Thao tác tư duy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 nâng cao ở trường THPT (Trang 21 - 31)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP

1.2. Bản chất của hoạt động học vật lí

1.2.4. Các thao tác phổ biến cần dùng trong hoạt động nhận thức vật lí

1.2.4.2. Thao tác tư duy

- Phân tích - Cụ thể hóa

- Tổng hợp - Suy luận quy nạp

- So sánh. - Suy luận diễn dịch

- Trừu tượng hóa. - Suy luận tương tự

- Khái quát hóa.

1.3. Phiếu học tập trong dạy học 1.3.1. Khái niệm phiếu học tập

Để tổ chức các hoạt động, người ta dùng phiếu hoạt động học tập gọi tắt là phiếu học tập, còn gọi là phiếu hoạt động hay phiếu làm việc. Theo tác giả Đặng Thành Hưng trong bài viết “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp tác” thì “Phiếu học tập là một trong những phương tiện dạy học cụ thể, đơn giản và

có khả năng tương thích rất cao đối với tuyệt đại đa số người học thuộc mọi lứa tuổi và trong lĩnh vực học tập. Đó là văn bản bằng giấy hoặc dạng giấy do giáo viên tự làm, gồm một hoặc một số tờ, có vai trò học liệu để bổ sung cho sách và tài liệu giáo khoa không quy định, có chức năng hỗ trợ học tập và giảng dạy, vừa như công cụ hoạt động vừa như điều kiện hoạt động của người học và người dạy, mà trước hết như một nguồn thông tin học tập” [3].

Theo một số tác giả của cuốn sách “Một số vấn đề dạy học sinh học ở trường phổ thông” thì “Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay nhóm nhỏ, được phát cho học sinh yêu cầu tự lực hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học. Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một hay một vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò thái độ trước một vấn đề. Điều quan trọng là qua công tác độc lập với phiếu học tập, học sinh được phát triển các kỹ năng tư duy, làm tăng hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực” [4].

Như vậy các tác giả điều nhất trí cho rằng phiếu học tập là một phương tiện dạy học đơn giản gồm một hoặc một số tờ giấy rời có ghi rõ nhiệm vụ hoạt động cho học sinh hoặc bổ sung thông tin cho bài học kèm theo gợi ý hướng dẫn được phát cho học sinh yêu cầu học sinh tự lực hoàn thành.

1.3.2. Chức năng của phiếu học tập

Tùy theo phân loại, có nhiều loại phiếu học tập khác nhau nhưng nhìn chung phiếu học tập có hai chức năng cơ bản: Chức năng cung cấp thông tin, chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp.

1.3.2.1. Chức năng cung cấp thông tin

PHT thực hiện chức năng cung cấp thông tin và sự kiện cho HS. Những thông tin, sự kiện này là những thông tin, sự kiện không có trong SGK nhưng có liên quan đến bài học. GV có thể cung cấp những thông tin này hoặc có thể giới thiệu cho HS cách tự tìm thông tin. Từ đó, yêu cầu HS phân tích để rút ra những tri thức cho bài học, hoặc để minh họa, làm sáng tỏ thêm kiến thức cho bài học.

Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì “Trong PHT có thể là văn bản, biểu số liệu, hình ảnh, sơ đồ..., tóm tắt hoặc trình bày bằng những cấu trúc nhất định một lượng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện xuất phát cần thiết cho người học”.

Như vậy những thông tin, sự kiện trong PHT có thể dưới dạng văn bản, số liệu, hình ảnh, sơ đồ, đồ thị ... không có trong SGK nhưng cần thiết cho người học.

Nguồn của các thông tin này có thể là các sách, báo, tạp chí, mạng internet, các số liệu thí nghiệm mà GV đã tiến hành ở nhà...

1.3.2.2. Chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp

Đây là chức năng quan trọng và được lưu ý hơn chức năng cung cấp thông tin và sự kiện. Bởi trong thời đại này, nguồn tư liệu học tập rất phong phú nên việc tìm kiếm thông tin, sự kiện không khó đối với HS. Mặt khác phương pháp dạy học hiện nay là dạy người học biết cách lựa chọn và khai thác thông tin.

Theo tác giả Đặng Thành Hưng, “PHT còn nêu lên những nhiệm vụ học tập, những yêu cầu hoạt động, những hướng dẫn học tập, những công việc và vấn đề để người học thực hiện hoặc giải quyết. Thông qua nội dung và tính chất này nó thực hiện chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập của người học.”

Tác giả Nguyễn Đức Vũ khi bàn về chức năng này cũng cho rằng đây là chức năng cơ bản của PHT: “PHT chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề và công việc để HS giải quyết hoặc thực hiện, kèm theo hướng dẫn, gợi ý cách làm.Thông qua các nội dung này, PHT thực hiện chức năng là công cụ hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập của HS”.

Như vậy, ngoài chức năng cung cấp thông tin và sự kiện, PHT còn thực hiện một chức năng quan trọng hơn đó là công cụ hoạt động và giao tiếp. PHT là công cụ để HS hoạt động theo hình thức cá nhân hay hoạt động theo nhóm. PHT hỗ trợ các hoạt động và quan hệ của người học, tương tác chia sẻ giữa người học với nhau và với GV. Qua phiếu học tập học sinh tích cực hoạt động nhận thức vì phiếu học tập khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết, giúp học sinh khám phá ra những kiến thức mới lạ, từ đó tác động tích cực đến việc phát huy tính sáng tạo, tạo hứng thú trong quá trình dạy học.

1.4. Phân loại phiếu học tập

1.4.1. Căn cứ vào chức năng của phiếu học tập

Nếu căn cứ vào chỉ tiêu này, có thể phân loại phiếu học tập thành 2 dạng sau:

- Phiếu cung cấp thông tin và sự kiện

Đây là loại phiếu có tác dụng bổ sung thêm các thông tin sự kiện để làm rõ kiến thức bài học. Học sinh dựa vào nguồn thông tin, sự kiện đó để nhận thức khám phá ra kiến thức mới.

Trong phiếu học tập dạng này có thể là bản số liệu thí nghiệm mà giáo viên đã tiến hành ở nhà hoặc sơ đồ, đồ thị…Chẳng hạn giáo viên vật lí chuẩn bị các sự kiện cho các yêu cầu thí nghiệm để cung cấp dữ liệu giúp các em đánh giá so sánh chúng với số liệu thực nghiệm do chính các em khai thác và ghi chép trong quá trình thực nghiệm và quan sát trực tiếp.

Như vậy, loại phiếu này có vai trò cung cấp nhiều dữ liệu khoa học, số liệu mà sách giáo khoa không có hoặc các số liệu này không có đủ thời gian để tiến hành thí nghiệm trên lớp. Thông thường loại phiếu này sử dụng để dạy bài có các mục trong sách giáo khoa quá ngắn, những bài có nội dung trừu tượng, phức tạp khó hiểu. Để xây dựng loại phiếu này cần phải có quá trình thu thập, chọn lọc, xử lí thông tin rất cẩn thận khi đưa vào phiếu.

- Phiếu công cụ hoạt động và giao tiếp

Đây là loại phiếu giúp giáo viên truyền đạt tới học sinh những câu hỏi, bài tập, yêu cầu.

Phiếu này được sử dụng trong rất nhiều trường hợp với nhiều mục đích khác nhau vì thế phiếu hoạt động có nhiều kiểu với các tên gọi khác nhau.

1.4.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng phiếu học tập - Phiếu dùng trong kiểm tra bài cũ

Có thể hiểu phiếu dùng trong kiểm tra bài cũ là một đề kiểm tra ngắn (từ 7’

đến 10’) được in trên tờ giấy có dành chỗ trống để học sinh làm ngay vào đó. Nội dung của phiếu là yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức cũ hoặc kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.

Dùng phiếu này để kiểm tra bài cũ giúp tránh được tình trạng giáo viên chỉ kiểm tra được 1 hay vài học sinh, còn các học sinh khác chỉ ngồi nghe theo dõi bạn trả lời. Vì thế kiểm tra bằng phiếu buộc tất cả học sinh đều hoạt động và luôn luôn ôn tập bài học ở nhà trước khi đến lớp.

Loại phiếu này có nhược điểm là không phát huy được năng lực trình bày và diễn đạt bằng lời nói của học sinh. Do vậy không nên dùng tràn lan việc kiểm tra bằng phiếu. Nên kiểm tra bài cũ bằng phiếu sau khi học sinh học xong tiết luyện tập, ôn tập chương hoặc những bài có nội dung kiến thức nhiều.

- Phiếu dùng trong dạy bài mới

Phiếu dùng trong dạy bài mới là phiếu ghi rõ hệ thống nội dung câu hỏi, yêu cầu được sắp xếp một cách logic khéo léo để học sinh hoạt động. Qua đó các em có

thể vừa tự tìm ra các kiến thức mới của bài học vừa rèn luyện các kỹ năng tự học của học sinh. Loại phiếu này có thể sử dụng một hoặc một vài kiến thức hay có thể cho cả bài tùy thuộc vào đặc điểm bài học và phương pháp tổ chức của giáo viên.

Sử dụng phiếu học tập trong dạy bài mới có nhiều ưu điểm như phát huy tính tích cực của học sinh, tiết kiệm được thời gian giao câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ nhận thức. Bên cạnh đó có nhược điểm là việc giao tiếp bằng lời với học sinh bị hạn chế, không phải bất cứ học sinh nào cũng hiểu và làm được những yêu cầu giáo viên đưa ra để tiếp thu bài.

Nên sử dùng phiếu này ở những đơn vị kiến thức có nhiều ý kiến tranh cãi, những kiến thức mới được xây dựng trên những kiến thức cũ.

Ví dụ: Bài “Chuyển động bằng phản lực” không có kiến thức mới, chủ yếu dùng kiến thức cũ về định luật bảo toàn động lượng để làm cho học sinh hiểu nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. Vì thế ta phải thiết kế phiếu học tập cho học sinh hoạt động và tự tìm ra đặc điểm của chuyển động bằng phản lực.

- Phiếu dùng trong củng cố bài

Phiếu dùng trong củng cố bài là loại phiếu có nội dung chủ yếu là câu hỏi trắc nghiệm bài tập có dành chỗ trống để học sinh điền vào nhằm giúp học sinh khái quát hóa, hệ thống lại kiến thức, rèn luyện các kỹ năng.

- Phiếu để ra bài về nhà

Đây là loại phiếu yêu cầu HS thực hiện ở nhà, phiếu ra bài về nhà có mục đích yêu cầu học sinh vận dụng, ôn tập những kiến thức kĩ năng vừa mới được học hoặc tìm hiểu bài mới trước khi đến lớp. Loại phiếu này thường được dùng ở các bài ôn tập chương, lập bảng thống kê, xử lí số liệu thí nghiệm.

- Phiếu dùng để rèn luyện, phát triển các kĩ năng cho HS như kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, quy nạp, khái quát hóa...

Loại phiếu này thường được sử dụng ở những bài có tiến hành thí nghiệm, thực hành. Giáo viên có thể sử dụng phiếu này để yêu cầu học sinh quan sát, dự đoán, giải thích các hiện tượng và đưa ra kết luận của bài học.

1.4.3. Căn cứ vào nội dung bài học

- Phiếu dùng để giảng dạy khái niệm vật lí.

- Phiếu dùng để giảng dạy định luật vật lí.

- Phiếu dùng để giảng dạy thuyết vật lí.

1.4.4. Căn cứ vào tiêu chí sử dụng phiếu học tập để rèn luyện các kĩ năng Vật lí cho học sinh

- Kĩ năng thu lượm thông tin từ quan sát thực nghiệm, thí nghiệm, điều tra, sưu tầm tài liệu, tìm hiểu trên các thông tin đại chúng, khai thác mạng internet...

Để rèn luyện kĩ năng này, GV thiết kế phiếu cho HS tìm hiểu chuẩn bị ở nhà, ví dụ yêu cầu học sinh tìm hiểu ứng dụng của các hiện tượng vật lí trong đời sống KHKT, tìm hiểu về các hành tinh.

- Kĩ năng thực hành vật lí: Kĩ năng lắp đặt thí nghiệm, kĩ năng quan sát thí nghiệm...

- Kĩ năng xử lí thông tin về vật lí: Xây dựng bảng biểu, vẽ đồ thị, rút ra kết luận quy nạp, khái quát hóa.

Để phát triển những kĩ năng này GV thường dùng PHT trong các bài thực hành thí nghiệm, với các yêu cầu:

+ Phần HS chuẩn bị ở nhà: Mục đích thí nghiệm, cơ sở lí thuyết, phương án thí nghiệm, chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm.

+ Phần thực hành ở lớp:

• HS điền các số liệu ở bảng thí nghiệm

• HS vẽ đồ thị biểu biễn các đại lượng có liên quan với nhau

• HS đưa ra nhận xét kết quả thí nghiệm, nguyên nhân gây ra sai số thí nghiệm.

- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập vật lí, vận dụng các kiến thức vật lí để giải thích các hiện tượng đơn giản

Thường GV sử dụng PHT trong các tiết bài tập, phần củng cố bài học.

1.5. Sử dụng phiếu học tập trong dạy học vật lí

Để thực hiện được các phương pháp dạy học đáp ứng nhu cầu dạy học tích cực hiện nay, đòi hỏi phải có các phương tiện dạy học thích hợp. Các phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong dạy học vật lí. Nó là công cụ để giáo viên tổ chức, chỉ đạo các hoạt động nhận thức; là nguồn tri thức để học sinh tìm tòi, khám phá, rút ra những nội dung cần thiết cho nhận thức của mình...Phương tiện dạy học là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu dạy học.

Một trong những mục tiêu dạy học giáo viên có khả năng làm được, dễ sử dụng và có thể phục vụ cho nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học đó là phiếu học tập. Nó là công cụ để giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, học sinh

thực hiện các công việc trong phiếu học tập bằng nổ lực cá nhân hoặc bằng hợp tác nhóm qua đó nhận thức được bài học.

Thông qua việc giải quyết các câu hỏi, yêu cầu...trong phiếu học tập và qua sự góp ý của bạn bè, sửa chữa của giáo viên mỗi cá nhân học sinh cũng có phần nào đánh giá được kết quả công việc của mình. Đồng thời, qua việc tổ chức các hoạt động bằng phiếu học tập, giáo viên có thể thu nhận những thông tin phản hồi về kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập của học sinh để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Để phiếu học tập trở thành phương tiện dạy học có hiệu quả, giáo viên cần thiết kế và sử dụng nó tùy thuộc vào mục tiêu bài học, cách thức tổ chức hoạt động của học sinh.

1.5.1. Sử dụng phiếu học tập trong bài học: xây dựng kiến thức mới

Phiếu dùng trong dạy bài mới là loại phiếu có ghi rõ các công việc được sắp xếp có hệ thống và logic để HS thực hiện nhằm tự lực tìm ra kiến thức mới của bài học. Thông thường, phiếu này phải có gợi ý, hướng dẫn để HS có thể tự lực hoàn thành phiếu. Loại phiếu này có thể sử dụng cho một hoặc một vài đơn vị kiến thức hay có thể cho cả bài học.

Việc sử dụng PHT trong dạy bài mới có rất nhiều ưu điểm như phát huy tính tích cực học tập của HS, tự lực tìm ra kiến thức mới, tiết kiệm được thời gian giao câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập, GV có thể nhận biết được thái độ, năng lực học tập của từng HS... Bên cạnh đó, việc sử dụng phiếu cũng có những hạn chế như việc giao tiếp bằng lời giữa GV và HS không nhiều, không phải bất cứ HS nào cũng hiểu được và làm được những yêu cầu mà GV đưa ra để có thể tiếp thu được bài mới, do đó, cần có sự hướng dẫn riêng đối với những HS này.

1.5.2. Sử dụng phiếu học tập trong bài học: giải bài tập vật lí

Loại phiếu này có nội dung là những bài tập giao cho HS hoàn thành, có thể kèm theo gợi ý, hướng dẫn nếu là bài tập khó, GV có thể cho đáp số trước hoặc trình bày đáp số dưới dạng trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Khi thực hiện loại phiếu này, các kỹ năng giải bài tập VL sẽ được hình thành trong HS như tóm tắt đề bài, phân tích dữ kiện bài toán, nêu được các định luật và công thức liên quan, đổi đơn vị, sử dụng đúng các thuật ngữ VL để viết được những lời giải chính xác... Phiếu này có thể dùng để củng cố, ôn tập, hay giao bài về nhà.

1.5.3. Sử dụng phiếu học tập trong bài học: tổng kết chương

Khi sử dụng PHT trong bài học tổng kết chương cần có những câu hỏi, bài tập, những yêu cầu được viết sẵn trên giấy, có chừa sẵn chỗ trống để HS thực hiện nhằm mục đích khái quát hóa, hệ thống lại những kiến thức, kỹ năng đã học trong một chương..

Phiếu này thường được dùng lúc gần cuối tiết học sau khi học xong chương, hoặc có thể dùng sau khi học xong một bài nào đó của chương mà cần củng cố lại kiến thức của bài đó ngay.

1.5.4. Sử dụng phiếu học tập trong bài học: thực hành vật lí

Loại phiếu này có nội dung là những yêu cầu đưa ra để HS tiến hành thí nghiệm, giúp HS rèn luyện những kỹ năng như sử dụng dụng cụ thí nghiệm, lắp đặt dụng cụ, xử lí số liệu, nhận xét kết quả thí nghiệm ...

Loại phiếu này thường được sử dụng khi dạy các bài thực hành.

1.6. Quy trình sử dụng phiếu học tập trong dạy học vật lí

Sử dụng PHT trong dạy học tức là GV tiến hành các hoạt động học tập cho HS. Khi sử dụng PHT giáo viên cần phải nhắc nhở HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Nếu thảo luận theo nhóm thì GV có thể chia nhóm ở tiết trước và nêu những vấn đề cần thảo luận cho HS để HS chuẩn bị ở nhà. Để sử dụng PHT trong 1 tiết học GV thường tiến hành theo các bước sau:

Sơ đồ 1.2: Trình tự các bước sử dụng PHT trong dạy học vật lí Bước 1: Giao PHT cho HS hoạt động theo cách tổ chức học tập

Tùy theo cách tổ chức dạy học GV giao PHT cho HS với số lượng thích hợp.

Ví dụ với hoạt động cá nhân mỗi người một PHT, nếu hoạt động theo nhóm, GV giao PHT cho HS cùng với những yêu cầu hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể.

HS làm việc với PHT, GV quan sát hướng

dẫn quá trình hoạt động với PHT của HS Giao PHT cho

HS theo cách thức tổ chức

học tập

Tổ chức cho HS trình bày kết quả làm việc với PHT;

GV chỉnh sửa, chính xác hóa

kiến thức

GV nhận xét tổng kết công

việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 nâng cao ở trường THPT (Trang 21 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w