BÀI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11
2.2. THIẾT KẾ MỘT SỐ KĨ THUẬT VÀO BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 11
2.2.2. Thiết kế một số kĩ thuật vào bài trong dạy học Địa lí 11
Ví dụ 1: BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
Con người cần không gian sinh hoạt, cần không khí để thở, cần nước để uống, cần thực phẩm để ăn… thế nhưng chúng ta đang làm gì với chính môi trường sống của mình được phản ánh qua bài viết sau đây:
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nho
1.1.1.18. Vào bài bằng cách kể chuyện (kể một câu chuyện cười hay một câu chuyện ngắn, kể tin tức, sự kiện, kể chuyện bản thân)
CON NGƯỜI ĐANG PHÁ HỦY MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH!
Để phát triển kinh tế, để thỏa mãn lòng tham vô đáy của mình, con người đang chặt cây phá rừng, đào khoáng sản dưới lòng đất, chặn dòng nước để làm thủy điện, xả khí thải vào môi trường …
Trong thiên nhiên liệu có con vật nào “láo toét” với thiên nhiên hơn con người? Con hổ, con báo sống ẩn mình dưới những lùm cây, trong hang đá để sống và kiếm mồi. Chắc chỉ có con người vẫn vỗ ngực tự hào là văn minh – là phá hủy chính môi trường nó đang sống.
Thiên nhiên vẫn đang âm thầm chứng kiến những hành động phá hoại của con người và thiên nhiên vẫn đang âm thầm vận hành theo quy luật cân bằng của nó. Phải chăng những sự biến đổi khí hậu, những thiên tai, dịch bệnh…
chính là những hành động qua đó thiên nhiên lập lại cân bằng và để đáp lại những hành động phá hoại của con người?
Trích: Khát Vọng
GV: Con người đang phá hủy chính môi trường sống của mình, trái đất của chúng ta đang phải chịu một sức ép rất lớn về nhiều mặt. Vậy, trước khi trả lời câu hỏi chúng ta phải làm gì thì ta cùng nhìn lại những vấn đề nào toàn nhân loại phải chung tay giải quyết, vì sao? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp ta có câu trả lời cho câu hỏi trên.
Ví dụ 2: TIẾT 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI Chuyện lạ Châu Phi
Các em có biết cựu tổng thư kí liên hợp quốc Cofi Anan người nước nào không?
(Người Gana). Hôm nay cô/ thầy sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện về quê hương của ông. Một câu chuyện có thật 100% do một nhân vật có tên tuổi kể lại, được ghi chép trong sách vở đàng hoàng. Câu chuyện bắt đầu như sau:
Beckơli đến Châu Phi và kể lại rằng ông trông thấy những người nông dân Gana trông rất kì cục: đàn ông không để râu, đàn bà không để tóc, da người nào cũng đen bóng. Ông thấy dưới sông từng tốp hai ba người đãi vàng. Béckơli hỏi ra mới biết rằng đãi vàng vụn là công việc của dân thường, còn khai thác mỏ vàng ở trong núi là thuộc quyền của nhà vua. Thỏi vàng lớn nhất to như tảng đá.
Béckơli thốt lên (đố các em ông thốt lên điều gì?): Ôi quả thật là sung sướng!
Béckơli ra chợ - chuyện mua bán ở đây cũng thật lí thú, hàng hóa phân theo từng loại bày ra trên mặt đất, sau đó mọi người ra khỏi chợ và gõ trống Đê – ba. Những người da đen nghe tiếng trống tùng… tùng… tùng liền đổ ra để mua hàng. Họ đặt một số tiền vàng cạnh món hàng muốn mua rồi bỏ đi, người bán hàng bước tới, thấy số vàng để đó có thể chấp nhận được thì cầm lên, nếu thấy chưa tương xứng với hàng hóa thì để nguyên chỗ cũ. Khi thấy chủ hàng cầm vàng đi, những người da đen lại bước vào chợ lấy hàng, còn nếu thấy chủ hàng chưa cầm tiền thì họ lại đặt thêm vào đó một số vàng nữa. Chờ đến khi người chủ hàng nhận tiền cầm đi, họ mới vào lấy hàng, người Gana gọi là “mua bán câm”. Chính vì mang hàng hóa đến Gana có thể đổi lại rất nhiều vàng nên nhiều lái buôn Ả Rập bỏ mấy tháng trời xuyên qua sa mạc (đố các em sa mạc gì?) Sahara nguy hiểm và nóng bỏng để buôn bán với người Gana.
(Biên soạn lại từ sách: Thế giới 5000 năm, trang 195 – 198) Không chỉ Gana mà nhiều quốc gia khác ở Châu Phi cũng rất giàu có về tài nguyên khoáng sản. Đó là điều mà Béckơli tận mắt chứng kiến khoảng thế kỉ thứ XI. Thế nhưng hiện nay tình hình tài nguyên khoáng sản ở Châu Phi như thế nào và dân cư ở đây phát triển ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài “Một số vấn đề của Châu Phi”.
Chú ý: Giọng điệu hài hước, lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh.
Cách 2: Truyện cười
“Hiện đại hơn”
Trong rừng rậm nhiệt đới châu Phi, ông khách du lịch thấy trên khoảng rừng thưa có một người dân địa phương đánh trống liên tục.
- Ông khách hỏi: Anh làm gì vậy?
- Anh trả lời: Đã mấy tuần lễ rồi ở chỗ chúng tôi không có mưa.
- Ông khách: À, tôi hiểu (ông khách du lịch mỉm cười tỏ vẻ hiểu biết) – Anh đánh trống cầu mưa chứ gì?
- Anh trả lời: Thật vớ vẩn! Tôi gọi thợ sửa ống nước đấy chứ.
Đỗ Hoàng (st) Như vậy, qua câu chuyện vui nho nhỏ chúng ta thấy ở một châu lục xa xôi có phương tiện thông tin liên lạc cực kì “hiện đại” đồng thời cũng cho ta biết đây là một châu lục khô hạn (vì ở Châu Phi thiếu mưa là chuyện bình thường không chỉ mấy tuần như trong câu chuyện đôi khi là cả mấy tháng). Chúng ta sẽ tìm hiểu châu lục này để biết được cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây, giải thích được vì sao nơi đây thiếu nước, thiếu thông tin liên lạc hiện đại qua bài: “Một số vấn đề của Châu Phi”.
Ví dụ 3: Bài 2: TIẾT 2 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH Cách 1:
Chuyện lạ Châu Mỹ
Nói đến Châu Mỹ người ta thường nói đây là “đại lục mới”.Vì đối với người Châu Âu, trước khi Christopher Columbus vượt biển tới Châu Mỹ năm 1492, chẳng ai biết tới thế giới có miền đất này. Thực ra thời đó Châu Mỹ đã có tới 2 -3 triệu cư dân và ngay từ trước công nguyên đã sáng tạo ra nền văn minh rực rỡ, có văn tự, có
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nho
lịch pháp, các tác phẩm nghệ thuật và rất nhiều đất nước cổ xưa văn minh.
Trong nền văn minh cổ đại Châu Mỹ, khiến người ta hứng thú nhất phải kể đến văn hóa của người Maya, chủ yếu phát triển trên bán đảo Yucatan phía đông Mehico sát biển Caribe. Kiến trúc của người Maya hùng vĩ, đồ sộ. Người Maya có chữ tượng hình của mình, giấy làm bằng vỏ cây, bút làm bằng lông tóc, những văn bản tìm thấy đều có nội dung liên quan đến tôn giáo, thần thoại, lịch sử, thiên văn. Lịch pháp của người Maya là lịch mặt trời, họ lấy 5 ngày làm một tuần, bốn tuần làm một tháng cho nên một năm có 18 tháng…đó là một nền văn minh rực rỡ đã xuất hiện ở Châu Mỹ.
(Biên soạn lại từ sách: Thế giới 5000 năm, trang 192 – 195) Ngày nay Châu Mỹ chia thành 2: Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Bắc Mỹ hay còn gọi là Châu Mỹ Ănglôxíchxông, Nam Mỹ hay còn được gọi là Châu Mỹ La Tinh. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một phần châu lục kì thú này: Châu Mỹ La Tinh.
Cách 2:
Đây là hình của ai? (khi học sinh không có câu trả lời GV hãy gợi ý: đây là người đã tìm ra lục địa mới)
HS:...
GV: Đúng rồi, chính là ông Christopher Columbus Hành trình ông đã tìm ra lục địa mới như thế nào nhỉ?
Cô sẽ kể cho các em nghe về hành trình tìm ra châu Mĩ của ông nha!
Sáng ngày 3 tháng 8 năm 1492, Columbus cùng đoàn thủy thủ bước lên tầu Santa Maria và hai con tầu khác với mục đích là đến Trung Quốc và Ấn Độ. Sau 3 ngày ra đi đoàn tầu dừng lại tại quần đảo Canaries để sửa chữa và lấy lương thực mới. Sau đó, ba con tàu lại ra khơi, trong khi đoàn tàu tiếp tục di chuyển,
Christopher Columbus đã ghi lại cuộc hành trình (để làm gì các em biết không?...) để công bố cho các thủy thủ, nhưng cố ý ước lượng khoảng cách ngắn đi vì bằng cách này, Columbus hy vọng sẽ tránh cho các thủy thủ không bị sợ hãi vì đã đi quá
xa. Tuy thế, thời gian ở trên tầu quá lâu đã làm cho các thủy thủ lo ngại. Tới ngày 10 tháng 10, tinh thần của thủy thủ bị suy sụp, họ sắp nổi loạn, đã đòi hỏi
Christopher Columbus phải quay trở về và vì vậy, Columbus đã hứa với họ rằng sẽ làm việc này nếu trong hai hay ba ngày nữa không nhìn thấy đất liền.
Sáng ngày 12 tháng 10, một thủy thủ trên con tầu Pinta đã la lên: "Ðất liền! Ðất liền!" Sau đó, đoàn thám hiểm bước lên bờ và họ là những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên quần đảo Caribbean. Họ đã gặp thổ dân da đỏ, các thổ dân đã chào hỏi đoàn thám hiểm cũng như trao đổi quà tặng, Christopher Columbus chắc mẩm rằng ông đã tới được xứ Ấn Ðộ. Columbus đã ghi trong nhật ký như sau: “Tôi định đi nữa để coi xem có thể tìm ra hòn đảo Nhật Bản hay không?”
Ba tháng sau, Christopher Columbus và đoàn tàu của ông đã đi vòng qua các vùng biển xa lạ, nguy hiểm là các đảo Bahama, Cuba và Hispaniola, khi tới Cape Haitien thì chiếc Santa Maria bị đụng đá ngầm nên đáy tầu bị rách và phải bỏ lại. Với khối lượng gỗ của con tầu này, Columbus đã xây dựng một pháo đài nhỏ tại La Navidad.
Một số thủy thủ vì bị lôi cuốn bởi các câu chuyện về mỏ vàng, nên đã tình nguyện ở lại trên đảo. Ðây là nhóm dân 39 người định cư đầu tiên tại Tân Thế Giới. Còn Christopher Columbus quyết định cho đoàn tàu trở về Tây Ban Nha.
(Biên soạn lại từ sách: 10 nhà thám hiểm nổi tiếng thế giới, trang 82 - 90) Tuy nhiên, Columbus không phải là người đầu tiên "tìm ra" châu Mỹ đâu các em ạ, mà đúng hơn Ông là người châu Âu đầu tiên khám phá ra châu Mỹ.
Vậy châu Mĩ mà Columbus khám phá ra có hình dạng như thế nào, nằm ở đâu, hiện có bao nhiêu quốc gia, phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay ha!
Ví dụ 4: BÀI 9: NHẬT BẢN - TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Cách 1:
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nho
Năm 2010, Nhật Bản được coi là một trong những xứ sở có phong cảnh đẹp nhất thế giới, được đánh giá là 1 trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới và cũng là đại diện Châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ Nam lên Bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ Bắc xuống Nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.