CHƯƠNG 3:BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI CHO VIỆT NAM
3.1. Thực trạng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam
3.1.2. Tình hình sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam
Việc sử dụng các biện pháp PVTM ở Việt Nam được “nhen nhóm” với 4 vụ kiện do Việt Nam khởi xướng và việc tham gia 20 vụ xử lý tranh chấp tại WTO với vai trò bên thứ ba. Tuy nhiên xét trên tổng thể, các biện pháp này chưa được sử dụng phổ biến và hiệu quả ở Việt Nam nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Trong khi hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đến nay đã là đối tượng của cả trăm vụ kiện PVTM ở nước ngoài thì Việt Nam tới nay mới chỉ sử dụng công cụ này 4 lần, với 3 vụ kiện tự vệ và 1 vụ kiện chống bán phá giá. Bên cạnh đó, tính đến nay, ba
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
pháp lệnh về phòng vệ thương mại của Việt Nam liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đã có hiệu lực hơn 11 năm, nhưng Việt Nam mới chỉ chính thức điều tra 03 vụ việc.
Bảng 3.1. Số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài (tính tới tháng 10/2015)
Nguồn: Hội đồng tư vấn phòng vệ thương mại - VCCI Trong số 70 vụ bị kiện bán phá giá thì Việt Nam bị thua 36 vụ, dẫn tới bị áp dụng các biện pháp PVTM. Trong số 7 vụ bị kiện chống trợ cấp thì Việt Nam thua 4 vụ, dẫn tới bị áp thuế. Trong số 17 vụ bị kiện tự vệ, Việt Nam thua 6 vụ và bị áp thuế.
Ngược lại, đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam tính tới tháng 10/2015, Việt Nam mới khởi xướng kiện 4 vụ, gồm 1 vụ chống bán phá giá thắng kiện và 3 vụ tự vệ nhưng thắng 1 vụ.
Bảng 3.2. Số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam (tính tới 10/2015)
Loại công cụ PVTM Tổng số vụ điều tra Tổng số vụ dẫn tới áp dụng biện pháp PVTM
Chống bán phá giá 1 1
Chống trợ cấp 0 0
Tự vệ 3 1
Nguồn: Hội đồng tư vấn phòng vệ thương mại - VCCI
“Như vậy, nếu so sánh như đấm bốc, các bạn hạ nốc ao chúng ta 53 lần, chúng ta hạ nốc ao các bạn 1 lần. Đây là bức tranh toàn cảnh chúng ta đã sử dụng PVTM như thế nào ở nhà ta để bảo vệ mình so với việc các bạn đã sử dụng công cụ PVTM
Loại công cụ
PVTM Tổng số vụ điều tra Tổng số vụ dẫn tới áp dụng biện pháp PVTM
Chống bán phá giá 70 36
Chống trợ cấp 07 04
Tự vệ 17 06
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
như thế nào ở nhà các bạn để đối phó với chúng ta,” TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI nhận định.
Nhìn vào tổng hợp các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, có thể nhận một số đặc điểm lớn sau đây:
Thứ nhất, phần lớn (3/4) vụ việc là điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.
Thực tế này dường như đi ngược lại thông lệ quốc tế, theo đó các biện pháp tự vệ là những biện pháp rất ít được sử dụng so với 2 biện pháp còn lại, đồng thời cũng là biện pháp dễ sử dụng nhất trong 3 biện pháp.
Biểu đồ 3.1. So sánh số liệu các vụ điều tra PVTM trên thế giới theo năm (1995 – 2014)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của WTO Theo lý giải của nhiều chuyên gia, trên bình diện toàn thế giới, công cụ này ít được sử dụng bởi chúng được áp dụng không phải để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào mà chỉ đơn thuần là biện pháp bảo hộ tạm thời trước tình trạng gia tăng đột biến của hàng hóa nước ngoài nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa.
Một trong những lý giải cho hiện tượng này của Việt Nam là các vụ kiện phòng vệ thương mại đòi hỏi trách nhiệm chứng minh nhẹ hơn cho các nguyên đơn (không phải chứng minh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tức là không phải xuất trình
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
các thông tin về chi phí của hàng hóa nhập khẩu mà thường là rất khó tiếp cận), vì thế họ dễ đi kiện hơn. Đây là một ưu thế đặc biệt có ý nghĩa của kiện tự vệ so với các biện pháp PVTM khác đối với các doanh nghiệp nguyên đơn chưa có nhiều kinh nghiệm kiện tụng. Từ góc độ Chính phủ, đối với các vụ việc này, mặc dù là các “công cụ phải trả tiền”, việc điều tra tự vệ cũng có thể là bài toán dễ thực hiện hơn với các cơ quan điều tra do không phải đầu tư quá lớn nguồn lực vào việc tính toán, xác định các công thức tính toán chi phí phức tạp như trong kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp. Như vậy, cũng tương tự như với doanh nghiệp, công cụ này lại là một ưu thế đáng kể so với các công cụ khác đối với các cơ quan điều tra vốn chưa trải qua nhiều các thử thách thực tế trong lĩnh vực này.
Nói cách khác, trong bối cảnh Việt Nam nơi chưa sử dụng nhiều công cụ PVTM, nơi năng lực và kinh nghiệm của cả doanh nghiệp đi kiện lẫn cơ quan điều tra còn hạn chế, các biện pháp tự vệ tỏ ra là một công cụ có ưu thế hơn so với 02 công cụ còn lại. Việc Việt Nam sử dụng nhiều công cụ tự vệ.
Thứ hai, nguyên đơn khởi kiện trong các vụ việc này đa số là đang nắmgiữ vị trí độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường đối với loại sản phẩm là đối tượng của vụkiện.
Trong cả ba vụ việc PVTM của Việt Nam, nguyên đơn chỉ bao gồm 01 doanh nghiệp (với 3 vụ tự vệ) hoặc 02 doanh nghiệp (với vụ chống bán phá giá) và sản lượng sản phẩm liên quan mà các nguyên đơn sản xuất chiếm tới khoảng trên dưới 70-80%
tổng sản lượng sản xuất nội địa.
Bảng 3.3. Thống kê số lượng và thị phần của các nguyên đơn trong 04 vụ kiện PVTM của Việt Nam
Năm Vụ việc Nguyên đơn Thị phần
2009
Vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi
Công ty Kính nổi Viglacera
Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam 90.11 %
2012
Vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với dầu thực vật
Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An;
Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tân Bình;
100%
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Công ty TNHH Dầu Thực vật Cái Lân;
Công ty Dầu ăn Holden Hope – Nhà Bè
2013
Vụ điều tra áp dụng biện pháp Chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội
Công ty TNHH Posco VST Công ty CP Inox Hòa Bình
81.5%
7.8 %
2015
Vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với bột ngọt
Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt
Nam 55.46%
Nguồn: Báo cáo cuối cùng các vụ kiện PVTM có liên quan Thực tế có lẽ không quá khó lý giải bởi thường thì các doanh nghiệp có thị phần lớn là các doanh nghiệp mạnh, có đủ năng lực để thực hiện việc đi kiện theo các thủ tục phức tạp cũng như có đủ nguồn lực để “đầu tư” vào việc đi kiện, coi đó như là một chiến lược kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc công cụ PVTM hiện vẫn đang là
“công cụ” của “nhà giàu”, chưa phải là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ, vốn là những chủ thể suy đoán là phải chịu tác động mạnh nhất từ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam, nếu có.
Thứ ba, các sản phẩm bị kiện trong cả ba vụ kiện PVTM của Việt Nam đềukhông phải các sản phẩm trong tốp đầu về nhập khẩu vào Việt Nam, chứng tỏ nhiều loại hàng hóa khác của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu chưa được bảo vệ bằng công cụ PVTM.
Về mặt lý thuyết thì hàng hóa nhập khẩu càng nhiều thì nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh càng lớn hơn. Ngoài ra, trong các tính toán điều tra PVTM, luôn có nội dung về sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu (tức là nhấn mạnh tới lượng nhập khẩu).
Bảng 3.4. So sánh kim ngạch nhập khẩu của các sản phẩm bị kiện với cácsản phẩm tốp 5 nhập khẩu của Việt Nam năm 2014
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Hàng hóa Kim ngạch nhập khẩu (1000 USD)
Tỷ lệ trên tổng kim ngạch NK (%)
Top 5 hàng nhập khẩu Việt Nam
Thiết bị điện, điện tử 34110755 19.13%
Máy móc 19848248 11.13 %
Dầu, nhiên liệu 9146360 5.13 %
Sắt, thép 8385363 4.70 %
Nhựa và sản phẩm
nhựa 8158134 4.58%
Các sản phẩm bị kiện
Kính nổi 20490 0.01%
Dầu thực vật 543424 0.30%
Thép không gỉ 298188 0.17%
Bột ngọt 93762 0.05%
Nguồn: ITC Trademap Tất nhiên điều này không đồng nghĩa với việc hàng hóa nhập khẩu ít hơn thì nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh ít hơn hay số vụ kiện sẽ ít hơn. Dù vậy, trong tổng thể, đây cũng là tín hiệu cho thấy nhiều loại hàng hóa khác của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu (mà trong đó có thể có nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh) chưa được bảo vệ bằng công cụ PVTM.
Tuy nhiên, hiện nay, việc các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất nội địa đã có dấu hiệu khởi sắc.
Theo Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hội đồng tư vấn về PVTM, Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI, cách đây 10 năm, vụ kiện Hoa Kỳ về cá tra, cá basa, sau đó là tôm đông lạnh đã tốn nhiều giấy mực của báo chí. “Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp đã lo lắng và có một chút e ngại, nhưng đến nay cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp đã có kinh nghiệm đương đầu với vụ kiện và chống bán phá giá. Thậm chí, từ năm 2010 đến nay, Việt Nam không chỉ đương đầu mà còn khởi kiện Hoa Kỳ trong 2 vụ”.
Trong 02 vụ việc khiếu kiện đầu tiên đối với Hoa Kỳ, Việt Nam đã đạt được thắng lợi đối với một số khiếu kiện và phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO (DSB) về cơ bản rất có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam:
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Ngày 01 tháng 6 năm 2015 vừa qua, Việt Nam cũng đã nộp đơn khiếu nại lên WTO về biện pháp tự vệ thương mại do Indonesia áp dụng đối với mặt hàng thép nhập khẩu. Theo thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam, cơ quan điều tra của Indonesia đã vi phạm một số điểm về quy trình thủ tục liên quan đến quyền được thông tin và tham vấn của nguyên đơn trong quá trình điều tra.
Ngoài ra, tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 20 vụ xử lý tranh chấp tại WTO với tư cách bên thứ ba (mã số vụ việc DS434, DS360, DS375, DS376, DS377, DS402, DS405, DS414, DS422, DS430, DS431, DS449, DS417, DS474, DS490).
Tiêu chí để lựa chọn các vụ việc để tham gia bên thứ 3 của Việt Nam chủ yếu dựa trên các vấn đề, sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Đặc biệt, để lấy kinh nghiệm cho chính các vụ việc do mình khởi kiện, Việt Nam tham gia bên thứ 3 các vụ việc tương tự, ví dụ , vụ việc DS434, DS422 liên quan đến sản phẩm tôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ, vụ việc DS402, DS464, DS471 liên quan đến phương pháp tính toán của Hoa Kỳ trong các vụ điều tra chống bán phá giá hay gần đây nhất, Việt Nam tham gia bên thứ ba vụ việc DS490 về biện pháp tự vệ đối với thép của Indonesia do Đài Loan khởi kiện.
Từ thực tiễn nêu trên, có thể thấy việc sử dụng công cụ PVTM ở Việt Nam đã bắt đầu, tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề cần bàn trước khi có thể hy vọng các công cụ này sẽ được sử dụng phổ biến và hiệu quả ở Việt Nam nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.