TIN NHANH ĐỊA CẦU!
TIẾT 2: EU – HỢP TÁC LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN
Gồm 2 đội chơi.
Trò chơi được mô phỏng theo cách chơi Carô, có tất cả 3 cột và 3 dòng (tổng cộng là gồm 9 ô), cột đầu tiên gồm 3 ô có câu hỏi ở mức độ dễ, cột thứ 2 tương tự nhưng mức độ câu hỏi vừa, cột thứ 3 là mức độ câu hỏi khó. Mỗi ô là một gói câu hỏi nhưng ít nhất là có 2 câu hỏi để đội thứ nhất trả lời sai thì đội thứ 2 có quyền chọn trả lời một câu hỏi khác để đánh vào ô đó. Nếu đội nào đi hết được 3 hàng dọc, 3 hàng ngang hoặc 3 hàng xéo sẽ dành chiến thắng.
Mức độ Dễ Vừa Khó
Gói câu hỏi 1 Gói câu hỏi 2 Gòi câu hỏi 3 Gói câu hỏi 4 Gói câu hỏi 5 Gói câu hỏi 6 Gói câu hỏi 7 Gói câu hỏi 8 Gói câu hỏi 9 Tương ứng với ô trò chơi bên dưới:
Câu 1: Quốc gia có hình chiếc ủng? (Italia)
Câu 2: Quốc gia được mệnh danh là kinh đô của thời trang và nước hoa?
(Pháp)
Câu 1: Hoa Kì từng là thuộc địa của nước này?
(Anh)
Câu 2: Venus là một vị thần được xây dựng trong bộ thần thoại nổi tiếng của nước này? (Hi Lạp)
Câu 1: Nước có thu nhập theo đầu người cao nhất Châu Âu? (Lucxembua) Câu 2: Châu Âu tiếp giáp với lục địa nào, đại dương nào? (Châu Âu tiếp giáp với Châu Á, với Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương)
Câu 1: Liên minh Châu Âu viết tắt là gì? (EU)
Câu 2: Đồng tiền chung của EU là gì? (Euro)
Câu 1: EU chính thức thành lập năm nào? (1967) Câu 2: Quốc gia nào châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra? (Đức)
Câu 1: Eo biển nào là cầu nối giữa Anh và Pháp? (Eo biển Măng-sơ)
Câu 2: Tôn giáo chiếm đa số ở Châu Âu? (Thiên
Chúa giáo) Câu 1: Tính đến năm 2007,
EU có bao nhiêu thành viên? (27 thành viên) Câu 2: EU là trung tâm kinh tế đứng thứ mấy trên thế giới? (đứng đầu thế giới)
Câu 1: Người châu Âu thuộc chủng tộc nào? (Ơrô Pêôít)
Câu 2: Cơ quan nào là cơ quan đứng đầu của EU?
(Hội đồng châu Âu)
Câu 1: Đảo lớn nhất ở Châu Âu? (đảo Anh)
Câu 2: Trụ sở của EU được đặt ở đâu? (Bruc-xen ở Bỉ)
GV: Hai đội rất giỏi! Qua trò chơi nho nhỏ trên các em vừa ôn lại một số kiến thức chúng ta đã học ngày hôm trước, biết thêm một số thông tin về các quốc gia nằm trong khu vực này. Ngày hôm nay chúng ta tiếp tục hành trình xuyên Châu Âu để biết được các quốc gia trong khu vực này hợp tác, liên kết với nhau ra sao trên tất cả các mặt nha!
Ví dụ 4: Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á – TIẾT 1 Cách 1:
Hôm nay cô có một trò chơi thử tài am hiểu của các em đó là trò chơi “Tìm đất nước qua quốc kì”
GV treo lên bảng một bảng phụ có dán quốc kì của 5 nước Đông Nam Á lục địa.
Ở dưới quốc kì có ghi tên nước nhưng được che kín bằng một băng giấy, có thể lật để thấy chữ khi cần thiết.
GV chia lớp thành nhiều nhóm, sau đó GV đọc to đặc điểm của quốc gia có quốc kì trên bảng nhưng ẩn tên quốc gia để các nhóm lựa chọn quốc kì và đặt vào đúng vị trí của nước đó trên bản đồ các nước Đông Nam Á. Nhóm nào nhanh nhất, có nhiều đáp án đúng sẽ là nhóm thắng cuộc. (GV lật băng giấy để cho tất cả HS cùng thấy và xác nhận đúng hay không đúng).
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nho
GV: Khen học sinh sau đó dẫn vào: 5 quốc gia mà các em vừa xác định thuộc khu vực nào vậy các em nhỉ?
HS: Dạ thuộc khu vực Đông Nam Á.
GV: Khu vực này có tất cả bao nhiêu quốc gia?
HS: Dạ 11 quốc gia.
GV: Đúng rồi, Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, 5 quốc gia trên thuộc Đông Nam Á đất liền đó, các nước còn lại gọi là gì nhỉ (Đông Nam Á hải đảo trừ Malaixia).
Hiện nay khu vực này được coi là một trong các khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của khu vực này.
Cách 2:
GV: Hôm nay cô có một trò chơi ô chữ, ẩn trong hàng loạt các ô chữ dưới đây sẽ có một từ chìa khóa. Muốn tìm được từ chìa khóa các em phải tự liên kết các thông tin giải được, muốn có được thông tin phải trả lời các câu hỏi tương ứng với các ô.
Ai tìm ra ô chữ sẽ được cộng điểm.
Câu 1) Bộ phận đất liền nhô ra biển, có 3 mặt tiếp xúc với nước còn một mặt tiếp xúc với lục địa được gọi là gì?
Câu 2) Sông Cửu Long là phần hạ lưu của hệ thống sông nào?
Câu 3) Bão, động đất, sóng thần, núi lửa… được gọi chung là gì?
Câu 4) Tên của một quốc gia được tách ra từ Indonexia?
Câu 5) Nhiều hòn đảo tập trung lại được gọi là gì?
Câu 6) Quốc gia nào thuộc bán đảo Đông Dương không giáp biển?
Câu 7) Gió thổi theo từng mùa được gọi là gió gì?
Câu 8) Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… thuộc châu nào?
HS: …
GV: Chìa khóa của ô chữ cũng chính là chìa khóa của buổi học ngày hôm nay.
Ví dụ 1: TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
GV có thể sử dụng bài thơ sau là một bài thơ phản ánh khá rõ thực trạng của các nước Châu Phi hiện nay để vào bài.
Bài thơ: CHÚNG TA Chúng ta
Thịt của máu thịt Châu Phi Chúng ta đi
Mang nỗi lo và hi vọng của Châu Phi lớn lao.
Trước bạo lực và đe dọa Chúng ta đi
Tơi tả vì lao khổ
Trên đất bới tung lên từ lưỡi quốc cọc cằn Trên đất tanh nồng trộn cùng sắc máu
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nho
1.1.1.28. Vào bài bằng thơ ca hoặc nhạc
T C
B M H Đ Q G H
Á Ê I Ô U I Â
N C Ê N Ầ L Ó U Đ Ô N G N A M Á
Ả N T T Đ O Ù
O G A I Ả S A
I M O
O
Nơi nạn đói, nạn dốt, sự nản lòng, cái chết
….
Chúng ta
Máu thịt của Châu Phi lớn lao Châu Phi đen
Sẽ sáng lên buổi sớm mai của tình hữu nghị
Châu Phi khát mãnh liệt những bước sải dài hướng tới tự do.
(Agostinho Neto) GV: Đọc to bài thơ trên. Yêu cầu cả lắng nghe và cho biết bài thơ đề cập đến những vấn đề nào của Châu Phi, dặn dò HS là sau khi bài thơ kết thúc HS nào có câu trả lời nhanh và chính xác nhất sẽ nhận được một phần thưởng nho nhỏ. (Hay một hình thức khen thưởng khác tùy vào giáo viên)
HS: …
GV: Đó cũng chính là những vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.
Ví dụ 2: BÀI 8: LIÊN BANG NGA (TIẾT 1) Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Nhiều du học sinh của ta đến Nga, khi ra về lòng đầy lưu luyến họ đã viết nên những vần thơ để phần nào vơi đi nỗi nhớ, vậy họ nhớ những gì về đất nước này nhỉ, các em sẽ được biết một phần nỗi nhớ của họ qua bài thơ:
Bài thơ: HOÀI NIỆM NGA Con tàu đi lầm lụi trong đêm
Bóng bạch dương chập chờn qua ô cửa Tuyết trắng đất trắng trời như muôn thuở Lạnh ghê người mùa đông nước Nga Có một thời tôi hát đến say sưa Địa chỉ chúng tôi - Liên bang Xô viết Cháy trong tôi một tình yêu bất diệt Với Natasa, với Kachiusa
Tôi đã đi trong dài rộng nước Nga Tìm một bóng hình quen miền ký ức Những đêm dài trở trăn thao thức Đọc Puskin và nghe Traicopxki.
(Nguyễn Hùng – cựu SV Nga) Qua một đoạn thơ ngắn thôi nhưng tác giả đã làm cho chúng ta - những người chưa bao giờ đặt chân đến Nga cũng phần nào hình dung ra một góc bức tranh về đất nước rộng lớn này, những nhân vật nổi tiếng, những tác phẩm bất hủ. Ngày hôm nay cô và các em không học biết Nga qua thơ ca bay bổng nữa nhưng chúng ta sẽ làm một chuyến đi đến Nga qua bài 8: Liên bang Nga (tiết 1)
Lưu ý: Để thu hút được sự chú ý của học sinh và tạo được không khí lớp học sôi động thì giáo viên nên để khuyết một số từ nhằm khuyến khích học sinh hoạt động thay vì giáo viên đọc sẽ không gây được sự chú ý hay đôi khi lại trở nên nhàm chán.
Ví dụ 3: Bài 9: NHẬT BẢN – Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội.
GV: Nói tới Nhật Bản bỗng dưng tôi nhớ đến công chúa Nukada, một công chúa tài hoa, xinh đẹp của đất nước hoa anh đào. Người ta kể rằng khi triều đình ra đề tài về hoa mùa xuân và lá mùa thu nên chọn thứ nào thì công chúa Nukada trả lời bằng một bài thơ sau:
Trích bài thơ: BÀI SỐ 16 Thoát ách mùa đông Mùa xuân xuất hiện Những con chim im lặng Cất ngàn tiếng ca vang Những bông hoa tù ngục Nở muôn đóa tưng bừng
…
Còn khi ta đứng ngắm Lá thu trên núi đồi Mê man là lá đỏ Hái cho đầy tay thôi…
GV: Theo các em câu trả lời của công chúa là gì các em nhỉ?
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nho
HS: …
GV: Chúng ta thấy tài ứng đối của công chúa thật tuyệt đúng không nào. Qua bài thơ công chúa cũng giới thiệu với khách thập phương rằng đất nước cô rất đẹp với cảnh quan 4 mùa thay đổi như 4 chiếc áo lộng lẫy khoác lên mình xứ Phù Tang. Còn các em đọc bài thơ này có khi nào các em tự hỏi: Nhật Bản nằm ở đâu mà có 4 mùa rõ rệt không hay nhiều câu hỏi khác. Chúng ta sẽ biết được thôi khi cùng tìm hiểu đất nước của cô công chúa tài ba Nukada, đất nước Nhật Bản, tiết 1.
Ví dụ 4: Bài 10: TRUNG QUỐC
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Trích bài thơ: GỬI TRUNG QUỐC (Tế Hanh)
… Trung Hoa ơi! Hoa cúc nở như mưa Sông vạn dặm và núi cao nghìn trượng Đều in bóng những mặt người sung sướng Lá ngô đồng vàng rụng điểm lăng xưa.
Tế Hanh đã viết bài thơ này sau khi sang thăm Trung Quốc, chỉ qua vài câu thơ ngắn của Tế Hanh nhưng chúng ta cũng cảm nhận được đất nước Trung Quốc – anh bạn láng giềng của nước ta đẹp và rộng lớn như thế nào với “sông vạn dặm và núi cao nghìn trượng”, cuộc sống người dân có vẻ thanh bình, yên ấm, liệu có đúng như thế không, ngay bây giờ chúng ta có thể đến với Trung Quốc qua bài: “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, tiết 1 mà không tốn một xu nào.
Ví dụ 5: BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á