Phân loại phiếu học t p ậ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 nâng cao ở trường THPT (Trang 23 - 26)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP

1.4. Phân loại phiếu học t p ậ

1.4.1. Căn cứ vào chức năng của phiếu học tập

Nếu căn cứ vào chỉ tiêu này, có thể phân loại phiếu học tập thành 2 dạng sau:

- Phiếu cung cấp thông tin và sự kiện

Đây là loại phiếu có tác dụng bổ sung thêm các thông tin sự kiện để làm rõ kiến thức bài học. Học sinh dựa vào nguồn thông tin, sự kiện đó để nhận thức khám phá ra kiến thức mới.

Trong phiếu học tập dạng này có thể là bản số liệu thí nghiệm mà giáo viên đã tiến hành ở nhà hoặc sơ đồ, đồ thị…Chẳng hạn giáo viên vật lí chuẩn bị các sự kiện cho các yêu cầu thí nghiệm để cung cấp dữ liệu giúp các em đánh giá so sánh chúng với số liệu thực nghiệm do chính các em khai thác và ghi chép trong quá trình thực nghiệm và quan sát trực tiếp.

Như vậy, loại phiếu này có vai trò cung cấp nhiều dữ liệu khoa học, số liệu mà sách giáo khoa không có hoặc các số liệu này không có đủ thời gian để tiến hành thí nghiệm trên lớp. Thông thường loại phiếu này sử dụng để dạy bài có các mục trong sách giáo khoa quá ngắn, những bài có nội dung trừu tượng, phức tạp khó hiểu. Để xây dựng loại phiếu này cần phải có quá trình thu thập, chọn lọc, xử lí thông tin rất cẩn thận khi đưa vào phiếu.

- Phiếu công cụ hoạt động và giao tiếp

Đây là loại phiếu giúp giáo viên truyền đạt tới học sinh những câu hỏi, bài tập, yêu cầu.

Phiếu này được sử dụng trong rất nhiều trường hợp với nhiều mục đích khác nhau vì thế phiếu hoạt động có nhiều kiểu với các tên gọi khác nhau.

1.4.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng phiếu học tập - Phiếu dùng trong kiểm tra bài cũ

Có thể hiểu phiếu dùng trong kiểm tra bài cũ là một đề kiểm tra ngắn (từ 7’

đến 10’) được in trên tờ giấy có dành chỗ trống để học sinh làm ngay vào đó. Nội dung của phiếu là yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức cũ hoặc kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.

Dùng phiếu này để kiểm tra bài cũ giúp tránh được tình trạng giáo viên chỉ kiểm tra được 1 hay vài học sinh, còn các học sinh khác chỉ ngồi nghe theo dõi bạn trả lời. Vì thế kiểm tra bằng phiếu buộc tất cả học sinh đều hoạt động và luôn luôn ôn tập bài học ở nhà trước khi đến lớp.

Loại phiếu này có nhược điểm là không phát huy được năng lực trình bày và diễn đạt bằng lời nói của học sinh. Do vậy không nên dùng tràn lan việc kiểm tra bằng phiếu. Nên kiểm tra bài cũ bằng phiếu sau khi học sinh học xong tiết luyện tập, ôn tập chương hoặc những bài có nội dung kiến thức nhiều.

- Phiếu dùng trong dạy bài mới

Phiếu dùng trong dạy bài mới là phiếu ghi rõ hệ thống nội dung câu hỏi, yêu cầu được sắp xếp một cách logic khéo léo để học sinh hoạt động. Qua đó các em có

thể vừa tự tìm ra các kiến thức mới của bài học vừa rèn luyện các kỹ năng tự học của học sinh. Loại phiếu này có thể sử dụng một hoặc một vài kiến thức hay có thể cho cả bài tùy thuộc vào đặc điểm bài học và phương pháp tổ chức của giáo viên.

Sử dụng phiếu học tập trong dạy bài mới có nhiều ưu điểm như phát huy tính tích cực của học sinh, tiết kiệm được thời gian giao câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ nhận thức. Bên cạnh đó có nhược điểm là việc giao tiếp bằng lời với học sinh bị hạn chế, không phải bất cứ học sinh nào cũng hiểu và làm được những yêu cầu giáo viên đưa ra để tiếp thu bài.

Nên sử dùng phiếu này ở những đơn vị kiến thức có nhiều ý kiến tranh cãi, những kiến thức mới được xây dựng trên những kiến thức cũ.

Ví dụ: Bài “Chuyển động bằng phản lực” không có kiến thức mới, chủ yếu dùng kiến thức cũ về định luật bảo toàn động lượng để làm cho học sinh hiểu nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. Vì thế ta phải thiết kế phiếu học tập cho học sinh hoạt động và tự tìm ra đặc điểm của chuyển động bằng phản lực.

- Phiếu dùng trong củng cố bài

Phiếu dùng trong củng cố bài là loại phiếu có nội dung chủ yếu là câu hỏi trắc nghiệm bài tập có dành chỗ trống để học sinh điền vào nhằm giúp học sinh khái quát hóa, hệ thống lại kiến thức, rèn luyện các kỹ năng.

- Phiếu để ra bài về nhà

Đây là loại phiếu yêu cầu HS thực hiện ở nhà, phiếu ra bài về nhà có mục đích yêu cầu học sinh vận dụng, ôn tập những kiến thức kĩ năng vừa mới được học hoặc tìm hiểu bài mới trước khi đến lớp. Loại phiếu này thường được dùng ở các bài ôn tập chương, lập bảng thống kê, xử lí số liệu thí nghiệm.

- Phiếu dùng để rèn luyện, phát triển các kĩ năng cho HS như kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, quy nạp, khái quát hóa...

Loại phiếu này thường được sử dụng ở những bài có tiến hành thí nghiệm, thực hành. Giáo viên có thể sử dụng phiếu này để yêu cầu học sinh quan sát, dự đoán, giải thích các hiện tượng và đưa ra kết luận của bài học.

1.4.3. Căn cứ vào nội dung bài học

- Phiếu dùng để giảng dạy khái niệm vật lí.

- Phiếu dùng để giảng dạy định luật vật lí.

- Phiếu dùng để giảng dạy thuyết vật lí.

1.4.4. Căn cứ vào tiêu chí sử dụng phiếu học tập để rèn luyện các kĩ năng Vật lí cho học sinh

- Kĩ năng thu lượm thông tin từ quan sát thực nghiệm, thí nghiệm, điều tra, sưu tầm tài liệu, tìm hiểu trên các thông tin đại chúng, khai thác mạng internet...

Để rèn luyện kĩ năng này, GV thiết kế phiếu cho HS tìm hiểu chuẩn bị ở nhà, ví dụ yêu cầu học sinh tìm hiểu ứng dụng của các hiện tượng vật lí trong đời sống KHKT, tìm hiểu về các hành tinh.

- Kĩ năng thực hành vật lí: Kĩ năng lắp đặt thí nghiệm, kĩ năng quan sát thí nghiệm...

- Kĩ năng xử lí thông tin về vật lí: Xây dựng bảng biểu, vẽ đồ thị, rút ra kết luận quy nạp, khái quát hóa.

Để phát triển những kĩ năng này GV thường dùng PHT trong các bài thực hành thí nghiệm, với các yêu cầu:

+ Phần HS chuẩn bị ở nhà: Mục đích thí nghiệm, cơ sở lí thuyết, phương án thí nghiệm, chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm.

+ Phần thực hành ở lớp:

• HS điền các số liệu ở bảng thí nghiệm

• HS vẽ đồ thị biểu biễn các đại lượng có liên quan với nhau

• HS đưa ra nhận xét kết quả thí nghiệm, nguyên nhân gây ra sai số thí nghiệm.

- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập vật lí, vận dụng các kiến thức vật lí để giải thích các hiện tượng đơn giản

Thường GV sử dụng PHT trong các tiết bài tập, phần củng cố bài học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 nâng cao ở trường THPT (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w