CHƯƠNG 2:THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆTHƯƠNG MẠI TẠI HOA KỲ VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
2.2. Thực tiễn sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Liên minh châu Âu (EU)
2.2.4. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của EU đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
Tương tự, để các phân tích mang tính cụ thể và đi vào chiều sâu, nghiên cứu xem xét thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của EU đối với sản phẩm xuất khẩu của một quốc gia cụ thể là Việt Nam.
a. Thống kê về các vụ tranh chấp phòng vệ thương mại giữa EU (với tư cách là nguyên đơn) và Việt Nam (với tư cách là bị đơn)
Là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, EU cũng là khu vực tiến hành phần lớn các cuộc điều tra phòng vệ thương mại đối với Việt Nam.
Đặc biệt, tất cả các vụ tranh chấp phòng vệ thương mại do EU khởi xướng đều là chống bán phá giá, không có vụ điều tra chống trợ cấp hay tự vệ nào ở EU đối với hàng Việt Nam cho đến thời điểm này.
Về số lượng các vụ việc,tính từ năm 1998 đến nay, EU đã thực hiện 10 cuộc điều tra chống bán phá giá trong tổng số 42 các vụ điều tra chống bán phá giá đã xảy ra đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Các cuộc điều tra này được tiến hành trên 08 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, từ những sản phẩm là mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam (giầy dép, xe đạp), đến những sản phẩm có kim ngạch và giá trị xuất khẩu thấp (vòng khuyên kim loại, ống thép, chốt thép, bật lửa ga…).
Chiếm tới gần ẳ cỏc cuộc điều tra chống bỏn phỏ giỏ đối với hàng húa xuất khẩu Việt Nam, thoạt nhìn EU dường như là một thị trường “hung hăng” trong việc sử dụng công cụ này. Mặc dù vậy, nếu biết rằng EU với tính chất là một liên minh thuế quan với số lượng các quốc gia thành viên lên tới 28, cùng rất nhiều các lợi ích và quan tâm khác nhau trong quan hệ thương mại với Việt Nam, con số cộng gộp nói trên không phải là quá lớn. Ngoài ra, cũng cần phải nói thêm rằng trong số 10 vụ việc này, có những vụ việc được khởi xướng và tiến hành bởi các nước đơn lẻ mà tại thời điểm xảy ra vụ việc, họ chưa phải là thành viên EU, và do đó không áp dụng các tiêu chuẩn, quy định và những “tập quán” trong lĩnh vực này của EU.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Bảng thống kê sau sẽ cho thấy rõ diễn biến các vụ điều tra chống bán phá giá EU đã tiến hành đối với Việt Nam từ năm 1988 đến 2012.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Bảng 2.5. Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ mà Liên minh Châu Âu (EU) đã tiến hành đối với hàng hóa Việt Nam (1998-2012)
Năm
Mặt hàng bị
kiện
Tên tiếng anh của sản phẩm
bị kiện
Quá trình điều tra Thời
gian bị kiện
Biện pháp tạm thời Biện pháp cuối cùng Ghi chú Ngày Thuế
suất
Thời
gian Ngày Thuế suất
Thời gian
2005 Giày mũ da
Footwear with uppers of leather
7/7/2005 14,2% - 16,8%
05/10
/2006 10% 2 năm
Chấm dứt áp thuế chống bán phá giá ngày 01/04/2011 sau thời gian gia hạn áp thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng
2004
Đèn huỳnh quang
Compact Fluorescent Lamps (CFL-i)
10/9/2004 66,1%
Điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá
Chốt thép không gỉ
Stainless Steel Fasterners
24/08/200
4 7,7% 5 năm
Chấm dứt áp thuế từ ngày 20/11/2010 do không có yêu cầu rà soát từ ngành sản xuất nội địa
Ống thép
Tube or pipr
fitting 11/8/2004 Rút đơn kiện
Xe đạp Bicycles 29/4/2004 15,8% -
34,5% 5 năm
Chấm dứt áp thuế từ ngày 15/07/2010 do không có yêu cầu rà
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
soát từ ngành sản xuất nội địa
Vòng khuyên kim loại
Ring Binder
Mechanisms 28/4/2004 51,2% -
78,8%
Điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá
2003 Ô xít
kẽm Zinc Oxides 2003 28%
Điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá
2002 Bật lửa
ga Pocket Lighter 2002 Rút đơn kiện
1998
Giày
dép Footwear 1998
Không áp thuế do không có bằng chứng chứng minh có thiệt hại
Mì chính
Monosodium
glutamate 1998 16,8%
Điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá
Nguồn: Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại - VCCI
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
b. Nhận xét về trình độ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của EU đối với các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam
Nhìn vào diễn biến theo thời gian của các vụ khởi xướng điều tra chống bán phá giá của EU đối với hàng hóa Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1998 tới 2005 (vụ kiện cuối cùng tới thời điểm này), có thể nhận thấy hai điểm chính sau:
Thứ nhất, số lượng các vụ điều tra chống bán phá giá biến động không đều, và vắng bóng hẳn trong vài năm gần đây. Đặc biệt, không có vụ điều tra chống trợ cấp hay tự vệ nào ở EU đối với hàng Việt Nam cho đến thời điểm này.
Có thể lí giải điều này qua một số nguyên nhân sau:
- Là thị trường cộng gộp của 28 thị trường quốc gia với tính phức tạp, đòi hỏi sự đồng thuận cao giữa các quốc gia thành viên khi tiến hành điều tra một vụ tranh chấp phòng vệ thương mại, EU không sử dụng quá nhiều các biện pháp phòng vệ thương mại;
- Trong hai ba năm trở lại đây, EU đang phải đối mặt với những thách thức to lớn hơn nhiều từ cuộc khủng hoảng nợ công, những vấn đề như phòng vệ thương mại trở thành vấn đề nhỏ trong so sánh với những thách thức khác mà EU phải tập trung giải quyết.
- Xét trong tổng thể, chống trợ cấp là một vấn đề khá “nhạy cảm” với EU với tính chất là một thị trường mà cho đến nay thường bị các đối tác cáo buộc về nhiều khoản trợ cấp khác nhau, đặc biệt trong một số lĩnh vực.
Đáng chú ý là 4 trong số 10 vụ điều tra chống bán phá giá mà EU tiến hành đối với hàng xuất khẩu Việt Nam là điều tra chống lẩn tránh thuế. Đây là loại điều tra phái sinh, đối với những sản phẩm mà EU nghi ngờ là có hiện tượng chuyển khẩu sang Việt Nam từ các nước khác là đối tượng bị áp thuế chống bán phá giá tại EU.
Thứ hai, liên quan đến kết quả các vụ điều tra,như đã được ghi chú trong bảng trên, trong số 10 vụ điều tra chống bán phá giá mà EU tiến hành đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, 02 vụ điều tra đơn kiện bị rút lại (vụ bật lửa ga năm 2002,và vụ ống thép năm 2004), 01 vụ chấm dứt do không có bằng chứng về thiệt hại (vụ giày dép năm 1998), 03 vụ điều tra khác có dẫn đến áp thuế chống bán phá giá chính thức nhưng tính tới nay các biện pháp thuếnày đã chấm dứt hiệu lực và có vụ việc còn có
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
những ưu tiên đặc biệt về thời hạn áp thuế. Cụ thể, trong 2 vụ điều tra chống bán phá giá năm 2004 đối với sản phẩm chốt thép không gỉ (Stainless Steel Fasteners) và xe đạp (Bicycles) sau thời hạn áp thuế chính thức 5 năm, lệnh áp thuế đã tự động chấm dứt hiệu lực do không có yêu cầu rà soát từ ngành sản xuất nội địa hay từ cơ quan điều tra. Đặc biệt, năm 2005, trong vụ điều tra chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, mức thuế suất áp dụng đối với giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam là 10%, trong khi mức thuế áp dụng với hàng Trung Quốc là 16.8%, thời hạn áp thuế trong vụ việc này là 2 năm, thay vì 5 năm như thông thường tại EU. Từ số liệu này, có thể thấy rằng:
- Khả năng “thoát” khỏi các biện pháp thuế trong các vụ việc chống bán phá giá ở EU là tương đối cao. Đặt trong so sánh với Hoa Kỳ, tất cả các đơn kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đều dẫn tới việc áp dụng biện pháp thuế, và nếu đã bị áp thuế thì thời hạn áp thuế rất dài và tương lai chấm dứt hầu như mờ mịt.
- Khả năng “thoát” này hiện hữu trong tất cả các giai đoạn của điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá ở EU (từ giai đoạn đầu, nếu thuyết phục được các nguyên đơn rút lại đơn kiện, đến giai đoạn điều tra, nếu chứng minh được là không có thiệt hại và cả khi đã bị áp thuế, nếu khẳng định được rằng không có nguy cơ tái diễn hay tiếp diễn hiện tượng bán phá giá trong tương lai).
Ngay cả khi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, EU cũng tỏ ra “có chừng mực”, công bằng và linh hoạt trong các khía cạnh khác nhau khi quyết định và thực thi các biện pháp này đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài.
c. Phân tích trường hợp điển hình trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của EU đối với sản phẩm xuất khẩu Việt Nam
Để làm rõ hơn về cách thức áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của EU, nghiên cứu xem xét vụ việc chống bán phá giá được khởi xướng vào ngày 7/7/2005đối với sản phẩm giày mũ da - một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam vào EU.
Nguyên nhân vụ kiện:
Thông thường, nguyên nhân quan trọng nhấtkhiến một quốc gia quyết định khởi kiện là sự gia tăng mạnh mẽ của lượng hàng nhập khẩu khiến ngành sản xuất nội địa
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
lo lắng. Tuy nhiên, trong vụ kiện này, số liệu thống kê lượng hàng giầy dép nhập khẩu vào EU có mã HS 640399, 640391, 640359 và 640351 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2005, Trung Quốc nhập khẩu vào EU tăng đột biến, trong khi lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam có tăng nhưng không đáng kể. Với tình hình đó, thật khó có thể nói hàng Việt Nam có nguy cơ tiềm tàng gây hại cho sản xuất giầy mũ da EU.
Thế nhưng, EU lại kiện hàng Việt Nam thay vì chỉ kiện Trung Quốc (nước có sự gia tăng đột biến trong nhập khẩu sản phẩm liên quan vào EU). Trên thực tế, phân tích của nhiều chuyên gia cho rằng sở dĩ Việt Nam bị kiện là do EU lo ngại nếu chỉ kiện Trung Quốc và áp dụng biện pháp thuế với hàng giầy mũ da nước này, rất có thể dòng vốn đầu tư cho ngành sản xuất này sẽ di chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Và để giải quyết mối quan ngại này, thay vì điều tra chống bán phá giá đối với riêng Trung Quốc, EU quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá với cả các sản phẩm của Việt Nam.
Diễn biến vụ kiện:
-Ngày 30/05/2005, Liên đoàn sản xuất giày dép Châu Âu (CEC), đại diện cho các nhà sản xuất chiếm 40% tổng sản lượng giày mũ da của Châu Âu, đã nộp đơn lên Ủy ban châu Âu yêu cầu cơ quan này tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam.
- Khởi xướng điều tra:
Ngày 07/07/2005, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức khởi xướng vụ điều tra trên Công báo của Liên minh Châu Âu theo đó các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam được nhập khẩu vào EC sẽ bị điều tra chống bán phá giá.
Phạm vi sản phẩm bị điều tra bao gồm:
Giày có mũ da hoặc cấu tạo từ da, được thiết kế phục vụ cho các hoạt động thể thao.
- Trong vụ việc này, giai đoạn điều tra được xác định theo năm tài khóa từ ngày 01/04/2004 đến ngày 31/03/2005.
- Chọn mẫu: H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Do số lượng các nhà sản xuất xuất khẩu của Việt Nam nêu trong đơn kiện quá lớn (86 doanh nghiệp), Ủy ban châu Âu - cơ quan chịu trách nhiệm điều tra đã áp dụng phương pháp chọn mẫu theo Điều 17(1) Quy tắc về chống bán phá giá của EC.
Trên thực tế, đã có 81 nhà sản xuất xuất khẩu Việt Nam “trình diện” (gọi là doanh nghiệp có hợp tác). Cùng với việc thảo luận với cơ quan có thẩm quyền Việt Nam (Cục quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương), thông tin từ Hiệp hội da giày Việt Nam, Ủy ban Châu Âu quyết định chọn mẫu bao gồm 8 doanh nghiệp – doanh nghiệp bị đơn bắt buộc (Pou Yuen Vietnam Enterprise Ltd; Pou Chen Vietnam Enterprise Ltd;
Taekwang Vina Industrial Co. Ltd; Haiphong Leather Products and Footwear Company; Company No. 32; Dona Biti’s IMEX Corp. Pte. Ltd; Binh Tien Imex Corp.
Pte. Ltd; Kai Nan Joint Venture Co. Ltd).
Việc điều tra trên thực tế chỉ được tiến hành với các bị đơn bắt buộc này, về 2 nhóm vấn đề là hành vi bán phá giá của họ và thiệt hại gây ra đối với ngành sản xuất nội địa. Kết quả điều tra sẽ được sử dụng để xác định có áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không, ở mức nào đối với các bị đơn bắt buộc và các bị đơn khác không được lựa chọn điều tra.
- Điều tra về việc bán phá giá:
Theo quy định của EU, trong điều tra chống bán phá giá, Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường (MET), do vậy, giá thông thường trong tính toán biên độ phá giá sẽ được xây dựng dựa trên những thông tin, số liệu của sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra tại một nước thứ ba (quốc gia thay thế) có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu có thể cho từng doanh nghiệp bị đơn được hưởng quy chế MET nếu đáp ứng được các tiêu chí quy định. Trong vụ việc này, không doanh nghiệp Việt Nam nào chứng minh được với Ủy ban châu Âu rằng mình thỏa mãn các tiêu chí để được hưởng MET. Do đó, Braxin được EU lựa chọn làm quốc gia thay thế để xác định biên độ phá giá của doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một bất lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi Braxin hoàn toàn khác Việt Nam ở mức độ phát triển kinh tế xã hội, chi phí lao động, giá thành các nhân tố sản xuất và do đó khiến cho kết quả tính toán thiếu sát thực với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Điều tra về việc bán phá giá được tiến hành bằng việc xác định và sau đó là so sánh giá bán sang EU (gọi là giá xuất khẩu) với giá thông thường của sản phẩm, từ đó xác định biên độ phá giá cho từng doanh nghiệp bị đơn. Theo tính toán của Ủy ban châu Âu, tất cả các doanh nghiệp này đều có biên độ phá giá dương (có bán phá giá) và ở mức tương đối cao.
- Điều tra về thiệt hại, mối quan hệ nhân quả và lợi ích Cộng đồng:
Song song với việc điều tra về phá giá, Ủy ban châu Âu tiến hành điều tra xem ngành sản xuất của EU có chịu thiệt hại đáng kể do hành vi bán phá giá hay không, cũng như những tác động nếu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với lợi ích cộng đồng EU ra sao. Theo cơ quan điều tra, mặc dù có sự tăng nhẹ trong tiêu dùng sản phẩm giày mũ da trong giai đoạn điều tra (tăng 1%), ngành sản xuất nội địa đã không được hưởng lợi từ con số gia tăng ít ỏi này, sản lượng sản xuất trong nội địa EU giảm hơn 30% trong giai đoạn này. Cùng với đó, theo kết luận của cơ quan điều tra, ngành này cũng chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về doanh số (giảm 33 % tương đương với 60 triệu Euro từ năm 2001 đến 2005), tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng cao (27 nghìn lao động mất việc làm, tăng 33% kể từ năm 2001 đến 2005). Trong khi đó, theo cơ quan này kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn này lại có sự tăng trưởng rõ rệt. Cơ quan điều tra kết luận thiệt hại nói trên của ngành sản xuất nội địa của EU là do hàng Việt Nam bán phá giá gây ra.
Ngoài ra, Ủy ban châu Âu còn tiến hành tính toán biên độ thiệt hại (dựa trên việc so sánh giá bán thực tế của sản phẩm bị điều tra với một mức giá “không gây thiệt hại” mà cơ quan này tính toán). Theo quy định, nếu kết thúc điều tra, một lệnh thuế chống bán phá giá được áp dụng thì mức thuế chống bán phá giá sẽ bằng biên độ phá giá hoặc biên độ thiệt hại, tùy vào loại biện độ nào có giá trị thấp hơn. Đây là quy định khá đặc biệt của riêng EU và về cơ bản là có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu bị điều tra.
- Quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời:
Từ kết luận sơ bộ khẳng định có hành vi bán phá giá và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất giầy mũ da nội địa của EC, ngày 23/03/2006, Ủy ban châu Âu thông báo quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam với biên độ phá giá như sau:
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51