phút).
I.Lập bảng ,so sánh.
-Em hãy kể các văn bản thuộc truyện truyền thuyết đã học ở chương trình Ngữ văn 6, học kì I?
-Em hãy kể tên một số truyện thuộc thể loại trên mà em biết(không có trong SGK Ngữ văn 6)?
-Em hãy kể tên một số truyện cố tích đã học ở chương trình Ngữ văn 6, học kì I?
-Em hãy kể tên một số truyện thuộc thể loại trên mà em biết(không có trong SGK Ngữ văn 6)?
-Em hãy lập bảng tóm tắt các đặc điểm tiêu biểu của hai loại truyện trên.
-Khác cổ tích kể về cuộc đời của các kiểu nhân vật quen thuộc, còn truyền thuyết kể về các nhân vật và sự việc có liên quan đến lịch sử…
-Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.
-Thành Cổ Loa,Trọng Thủy Mị Châu, Thánh Mẫu Tiên Dung…
-Cổ tích: Sọ Dừa, Em bé thông minh, Thạch Sanh, Cây Bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng.
-Cây khế, Cô bé lọ lem…
-Học sinh lập bảng.
I.Lập bảng, so sánh truyền thuyết và cổ tích
1.Lập bảng .
Bảng tổng kết đặc điểm, tính chất, mục đích.
Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích.
Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử. Là truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc trong cuộc sống
Có nhiều chi tiết có tính hoang đường, kì ảo Có nhiều chi tiết có tính hoang đường, kì ảo Có cơ sở lịch sử, cốt lỏi sự thật lịch sử.
Người nghe tin câu chuyện như là có thật, dù trong truyện có những yếu tố tưởng tượng hoang đường, kì ảo.
Có tính chất hoang đường kì ảo, người nghe không tin là câu chuyện có thật.
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về
các sự kiện và nhân vật lịch sử trong quá khứ. Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, của lẽ phải.
-Dựa vào bảng tổng kết trên, hãy nêu sự giống và khác nhau của hai loại truyện trên?
Tiết 2.
-Gọi HS nhắc lại các đặc điểm tiêu biểu của truyện truyền thuyết và cổ tích.
-Cho HS thảo luận câu hỏi sau:
-Vì sao trong truyện Thạch Sanh cũng có vua, có đánh giặc cứu nước…Nhưng không phải là truyện truyền thuyết?
*Tuy trong truyện Thạch Sanh có đề cập đến việc đánh giặc cứu nước nhưng các sự kiện và nhân vật ấy được nhân dân hư cấu , không có cốt lõi sự thật lịch sử (Cốt lõi sự thật lịch sử: sự kiện phải có thật, gắn
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Giống:Có yếu tố hoang đường, kì ảo,có nhiều chi tiết (mô tiếp) giống nhau về sự ra đời thần kì, nhân vật chính có khả năng phi thường, tài năng phi thường.
Khác:
-Truyền thuyết: kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử và thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về các sự kiện và nhân vật lịch sử trong quá khứ.
-Cổ tích: kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc trong cuộc sống và thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, của lẽ phải.
Nhắc lại các đặc điểm tiêu biểu của truyện truyền thuyết và cổ tích.
-HS thảo luận theo nhóm.
Vì các nhân vật và sự kiện ấy không liên quan đến lịch sử, nó chỉ thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng xã hội, ước mơ được đổi đời…
2.So sánh.
với những con người cụ thể trong lịch sử, địa danh cụ thể, được người đời sau tin và tưởng niệm …)
II.Sưu tầm các truyện cổ tích và truyền thuyết ở Núi Thành.
1.Sưu tầm.
-GV cho HS trình bày các truyện mà các em đã sưu tầm ở gia đình và những người già trong làng.
-Thẩm định đó có phải truyện DG ở địa phương Núi Thành không.
2.Phân loại.
- Sau đây là các truyện DG ở Núi Thành ,em hãy sắp xếp phân loại chúng theo từng thể loại.
-Truyền thuyết Dinh Sơn, Cô tiên bãi Rạng, Lúa thần, Núi Chúa, Em bé và ma thuồng luồng, Cuộc đấu tri của chàng Khoai, Sự tích Bàn Thang,
III. Luyện tập.
Bài tập 1:
-Kể lại một truyện dân gian mà em tâm đắc.
-Gọi HS đọc đề và yêu cầu các em kể diễn cảm câu chuyện mà các em tâm đắc.
Bài tập 2: Kể lại truyện Truyền thuyết Núi chúa.
-HS kể tên các truyện đã sưu tầm.
+Truyền thuyết: Truyền thuyết Dinh Sơn, Núi Chúa, Sự tích Bàn Thang,
+Cổ tích: Cô tiên bãi Rạng, Lúa thần, Em bé và ma thuồng luồng, Cuộc đấu tri của chàng Khoai.
-HS kể lại diễn cảm truyện mà các em yêu thích nhất.
-HS kể lại truyện Truyền thuyết Núi Chúa.
II.Sưu tầm các truyện cổ tích và truyền thuyết ở Núi Thành.
III.Luyện tập Bài tập 1
Bài tập 2 Hoạt động 4: Củng cố.
-Hãy nêu khác biệt cơ bản giữa truyền thuyết và cổ tích.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học.
-Học bài, sưu tầm thêm một số truyện truyền thuyết và cổ tích nổi tiếng của dân tộc VN.
-Soạn bài : Ôn tập truyện cười và truyện ngụ ngôn.
Kinh nghiệm tiết dạy:
………
………
………
………...
Ngày soạn: 08-12-2013 Ngày dạy:11-12-2013