CHƯƠNG V TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
Tiết 45 ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
1. Kiến thức: Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà. Hiểu được cấu tạo, chức năng của một số phần tử của mạng điện trong nhà.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng và bảo vệ mạng điện trong nhà an toàn, bền, đẹp.
II. Phương tiện GV: Tranh vẽ
HS: Nghiên cứu trước bài III. Hoạt động lên lớp 1. Ổn định lớp :
8A: ; 8B:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà.
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu đặc điểm của mạng điện trong nhà.
? Điện áp sử dụng ở mạng điện trong nhà em là bao nhiêu vôn?.
GV nhấn mạnh: Cấp điện áp của mạng điện trong nhà là 220V. Đây là giá trị định mức của mạng điện sinh hoạt ở nước ta.
I. Đặc điểm, yêu cầu của mạng điện trong nhà.
1. Điện áp của mạng điện trong nhà.
- Có điện áp thấp: Uđm = 220 V.
2014
? Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà có điện áp định mức là bao nhiêu?
? Tại sao tất cả đồ dùng điện đều có chung cấp điện áp?
GV: Bổ sung: Tất cả đồ dùng điện đều có điện áp phù hợp với điện áp của mạng điện.
? Có những đồ dùng điện nào có điện áp thấp hơn không, cách sử dụng các đồ dùng điện đó cần qua một thiết bị hạ áp nào không?
GV: Lấy ví dụ về giá trị định mức của mạng điện trong nhà của một số nước:
Nhật Bản: 110V Mỹ: 127V và 220V
GV: Giải thích thuật ngữ tải hay còn gọi phụ tải ( Bao gồm tất cả các thiết bị điện, đồ dùng điện của 1 mạng điện)
GV: Trong thực tế có rất nhiều loại đồ dùng điện. Vậy em hãy kể những đồ dùng điện mà em biết?
GV yêu cầu HS quan sát công suất của một số đồ dùng điện
Nhận xét công suất của các đồ dùng điện ?.
GV: Tổ chức cho HS làm bài tập.
HS: Thực hiện bài tập trong sgk, trả lời, nhận xét, kết luận.
GV: Giải thích, thống nhất.
GV: Yêu cầu HS nêu yêu cầu của mạng điện trong nhà ?.
HS: Trả lời:
GV: Bổ sung, thống nhất.
2. Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
a. Đồ dùng điện rất đa dạng.
- Điện quang: Đón sợi đốt, đèn compac huỳnh quang.
- Điện nhiệt: Bàn là điện, nồi cơm điện.
- Điện cơ: Quạt điện...
b. Công suất của các đồ dùng điện rất khác nhau.
3. Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện.
- Các thiết bị điện, đồ dùng điện phải có điện áp định mức phù hợp điện áp mạng điện.
- Bàn là điện: 220V – 1000W, công tắc điện: 500V – 10A, phích điện:
250V – 5A.
4. Yêu cầu của mạng điện trong nhà.
- Thiết kế, lắp đặt đảm bảo đủ cung cấp điện và dự phòng cần thiết.
- Đảm bảo an toàn.
- Dễ kiểm tra, sửa chữa.
- Thuận tiện, bền chắc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của mạng điện trong nhà.
GV: Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản HS: Quan sát, tìm hiểu.
? Nêu tên các phần tử trong mạch điện, chức
II. Cấu tạo của mạng điện trong nhà Cấu tạo của mạng điện trong nhà:
Gồm các phần tử :
+ Công tơ điện (đồng hồ đo điện).
2014
năng nhiệm vụ của từng phần tử trong mạch điện?
HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét kết luận.
GV: Bổ sung, thống nhất.
+ Đường dây dẫn điện năng: đường dây chính (mạch chính) và đường dây nhánh (mạch nhánh).
+ Các thiết bị điện: thiết bị đóng cắt, bảo vệ, điều khiển và lấy điện.
+ Đồ dùng điện . 4. Kiểm tra – đánh giá
- Trả lời câu hỏi 1,2 5. Dặn dò.
- Học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong sgk.
- Chuẩn bị bài: Thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
Rút kinh nghiệm
...
...
...
Ngày soạn: 19/3/2014 Ngày giảng:8B 22/3/2014
8A:29/3/14 Bài 52
Tiết 46: THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ LẤY ĐIỆN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng- cắt và bảo vệ của mạng điện trong nhà
2.Kỹ năng: Biết sử dụng các thiết bị đó an toàn và đúng kỹ thuật 3.Thái độ: Yêu thích tìm hiểu bộ môn
II.Phương tiện:
1. Giáo viên
- Ổ điện, phích điện, công tắc, cầu dao.
2. Học sinh
- Đọc trước nội dung bài 51 III.Hoạt động trên lớp:
1.Ổn định tổ chức.
8A:
8B:
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV:Trình bày đặc điểm của mạng điện trong nhà.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các thiết bị đóng cắt mạng điện.
I.Các thiết bị đóng- cắt mạch điện:
1.Công tắc điện:
a. Khái niệm.
2014
- Công tắc điện dùng để làm gì ?
- Cho HS quan sát cấu tạo công tắc đơn giản.
- Chúng gồm những bộ phận nào? Chức năng? vật liệu chế tạo?
- Có những loại công tắc nào?
- Cho HS điền nội dung vào chỗ …
Hoạt động 2:Tìm hiểu về các thiết bị lấy điện.
- Cho HS kể tên các thiết bị lấy điện đã biết .
- GV cho HS quan sát ổ điện
- Công dụng của các thiết bị lấy điện là gì ?
- GV Cho HS quan sát phích điện.
- Nêu công dụng của phích cắm điện - Vậy theo các em phích cắm có những loại nào ?
Là thiết bị dùng đóng – cắt mạch điện b. Cấu tạo.
Gồm 3 bộ phận chính là:
vỏ, cực động, cực tĩnh - Vỏ làm bằng nhựa.
- Cực động và cực tĩnh làm bằng đồng, ở trên cực động có gắn phần cách điện.
c.Phân loại.
- Dựa vào số cực: Công tắc hai cực, công tắc ba cực.
- Theo thao tác đóng – cắt: Công tắc bấm, công tắc bật, công tắc xoay, công tắc giật…
d. Nguyên lí làm việc: Sgk 2.Cầu dao:
a,Khái niệm : SGK
b,Cấu tạo :Gồm 3 bộ phận chính là vỏ , cực động , cực tĩnh
- Vỏ làm bằng sứ.
- Cực động và cực tĩnh làm bằng đồng , ở trên cực động có gắn núm tay cầm làm bằng nhựa .
c,Phân loại : cầu dao có 2 loại chính là cầu dao một pha và cầu dao 3 pha
II.Thiết bị lấy điện:
1.ổ điện:
- ổ điện: là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện như : bàn là , bếp điện ….
- ổ điện gồm 2 phần là vỏ và cực tiếp điện. Vỏ làm bằng nhựa, cực tiếp điện làm bằng đồng.
2.Phích cắm điện:
- Phích cắm dùng để cắm vào ổ điện từ đó lấy điện ra cung cấp cho các đồ dùng điện.
- Phân loại: ( SGK Tr 180 )
Lưu ý : Khi sử dụng ta phải chọn loại phích cắm điện có loại chốt và số liệu kĩ thuật phù hợp với ổ điện .
4.Kiểm tra đánh giá
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- GV hệ thống lại kiến thức bài, lưu ý HS cách sử dụng đảm bảo an toàn hiệu quả.
5.Dặn dò:
2014
- Yêu cầu HS về nhà học bài trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài 52 SGK.
Rút kinh nghiệm
...
...
...
Ngày soạn: 26/3/2014 Ngày giảng: 8A05/4/14 8B:29/3/2014
bài 53 Tiết 47:
THIẾT BỊ BẢO VỆ CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ I. Mục tiêu:
Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh.
1. Kiến thức: Hiểu được công dụng, cấu tạo của cầu chì, aptomat.
- Hiểu được nguyên lý làm việc, vị trí lắp đặt của những thiết bị nêu trong mạch điện.
2.Kỹ năng: Lắp đặt được mạch điện đơn giản có cầu chì 3.Thái độ: Làm việc khoa học, an toàn điện
II.Phương tiện:
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK bài 53; 54 cầu chì, aptomat 2. Học sinh: Đọc và xem trước bài.
III. Hoạt động trên lớp : 1. Ổn định tổ chức:
8A:
8B:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra 3.Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
HĐ1: Giáo viên giới thiệu bài học.
Bằng cách đặt câu hỏiG:Em hãy kể tên những thiết bị điện có trong mạng điện của nhà em.Cầu chì có nhiệm vụ gì trong mạng điện?
A. Lí thuyết I. Cầu chì.
1. Công dụng:
- Là loại thiết bị dùng để bảo vệ an toàn cho mạch điện, thiết bị điện.
2014
HĐ2. Tìm hiểu về cầu chì.
GV: Cầu chì có công dụng để làm gì?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ hình 53.1 và cầu chid thật yêu cầu học sinh mô tả cầu chì.
GV: Em hãy mô tả cấu tạo của cầu chì hộp?
HS: Trả lời
GV: Dựa vào hình dáng em hãy kể tên các loại cầu chì mà em biết.
HS: Trả lời
GV: Tại sao nói day chảy là bộ phận quan trọng nhất của cầu chì
HS: Trả lời
HĐ2.Tìm hiểu về aptomat.
GV: Aptomat có nhiệm vụ gì trong nhà?
HS: Trả lời
GV: Giải thích dõ nguyên lý làm vịêc của aptomat.
2.Cấu tạo và phân loại.
a) Cấu tạo
- Cầu chì gồm 3 phần: 1 vỏ, 2 các cực giữ, 3 dây chảy.
b) Phân loại.
- Có nhiều loại cầu chì, người ta dựa vào hình dạng mà phân ra các loại. cầu chì hộp, ống , nút...
3.Nguyên lý làm việc.
- Dây chảy được mắc nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ, nên khi sảy ra sự cố sẽ ngắn mạch, dây chảy cầu chì bị nóng chảy và đứt, làm mạch điện hở, bảo vệ cho mạch điện và đồ dùng bằng điện không bị hỏng.
II. Aptomat.
- Aptomat là thiết bị đóng cắt tự động khi có ngắn mạch và quá tải.
aptomat phối hợp cả chức năng cầu dao và cầu chì.
- Khi mạch điện ngắn mạch hoặc quá tải dòng điện trong mạch điện tăng lên vượt quá định mức, aptomat tác động, tự động ngắt điện.
4.Kiểm tra đánh giá:
- Nhận xét về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, thiết bị, an toàn vệ sinh lao động trong khi thực hành. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài thực hành theo mục tiêu bài học
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và nghiên cứu thêm một số thiết bị bảo vệ an toàn điện.
- Đọc và xem trước bài 55 Sơ đồ điện Rút kinh nghiệm
...
...
...
2014
Ngày soạn: 02/4/2014 Ngày giảng: 8A12/04/2014 8B:05/4/14
Tiết 48:
THỰC HÀNH CẦU CHÌ I. Mục tiêu:
Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh.
1. Kiến thức: Hiểu được công dụng, cấu tạo của cầu chì, aptomat.
- Hiểu được nguyên lý làm việc, vị trí lắp đặt của những thiết bị nêu trong mạch điện.
2.Kỹ năng: Lắp đặt được mạch điện đơn giản có cầu chì 3.Thái độ: Làm việc khoa học, an toàn điện
II.Phương tiện:
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK bài 53; 54 cầu chì, aptomat 2. Học sinh: Đọc và xem trước bài.
III. Hoạt động trên lớp : 1. Ổn định tổ chức:
8A:
8B:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra 3.Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
B: Thực hành
HĐ1.Tìm hiểu nội dung và dụng cụ thực hành.
GV: Chia dây chì, dây đồng cho các nhóm học sinh.
GV: Hướng dẫn học sinh so sánh xem dây
B: Thực hành I. Chuẩn bị.
- SGK
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1. So sánh dây chì và dây đồng.