CHƯƠNG 2:THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆTHƯƠNG MẠI TẠI HOA KỲ VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
2.1. Thực tiễn sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ
2.1.5. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
Để các phân tích mang tính cụ thể và đi vào chiều sâu, nghiên cứu xem xét thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đối với sản phẩm xuất khẩu của một quốc gia cụ thể là Việt Nam.
a. Thống kê các tranh chấp phòng vệ thương mại Hoa Kỳ (với tư cách là nguyên đơn) – Việt Nam (với tư cách là bị đơn)
Từ năm 2002 đến nay, đã có tổng cộng 08 vụ điều tra chống bán phá giá và 03 vụ điều tra chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đã thực hiện đối với 07 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, từ những sản phẩm xuất khẩu thuộc nhóm Việt Nam có thế mạnh (cá, tôm), đến những sản phẩm có sức cạnh tranh trung bình (túi nhựa), thậm chí cả các sản phẩm mà Việt Nam mới chỉ xuất sang Hoa Kỳ nói riêng và các thị trường xuất khẩu khác nói chung với số lượng và trị giá hạn chế (mắc áo thép, turbin điện gió, vòng khuyên kim loại, lò xo không bọc…).
Trên bình diện chung, số liệu về các vụ điều tra phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ tiến hành đối với Việt Nam không phải là nhiều so với số các vụ việc mà xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt ở các thị trường khác trên thế giới. Tuy nhiên, nếu nhìn vào quy mô thị trường và mức độ thiệt hại (dựa vào kim ngạch xuất khẩu, mức thuế suất và thời gian áp thuế) thì có thể nói Hoa Kỳ là một trong những thị trường “rủi ro” nhất về vấn đề phòng vệ thương mại đối với xuất khẩu Việt Nam.
Bảng 2.2. sau thống kê cụ thể về 08 vụ điều tra phòng vệ thương mại Hoa Kỳ đã khởi xướng đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam:
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Bảng 2.2. Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đã tiến hành đối với hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2002-2012
Năm
Mặt hàng bị
kiện
Tên tiếng anh của sản phẩm bị kiện
Quá trình điều tra Thời
gian bị kiện
Biện pháp tạm thời Biện pháp cuối cùng Ghi chú
Ngày Thuế suất
Thời
gian Ngày Thuế suất
Thời gian
2012
Tua bin
điện gió Wind towers 18/01 /2012 Mắc áo
thép
Steel wire garment hanger
18/01 /2012
Kiện đúp chống bán phá giá và chống trợ
cấp
2012
Ống thép cacbon
Certain Steel Pipe 15/11 /2011
Kiện đúp chống bán phá giá và chống trợ
cấp 2010 Mắc áo
thép
Steel Wire Garment Hanger
22/07 /2010
(Điều tra chống lẩn tránh thuế)
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
2009 Túi nhựa PE
Polyethylene Retail carier Bags
31/03 /2009
28/10 /2009
52,30%
- 76,11%
04/05 /2010
52,39%
- 76,11%
5 năm
Kiện đúp chống bán phá giá và chống trợ
cấp
2008
Lò xo không bọc
Uncovered innerspring units
25/01 /2008
06/04 /2008
116,31
%
22/12 /2008
116,31
% 5 năm
2003 Tôm
Frozen and Canned Warmwater
Shrimp
31/12 /2003
26/07 /2004
12,11%
- 93,13%
08/12 /2004
4,13% - 25,76%
2002 Cá da
trơn Frozen Fish Fillets 24/07 /2002
31/01 /2003
23/06 /2003
36,84%
- 63,88%
Tiếp tục áp thuế CBPG sau rà soát cuối kỳ, mức thuế ừ 36,84% đến 63,88%
Nguồn: Hội đồng tư vấn về Phòng vệ thương mại - VCCI
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
b. Nhận xét về trình độ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam
Nhìn vào bảng 2.1 trên, có thể nhận thấy, các vụ điều tra phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đã tiến hành đối với các sản phẩm của Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2009 đều là các vụ điều tra chống bán phá giá. Từ năm 2009, 02 trong số 03 vụ điều tra chống bán phá giá mới đều đồng thời điều tra chống trợ cấp (điều tra kép).
Sự thay đổi trong thông lệ của Hoa Kỳ là nguồn gốc làm thay đổi “tình hình” kiện phòng vệthương mại ở Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Cụ thể, năm 2007, với quyết định khởi xướng điều tra và áp dụng thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm túi nhựa PE của Trung Quốc – một nước bị xem là có nền kinh tế phi thị trường trong các vụ điều tra phòng vệ thương mại, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thay đổi hoàn toàn thông lệđã được áp dụng ổn định từ năm 1987 theo một phán quyết của Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, theo đó việc điều tra chống trợ cấp đối với một sản phẩm đến từ nước có nền kinh tế phi thị trường là không thích hợp. Riêng đối với các vụ điều tra chống bán phá giá, mặc dù chỉ có 01 trong số 08 vụđiều tra là điều tra chống lẩn tránh thuế (là loại điều tra phái sinh, đối với những sản phẩm mà phía Hoa Kỳ nghi là có hiện tượng chuyển khẩu sang Việt Nam từmột nước khác đang là đối tượng bị áp thuế phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ), sốvụ bị điều tra mới nhưng thực chất là “điều tra theo” những sản phẩm mà Trung Quốc hay các nước xung quanh Việt Nam đã từng bị kiện chiếm chủ yếu. Thực tếnày xuất phát từ các quy định về chống lẩn tránh thuế trong pháp luật Hoa Kỳ, theo đó theo yêu cầu của ngành sản xuất nội địa, cơ quan điều tra của Hoa Kỳ có thể tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế đối với các sản phẩm từ một nước thứ ba (vốn không phải là bị đơn trong vụ kiện chống bán phá giá gốc), và nếu xác định là đúng có hiện tượng lẩn tránh thuế thì cơ quan này được quyền mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá gốc cho những sản phẩm tương tựđến từ nước thứ ba này.
Về các biện pháp thuế bị áp dụng, ngoài 04 vụ điều tra chống bán phá giá và 02 vụ điều tra chống trợ cấp bị khởi xướng từ cuối năm 2010 đến nay (và vì vậy chưa có kết luận về việc có áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá/chống trợcấp hay không), tất cả các vụ điều tra mà Hoa Kỳ tiến hành đối với sản phẩm xuất khẩu Việt
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Nam đều đi đến kết quả khẳng định có đủ điều kiện áp thuế(khẳng định có hành vi bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ); với mức thuế suất cao (đặc biệt là thuế suất toàn quốc – mức thuếáp dụng cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sang Hoa Kỳ sản phẩm liên quan ngoài một số hạn chế các doanh nghiệp được hưởng thuếsuất riêng) và tới nay, chưa có sản phẩm nào đã bị áp thuế mà thoát khỏi thuế đó khi hết thời hạn áp thuế ban đầu (5 năm). Thực tế này xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, Hoa Kỳ áp dụng quy chế nền kinh tế phi thị trường cho Việt Nam trong các điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Hoa Kỳ.
Theo quy định của WTO (Hiệp định về chống bán phá giá và Hiệp định về trợcấp và biện pháp đối kháng), đối với trường hợp điều tra chống bán phá giá sản phẩm đến từ các nước có nền kinh tế phi thị trường (nơi Nhà nước kiểm soát giá cả và sản xuất) thì việc sử dụng các phương pháp tính toán giá cả theo đúng chuẩn có thể là không phù hợp (tức là cho phép nước điều tra áp dụng phương pháp tính toán khác mà họ cho là thích hợp). Gia nhập WTO, dưới sức ép của đàm phán, Việt Nam đã phải chấp nhận quy chế nền kinh tế phi thị trường(NME) trong các vụ điều tra phòng vệ thương mại đến hết 31/12/2018. Hoa Kỳ đã áp dụng điều này trong pháp luật của mình bằng cách sử dụng phương pháp “nước thứ ba thay thế” trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với các nước NME như Việt Nam (sử dụng giá cả lấy từ một nước thứ ba, thay vì lấy giá cả thực tế của doanh nghiệp Việt Nam, để tính giá thông thường, từ đó tính toán biên độ phá giá). Giá cả được sử dụng để tính toán, vì thế, không phản ánh tình trạng thực của giá sản phẩm, và trong đa số các trường hợp, khiến cho biên độ phá giá/trợ cấp bị “đội lên”, bị “thổi phồng” lên nhiều. Mức thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp ở Hoa Kỳ lại được xác định căn cứ vào kết quả tính toán biên độ phá giá/trợ cấp (“thuế suất trừng phạt” = “biên độ phá giá/trợ cấp”)
Điều này dẫn tới thực tế mức thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp trong các vụđiều tra đối với sản phẩm của Việt Nam thường là cao hơn so với thực tế, và là nguyên nhân của tình trạng Việt Nam “thua” trong hầu hết các vụ kiện ở Hoa Kỳ, hiểu theo nghĩa là hàng Việt Nam bị kết luận “có bán phá giá/trợ cấp” với biên độcao và phải chịu mức thuế cao trừng phạt cao tương ứng. Trên thực tế, đây cũng là một động cơ thúc đẩy các nhà sản xuất nội địa Hoa Kỳ đi kiện sản phẩm một số nước có
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
nền kinh tế phi thị trường như Trung Quốc hay Việt Nam để đạt được mục tiêu áp thuế cao cho sản phẩm nhập khẩu.
Thứ hai, pháp luật Hoa Kỳ có nhiều điểm bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài.
Pháp luật về chống bán phá giá nói riêng và phòng vệ thương mại nói chung của Hoa Kỳ có từ những năm đầu thế kỷ XX (1916), được định hình rõ ràng trong Luật Thuế quan năm 1930 và từ đó đến nay tiếp tục được bổ sung thêm rất nhiều chi tiết, trở thành một hệ thống hoàn chỉnh các quy định kỹ thuật phức tạp, tinh vi theo hướng bảo vệ tối đa quyền lợi của các nhà sản xuất nội địa. Theo các chuyên gia, Hoa Kỳ là tác giả chính của các quy định hiện nay liên quan đến mảng này trong khuôn khổ WTO và mặc dù đã bị tiết chế khá nhiều (bởi ý kiến của các thành viên khác trong WTO), các Hiệp định trong WTO vẫn thể hiện một phần quan trọng quan điểm của Hoa Kỳ và do đó hệ thống pháp luật phòng vệ thươngmại “mang tính bảo hộ” của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục được duy trì đến hiện nay.
Nổi bật trong hệ thống pháp luật này là những quy định đặc biệt phức tạp về thủtục, đặc biệt là các thời hạn các trình tự thông báo, các bước tiến hành một hoạt động (làm nản lòng các bị đơn nước ngoài cũng như “tước đoạt” của họ khá nhiều quyền lợi thực chất khi lỡ không đáp ứng đúng). Kế đến là các quy định về phương pháp tính toán bất hợp lý theo hướng gia tăng khả năng áp dụng thuếtrừng phạt (nâng mức biên độ phá giá/trợ cấp, thuận lợi cho việc khẳng định có thiệt hại đáng kể…).
Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) cũng đã không ít lần thông qua các báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm khẳng định Hoa Kỳ đã vi phạm các quy định của WTO và yêu cầu nước này phải sửa đổi cho phù hợp. Và Hoa Kỳ thì không phải lúc nào cũng nhanh chóng sửa đổi pháp luật và thực tiễn bị cáo buộc là vi phạm theo các khuyến nghị này của DSB. Do đó, pháp luật về phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đã và vẫn sẽ tiếp tục là một hệ thống nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa nước ngoài.
c. Phân tích trường hợp điển hình trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đối với sản phẩm xuất khẩu Việt Nam
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Để hiểu rõ hơn về các phân tích nêu trên, nghiên cứu sẽ xem xét một trường hợp thực tiễn điển hình trong việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ đối với sản phẩm xuất khẩu tại Việt Nam, cụ thể là vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Đầu năm 2002, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa Việt Nam. Đây lại là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ thời điểm đó trở về trước:
lần đầu tiên một sản phẩm mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam bị kiện, và là lần đầu tiên Hoa Kỳ, một thị trường xuất khẩu đặc biệt quan trọng của Việt Nam, tiến hành điều tra.
Nguyên nhân vụ kiện:
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra và cá basa sang Mỹ từ năm 1996. Năm 1998, sản phẩm cá da trơn phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang đây mới chỉ đạt 260 tấn, thì đến năm 2000, lượng hàng này tăng vọt lên hơn 3.000 tấn và đến năm 2001 thì đã đạt con số kỷ lục: xấp xỉ 8.000 tấn. Sản phẩm cá tra, cá basa philê do Việt Nam sản xuất được người tiêu dùng Mỹ đặc biệt ưa chuộng do chất lượng ngon, giá thành thấp. Trước tình hình sản phẩm hải sản của Việt Nam bước đầu đặt chân được vào thị trường Mỹ, Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã thể hiện phản ứng bằng việc đưa ra chủ trương chống các sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam.
Diễn biến vụ kiện:
- Ban đầu, vào cuối năm 2000, CFA tung lên báo chí Mỹ những thông tin thất thiệt, bôi xấu hình ảnh cá tra, cá basa Việt Nam.
- Tháng 6/2001, Chủ tịch CFA gửi thư yêu cầu đến Tổng thống Bush đề nghị Chính phủ Mỹ đàm phán với Việt Nam một hiệp định riêng về vấn đề cá catfish, đồng thời thuê mướn luật sư, thu thập thông tin, đẩy mạnh tuyên truyền hạ thấp uy tín cá Việt Nam.
- Ngày 5/10/2001, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HR. 2964 chỉ cho phép sử dụng tên cá "catfish" cho riêng các loài thuộc họ Ictaluridae (họ cá Nheo Mỹ). Tiếp đó không lâu, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật An ninh trang trại và Đầu tư nông thôn HR.
2646 cấm hoàn toàn việc dùng tên "catfish" cho cá tra, cá basa Việt Nam trong vòng 5 năm và có khả năng sẽ kéo dài vĩnh viễn. Trước tình hình này, các doanh nghiệp
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
của ta đã phải từ bỏ cái tên catfish để trở về với cái tên thuần Việt nam là "cá basa",
"cá tra".
- Và cuối cùng, ngày 28/6/2002, CFA đã chính thức khởi kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ tại Washington DC. CFA cáo buộc 53 doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, basa Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ.
Trong đơn kiện CFA đã đưa ra đề nghị cách tính biểu thuế chống bán phá giá như sau: nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường thì cách tính giá phải theo kiểu của Mỹ và nếu Việt Nam bán phá giá thì mức thuế chống bán phá giá sẽ là 144%.
Nếu Việt Nam không được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì sẽ lấy mức giá cả của Ấn Độ – nước mà CFA cho rằng có trình độ phát triển tương đương - để áp vào cách tính giá cá basa của Việt Nam (nếu có bán phá giá, mức thuế áp dụng sẽ là 191%). Các yếu tố để tính giá sẽ là: giá cá nuôi sống, giá phế liệu, bao bì, đóng gói, nhân công lao động…
- Phiên điều trần thứ nhất của vụ kiện phá giá đầu tiên trong thương mại giữa Việt Nam và Mỹ diễn ra vào ngày 19/7/2002 và kết thúc vào ngày 20/7/2002 tại Washington D.C Tại buổi điều trần, các doanh nghiệp Việt Nam đã đưa ra những tài liệu để bảo vệ cho lẽ phải của mình. Phiên điều trần này chỉ mang tính thu thập thông tin để từ đó ITC có thể đưa ra kết luận về khả năng bán phá giá của Việt Nam vào Mỹ. Tại đây, Việt Nam đã có những lý lẽ xác đáng để chứng minh không bán phá giá cá da trơn vào Mỹ. Ngoài ra, chúng ta còn được sự ủng hộ của nhiều nhà nhập khẩu, các nhà khoa học; còn phía CFA thì khá lúng túng trong việc chứng minh các luận điểm của mình và chuyển sang kêu ca những thiệt hại mà họ cho rằng do chúng ta gây ra.
- Tuy nhiên, đến ngày 8/8/2002, ITC đã bỏ phiếu và thống nhất kết luận: "Dựa trên kết quả điều tra sơ bộ, ITC thấy ngành nuôi cá da trơn của Mỹ có thể có nguy cơ bị đe dọa bởi mặt hàng cá da trơn đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam bán với giá thấp".
- Ngày 12/8/2002, DOC tiếp nhận vụ kiện, tiến hành các bước điều tra tiếp theo và yêu cầu 53 doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị báo cáo về tình hình chế biến và doanh số xuất cá basa, cá tra sang Mỹ.
- Ngày 2/10/2002, Đoàn chuyên gia của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã tới Hà Nội và có buổi làm việc với Bộ Thương mại Việt Nam về vụ kiện này.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Việc đoàn DOC của Mỹ sang Việt Nam được xem như bước khởi đầu giai đoạn 3 (giai đoạn xác định sơ bộ của DOC) trong tiến trình vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa tại Mỹ mặc dù đại diện đoàn công tác này cho rằng chuyến đi này chỉ nhằm mục đích là tìm hiểu tình hình nuôi cá tra, cá basa của một vài tỉnh phía Nam; gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ; hướng dẫn trả lời các câu hỏi điều tra của DOC liên quan đến vụ kiện này. Nhân đây, DOC đã trực tiếp điều tra tại 4 công ty xuất khẩu lớn nhất (chiếm 60% sản phẩm xuất khẩu) của Việt Nam gồm: Công ty XNK Thủy sản An Giang (Agifish); Công ty Nông súc sản Cần Thơ (Cataco); Công ty TNHH Nam Việt Fish và Công ty TNHH Vĩnh Hoàn.
Về phía Việt Nam, Bộ Thương mại cho rằng, việc đoàn chuyên gia DOC vào làm việc với các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam là hữu ích cho cuộc điều tra, cũng như tạo điều kiện cho các chuyên gia Mỹ thấy được nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo nền kinh tế thị trường.
- Ngày 14/11/2002, DOC đã phê chuẩn kiến nghị coi Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường và chọn Ấn Độ là nước thứ ba. Kết luận này được công bố trên mạng Internet mà không thông báo trực tiếp cho Bộ Thương mại Việt Nam là đối tác của DOC trong quan hệ song phương.
- Ngày 29/11/2002, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ nộp đơn lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho rằng đã xuất hiện “tình trạng khẩn cấp” trong vụ kiện cá basa.
CFA đã đưa ra 5 luận điểm cơ bản cho kết luận trên gồm: (1) Các nhà xuất khẩu Việt Nam biết cá basa filê đã bị bán phá giá; (2) Các nhà xuất khẩu có thông tin về việc áp thuế chống bán phá giá với công ty mình ở mức 25% hoặc cao hơn nữa trong giai đoạn điều tra ban đầu của DOC (kết thúc vào ngày 24/1/2003); (3) Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã tăng số lượng hàng sang Mỹ sau khi CFA nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá (ngày 28/6/2002); (4) Tính từ ngày 28/6/2002, số lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng ở mức 15% hoặc cao hơn nữa so với thời gian trước ngày nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá; (5) Cần áp dụng thuế chống bán phá giá để đảm bảo hiệu quả của thuế chống bán phá giá sẽ được ban hành vào ngày 24/1/2003. Điều này có nghĩa là thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng đối với các chuyến hàng nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 26/10/2002 nếu như DOC và ITC quyết định là “trường hợp khẩn cấp” có tồn tại.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51