TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu KĨ THUẬT VÀO BÀI MÔN ĐỊA LÍ (Trang 38 - 47)

TIN NHANH ĐỊA CẦU!

TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

Một nhà quân sự, chính trị tài ba trên thế giới là Napoleon từ lâu đã có nhận định về Trung Quốc như sau:

“Trung Quốc là anh nông dân khổng lồ với một đôi chân đất, đang ngủ say hãy để nó ngủ yên bởi khi tỉnh dậy nó sẽ vươn mình làm rung chuyển thế giới”.

Thời của Napoleon đất nước Trung Quốc đang là một nước nông nghiệp, nhưng chính ông đã nhận ra được Trung Quốc tiềm ẩn một sức mạnh ghê gớm về cả chính

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nho

1.1.1.22. Vào bài bằng cách trích dẫn (một câu nói, một nhận định, một danh ngôn...)

trị - kinh tế và xã hội, tuy nhiên chưa có động lực nào “đánh thức” dậy. Hiện nay điều mà Napoleon dự báo đã thành hiện thực, Trung Quốc đã đang vươn mình trỗi dậy nhanh chóng vượt qua Nhật Bản chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới về tổng GDP.

Vậy Trung Quốc hội tụ những điều kiện thuận lợi gì để Napoleon phải đưa ra nhận định như thế? Thầy/cô trò chúng ta cùng tìm hiểu tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội.

Ví dụ: Bài 7: Tiết 4. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

GV: EU cho đến hiện nay có 27 thành viên đúng không nào, hãy xác định trên bản đồ cho cô một trong 27 quốc gia đó với gợi ý sau đây:

Đây là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về phía Bắc), Ba Lan và Séc (phía Đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía Nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây). Lãnh thổ trải rộng 357.021 km vuông và có khí

hậu ôn đới. Với khoảng 82 triệu người, là nước có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới.

GV: Các em có 30 giây để tìm ra quốc gia trên.

HS: Thưa cô chỉ có Đức là đất nước phù hợp với gợi ý của cô ạ.

GV: Hãy chứng minh điều em vừa khẳng định trên bản đồ nào.

HS: …

GV: Bổ sung kiến thức cho phần I và II trong sách giáo khoa.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu được khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của nước Đức rồi đấy.

Ví dụ 2: Bài 5: Tiết 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH 1.1.1.23. Vào bài bằng bản

đồ

GV: Người bạn hàng xóm nào của Việt nam không giáp biển, hãy xác định vị trí tiếp giáp của quốc gia đó trên bản đồ.

HS: Dạ thưa cô là nước Lào ạ. Nước Lào giáp với Việt Nam, Cam-Pu-Chia, Thái Lan, Mi-An-Ma.

GV: À như vậy các em vừa xác định được một bộ phận rất quan trọng của một khu vực rất thân thuộc là Đông Nam Á đó là 5 nước Đông Nam Á lục địa, còn lại là Đông Nam Á biển đảo đúng không các em (không, trừ Ma-lai-xi-a thuộc cả 2 bộ phận). như vậy khu vực này có tất cả là bao nhiêu quốc gia (11 quốc gia). Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về tự nhiên, dân cư và xã hội của khu vực trên.

Ví dụ 1: BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) TIẾT 2: KINH TẾ

Số liệu về tổng GDP năm 2011 của 5 nước sau: đơn vị (tỉ USD)

Hoa Kì Nhật Bản Trung Quốc Ấn Độ Đức

Tổng GDP 13860 4305 7043 2965 2833

Với bảng số liệu trên tổ chức một trò chơi nhỏ để dẫn nhập vào bài và cách tiến hành như sau:

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nho

1.1.1.24. Vào bài bằng những con số thống

Hoa Kì Trung

Quốc Nhật Bản Đức Ấn Độ

5

1 2 3 4

Vẽ năm hình người đại diện cho 5 nước, đằng sau những hình người ghi số liệu thực tế tổng GDP năm 2011 tương ứng của từng nước như bảng trên. GV nêu lên một tình huống

- Trên thế giới đang tổ chức một cuộc tuyển chọn để xếp hạng từ 1-5 về tổng GDP. Dựa vào hiểu biết của các em hãy sắp xếp hình người trên vào những thứ bậc tương ứng.

GV mời lần lượt 3 học sinh sắp xếp theo ý các em và ghi lại kết quả sắp xếp đó.

Sau đó giáo viên hãy lật ngược hình người để cho học sinh nhận ra là chúng đã sắp xếp đúng hay chưa. Và dẫn vào bài: trước năm 2010 Nhật Bản đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về tổng GDP nhưng đến năm 2010 thì Trung Quốc bức phá ngoạn mục vượt qua Nhật Bản chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới. Vậy điều gì đã làm nên thành công đó của Trung Quốc chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài kinh tế Trung Quốc.

Ví dụ 2: TIẾT 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á.

Chọn số liệu về GDP bình quân đầu người của năm nước đứng đầu thế giới (đơn vị USD), trong năm nước này hiện nay có 2 nước nằm ở khu vực Đông và Trung Á.

Tên nước Qatar Lucxembua TVQ Ả Rập

TN

Nauy Singapo

91.37 9 89.56

2

56.79 7

57.77 4 56.92

0

Q S

L A N

Tôi ở đâu?

GDP/người 91.379 USD 89.562 USD

57.774 USD 56.920 USD 56.797 USD

Sau đó hãy tổ chức một trò chơi “Tôi ở đâu?” bằng cách: vẽ năm mặt người trong đó có ghi GDP/ người (đằng sau mặt người là ghi các quốc gia tương ứng nhưng không cho học sinh thấy), 5 thân người là cờ của 5 nước, cho học sinh tự sắp xếp các mặt người vào các thân người theo suy nghĩ của các em.

Sau khi học sinh sắp xếp xong GV hãy lật mặt người ra, HS sẽ cảm thấy bất ngờ khi nước đứng đầu về GDP bình quân đầu người là Qatar, đứng thứ 3 là Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất hai quốc gia ở Trung Đông. Do những nước này rất giàu về dầu mỏ đấy. Không chỉ có 2 quốc gia này đâu mà cả khu vực này là khu vực của vàng đen, nhưng cũng chính vì thế mà khu vực này có nhiều vấn đề rất nhức nhối chúng ta cùng tìm hiểu ngay bây giờ.

Trước khi bắt đầu bài học mới GV khái quát lại bài học lần trước sau đó nêu lên mối liên quan giữa bài học cũ và bài học mới, từ đó dẫn dắt HS tiếp thu bài học mới một cách dễ dàng dựa trên cơ sở những gì đã học.

Ví dụ: BÀI 9: NHẬT BẢN (TIẾT 2)

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nho

1.1.1.25. Vào bài mới bằng cách liên hệ bài học cũ.

Tên: ……….

Vị trí: Thái Bình Dương

Diện tích: ………. Thủ đô: Tokyo Dân số: ………..

Tự nhiên:

- ………….. là hũn đảo lớn nhất ………….. và đứng thứ 7 trờn thế giới. Trờn ắ dõn số sống trờn đảo ………

- Mỗi năm ………. chịu khoảng 1500 trận động đất lớn nhỏ.

- Đường hầm xe lửa dài nhất thế giới là đường hầm nối đảo ……….. và ………...nó dài tới 53,85 km.

- Món ……….. (cá sống) là món ăn được ưa thích nhất tại đây. Hàng chục ngàn tấn cá và hải sản được đánh bắt mỗi năm quanh bờ biển

………

- Vị trí tiếp giáp, tên các hòn đào: (điền vào hình bên)

Trước khi bắt đầu tiết học mới GV hãy phát cho mỗi học sinh một bản “hồ sơ đảo” trên. GV yêu cầu tất cả hãy dung kiến thức địa lí của mình để tìm ra hòn đảo trên và điền đầy đủ thông tin cho hòn đảo tối đa trong vòng 4 phút, 5 bài làm nhanh nhất và chính xác nhất GV sẽ lấy vào cột điểm miệng.

Sau khi học sinh hoàn thành thì GV đưa đáp án và dẫn vào bài: người ta nói “văn ôn võ luyện”, các em hoàn thành phiếu học tập trên là đồng nghĩa với việc cũng cố lại kiến thức ngày hôm trước đấy. Ai chưa hoàn thành tốt hãy nhanh chóng xem lại, chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiết học ngày hôm nay về kinh tế Nhật Bản.

Ví dụ 1: BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA Kịch gồm 2 nhân vật Tí và Tèo

Tèo đang đi đàng trước, Tí gọi Tèo một cách tinh nghịch.

Tí : Tèo téo tèo téo teo teo teo tèo teo teo téo tèo… (nhạc Tôn Ngộ Không)

Tèo: Tí, mày có tin là đầu mày quay như đĩa hát, mặt mày nát như đậu tương không?

1.1.1.26. Vào bài bằng vở kịch áp dụng phương pháp đóng vai.

Tí: Ấy za, đại ca… em vốn là muốn gây sự chú ý ấy mà, nhờ thế mà đại ca mới ghé mắt tới em.

Tèo: Chuyện gì nói mau đi ông nội!

Tí: Bỗng dưng đầu em lóe lên một ý tưởng giả như nước mình không chạy theo xu hướng chung toàn cầu hóa, khu vực hóa thì sao nhỉ?

Tèo: Mày dở hơi cám lợn quá đi. Nước mình cũng như tất cả các nước có mặt trên trái đất này đều gia nhập mà.

Tí: Mà tại sao lại phải gia nhập vậy hả đại ca?

Tèo: Lúc nào cũng “tại sao?, tại sao?” muốn biết tại sao thì học ngày hôm nay đi rồi biết.

GV: Tèo lanh ghê muốn nhờ cô và cả lớp giải quyết câu hỏi này của Tí qua tiết học ngày hôm nay đó! Vậy thì chúng ta phải bắt đầu thôi!

Ví dụ 2: BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU.

Trước khi bắt đầu bài học chúng ta cùng xem một vở kịch cây nhà lá vườn do những diễn viên nghiệp dư của lớp chúng mình đóng nhé. Các em chú ý theo dõi xem qua vở kịch các bạn muốn gửi đến chúng ta những thông điệp gì nha!

Kịch: HỘI NGỘ THIÊN ĐÌNH - Các Táo: Ngọc Hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế...

- Ngọc Hoàng: Hôm nay các khanh đến đây để gặp ta, chiêm ngưỡng dung nhan của ta, sắc đẹp của ta…

- Các Táo: Dạ! ... nhưng chúng thần còn có việc trầm trọng … à không quan trọng đến trầm trọng hơn nữa.

- Ngọc Hoàng: Thôi được rồi, nếu đã như thế thì các khanh hãy trình thưa lên ta những việc gấp gáp ấy trước đi.

Táo Không Thị Khí ngươi hãy trình bày trước đi.

- Táo Không Thị Khí: Tuân lệnh Ngọc Hoàng, xin Ngọc Hoàng chú ý lắng nghe.

“Trời ơi! bởi ngao du giữa chốn trần gian khói lửa nên táo khí ta đã thấy tầng ozon bị thủng to đùng. Không khí thì nóng lên, mực nước tăng đột ngột mưa lũ tràn về ngập hết cỏ cây. Nhà của ruộng đồng tan hoang rách nát lũ trẻ thét gào biết cha mẹ giờ đâu? Mong Ngọc Hoàng dủ lòng xót thương, ban phước cho dân lành bầu trời không còn khói đen, không khí luôn sạch trong mát lành…ư…ứ…ư…ừ…ư…ứ…ừ.

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nho

- Ngọc Hoàng: trời mới có một vấn đề mà đã nghiêm trọng vậy ư? Trẫm muốn nghe các khanh trình bày hết. Nhanh lên! Tiếp theo là Thủy Thị Văn.

- Táo Thủy Thị Văn: không dài dòng văn tự thần xin đi ngay vào vấn đề.

Chiều nay con đưa Ngài ra đầu nguồn, đầu nguồn bây giờ chỉ toàn là rác thôi. Nào là túi bóng nilông trôi sông phập phồng, nào là cá chết, tôm trôi đua nhau bập bồng.

Phải làm sao đây, sao đây ô nhiễm nặng lắm Ngọc Hoàng ơi!

Chiều nay con đưa Ngài ra đầu nguồn, đầu nguồn bây giờ chỉ toàn là rác thôi. Nào là rác thải sinh hoạt tuôn ra ào ào, nào là nước thải công nghiệp tuôn ra ầm ầm. Kìa là dòng sông thân thương ô nhiễm nặng lắm Ngọc Hoàng ơi!

- Ngọc Hoàng: Thổ Văn Nhưỡng đâu, ngươi còn chần chừ gì nữa.

- Táo Thổ Văn Nhưỡng: thần xin trình bày tình hình về đất đai ở hạ giới như sau:

Xin thưa với Ngọc Hoàng, đất trồng ngày xưa thật hay gieo xuống mới 5 ngày đã mọc lên thành cây. Thế mà ngày nay đó toàn đá với cát nằm chen nhau phù sa biến đâu mất rồi, xói mòn, rửa trôi đó!

- Ngọc hoàng: ôi thôi sao mà kinh khủng thế, vậy còn sinh vật thì sao, ta muốn biết ngay bây giờ để kịp thời có biện pháp xử lí.

- Táo Sinh Thị Vật: vâng sau đây thần xin trình bày tình hình sinh vật ở dương gian bằng một bài rap.

Không còn sếu, không còn sâm, không còn voi, không còn cọp, lửa cháy bập bùng, ôi chết hết còn đâu.Làm sao ta quên những tiếng kêu thảm thiết, làm sao ta sống khi diện tích rừng cứ ngày ngày một vơi. Phải làm sao Ngọc Hoàng mau nghĩ cách không thì hết sếu, hết sâm, hết voi, hết cọp…hết sếu hết sâm hết voi hết cọp…oh…

zeh!

- Ngọc hoàng: những vấn đề các khanh trình bày thực sự quan trọng và nan giải cần phải có những kế hoạch thực hiện cụ thể. Vì vậy, trẫm sẽ nhanh chóng có câu trả lời cho các khanh trong buổi họp ngày mai.

Bãi triều …iều …. iều …

GV: Các bạn đóng hay không các em? Cả lớp cho các bạn một tràng pháo tay nào.

GV: Nào, các em hãy cho cô biết nội dung vở kịch đề cập đến những vấn đề gì?

HS: …

GV: Đó không chỉ là vấn đề riêng của bất kì một quốc gia nào nhưng là vấn đề chung mà nhân loại đang phải đối mặt, ngoài những vấn đề trên còn nhiều vấn đề khác nữa mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.

Lưu ý: Để tránh mất thời gian trên lớp, GV hãy chia lớp thành những nhóm nhỏ (2 - 4 tùy vào GV), sau đó giao kịch bản cho học sinh chuẩn bị trước, đóng và quay phim lại. Giáo viên nhận lại sản phẩm trước đó ít nhất 1 ngày. Thời gian quy định cho vở kịch trên là không quá 4 phút.

Ví dụ 1: BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU Tiết 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI

Hãy nêu những cái nhất về lục địa Phi mà em biết.

(Câu trả lời dự kiến: sa mạc nhiều nhất, đen nhất, nóng nhất, nghèo nhất, HIV nhiều nhất…)

Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 60 giây để trả lời câu hỏi trên. Sau 60 giây phải trình bày sản phẩm của nhóm mình lên bảng, nhóm nào hoạt động tốt nhất sẽ được cộng điểm.

Dựa vào sản phẩm của học sinh giáo viên có thể dẫn vào bài học: các em thấy dường như những cái nhất của Châu phi đi ngược lại với những cái nhất của Châu Âu. Vì sao lại như thế? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nha!

Ví dụ 2: BÀI 6: HỢP CHỦNG QUỐC HOA KÌ, TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ Tổ chức trò chơi “Hiểu ý đồng đội”.

Với 6 từ ngữ sau đây chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội sẽ cử một đại diện lên gợi ý. Đội 1 và đội 2 lần lượt thay phiên nhau bốc từ cần diễn đạt như vậy mỗi đội sẽ có lần bốc. Yêu cầu của trò chơi là người nhận thông điệp chỉ được gợi ý bằng những từ ngữ không liên quan đến từ chìa khóa, đội nào vi phạm coi như lần đó không được tính, mỗi đội có tối đa 20 giây để gợi ý. Đội nào hoàn thành xuất sắc sẽ được cộng điểm.

1. Mitxuxipi 2. Latvêgat

3. Quần đảo Haoai

4. Bán đảo Alaxca 5. Bang Caliphoocnia 6. Dãy Roocki

Giáo viên đặt câu hỏi: những từ ngữ trên liên quan tới một quốc gia nào?

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nho

1.1.1.27. Vào bài bằng những trò chơi

Giáo viên kết luận: Như vậy các em đã có một vốn kiến thức kha khá về nước Mĩ rồi đấy và với bài học ngày hôm nay sẽ góp phần làm phong phú thêm vốn kiến thức của các em.

Ví dụ 3: BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Một phần của tài liệu KĨ THUẬT VÀO BÀI MÔN ĐỊA LÍ (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w