Cơ sở pháp lý của các biện pháp phòng vệ thương mại

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI HOA KỲ VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀPHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

1.4. Cơ sở pháp lý của các biện pháp phòng vệ thương mại

Những nguyên tắc về các biện pháp phòng vệ thương mại được quy định tại Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) đầu tiên năm 1947 và nay là các hiệp định chi tiết của WTO. Những hiệp định này quy định rằng các biện pháp phòng vệ thương mại có thể được áp dụng sau khi tiến hành các cuộc điều tra và phải tuân thủ một số điều kiện nhất định. Các biện pháp phòng vệ thương mại một quốc gia áp dụng với một quốc gia thành viên khác phải thỏa mãn yêu cầu của các quy định tại Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và các hiệp định khác của WTO. Mỗi quốc gia lại có những quy định riêng, được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung của WTO. Do vậy, các vụ điều tra về phòng vệ thương mại và việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên thực tế tại các quốc gia tuân thủ theo các quy định nội địa tại các quốc gia đó.

1.4.1. Đối với Biện pháp chống Bán phá giá:

Trong WTO, các nguyên tắc về chống bán phá giá được quy định tại:

- Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT): bao gồm các nguyên tắc chung về vấn đề này;

- Hiệp định về chống bán phá giá (Agreement on Antidumpinp – ADA) chi tiết hóa Điều VI GATT: bao gồm các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Văn bản pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá được quy định tại:

- Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (“Pháp lệnh 20/2004”);

- Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (“Nghị định 90/2005”);

- Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

- Quyết định 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh (“Quyết định 848”);

- Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 09 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

1.4.2. Đối với Biện pháp chống trợ cấp:

Trong WTO, các nguyên tắc về chống trợ cấp được quy định tại:

- Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO (Subsidy and Countervailing Measures Agreement): bao gồm các nguyên tắc chung có liên quan đến trợ cấp và biện pháp đối kháng mà tất cả các thành viên WTO phải tuân thủ.

Tại Việt Nam, vấn đề chống trợ cấp đối với hàng hóa nước ngoài được quy định tại:

- Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/08/2004 về Chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

- Nghị định 89/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

- Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

- Quyết định 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh (“Quyết định 848”);

- Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 09 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

1.4.3. Đối với Biện pháp tự vệ:

Trong WTO, các nguyên tắc về việc sử dụng biện pháp tự vệ được quy định tại:

- Điều XIX Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT);

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

- Hiệp định về biện pháp tự vệ (Hiệp định SG).

Văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ quy định tại:

- Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/05/2002 về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;

- Nghị định 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;

- Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

- Quyết định 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh (“Quyết định 848”);

- Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 09 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI HOA KỲ VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)