Chương 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
2.2. Xây dựng phiếu học tập
2.2.1. Quy tắc xây dựng
Thiết kế phiếu học tập là công việc soạn thảo của giáo viên trước khi tổ chức cho học sinh các hoạt động học tập gắn với việc phiếu học tập trên lớp.
Để thiết kế phiếu học tập tốt, phát huy tính chủ thể nhận thức của học sinh phải tuân thủ một số qui tắc sau:
-Phiếu học tập phải phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, trình độ học sinh.
Phiếu học tập được thiết kế phải dựa trên mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Việc xây dựng phiếu học tập giúp học sinh hoạt động đạt được mục tiêu này thì phiếu học tập mới có giá trị thực tiễn. Nội dung phiếu học tập phải xây dựng dựa trên nội dung của bài học. Nội dung phiếu phải ngắn gọn, phải được học sinh khám phá, nhận thức và nắm bắt.
Mặc khác, xây dựng phiếu cần phải xuất phát từ đặt điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức của học sinh để đưa ra những yêu cầu phù hợp. Điều đó có ý nghĩa là các câu hỏi, yêu cầu của phiếu phải đảm bảo tính vừa sức vừa đảm bảo tính phát triển tư duy của học sinh, các nhiệm vụ trong phiếu không quá khó cũng không quá dễ và đảm bảo đa số học sinh đều làm được và hoạt động được.
-Phiếu học tập phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và tính thẩm mĩ.
•Tính khoa học đòi hỏi các kiến thức, thông tin trong phiếu học tập phải hoàn toàn chính xác, được trình bày một cách lôgic và khoa học.
•Tính chính xác yêu cầu những thông tin nội dung trong phiếu học tập phải đúng và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đáng tin cậy.
•Tính thẩm mĩ của phiếu thể hiện ở cách trình bày phải ngắn gọn, rõ ràng cân đối, lôgic tường minh và đẹp. Hình thức trình bày phiếu có tính thẩm mĩ cao sẽ tạo sự hấp dẫn hứng thú cho học sinh khi làm việc với phiếu.
- Phiếu học tập phải chỉ dẫn rõ nhiệm vụ, phương pháp làm việc cho học sinh, đảm bảo cho học sinh làm việc trong thời gian nhất định, có qui định thời gian hoàn thành.
Những mệnh lệnh, yêu cầu đưa ra cho học sinh phải chỉ rõ học sinh phải làm gì? làm thế nào? căn cứ vào đâu?... Thông thường những mệnh lệnh đưa ra là những động từ: Em hãy nhận xét? hãy nhận xét, hãy giải thích, hãy chứng minh?...Các câu hỏi bài tập phải có gợi ý hướng dẫn cụ thể. Điều này rất cần thiết đối với những nội dung khó và phức tạp.
Vì mỗi tiết học có giới hạn thời gian nên khối lượng công việc trong phiếu vừa đủ đảm bảo đa số học sinh có thể hoàn thành trong một thời gian ngắn. Vì thế khi xây dựng phiếu học tập giáo viên cần tính đến yếu tố thời gian để định lượng công việc vừa đủ và khi phát phiếu học tập cho học sinh phải qui định thời gian hoàn thành.
- Trong phiếu học tập phải có chỗ điền tên học sinh để khi cần giáo viên đánh giá trình độ học sinh, có khoảng trống thích hợp để học sinh điền kết quả công việc đã làm, có đánh số thứ tự của phiếu (nếu biên soạn một tập phiếu học tập cho cả bài học).
2.2.2. Cấu trúc
- Phần chung:
Số thứ tự phiếu: ………..
Họ và tên: ………
Lớp: ……….
Nhóm học sinh: ………...
- Phần cụ thể:
+ Hệ thống bài tập câu hỏi, tranh ảnh, các ví dụ…
+ Hệ thống các hoạt động của học sinh: Giáo viên nêu ra những yêu cầu cụ thể để học sinh thực hiện (phân tích, quan sát, giải thích…).
- Tương ứng với mỗi yêu cầu có khoảng trống để học sinh điền kết quả công việc đã làm.
2.2.3. Quy trình xây dựng (Sơ đồ 2.2)
Sơ đồ 2.2: Quy trình xây dựng PHT 2.2.4. Kỹ thuật soạn thảo phiếu học tập
Để soạn thảo phiếu học tập có chất lượng nhằm tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức ngoài việc phải tuân thủ theo các bước của quy trình thiết kế mà trong mỗi bước có các kỹ thuật soạn thảo riêng.
Bước 1: Xác định các nội dung bài học có thể sử dụng phiếu học tập Xác định mục
tiêu bài học
Xác định các đơn vị kiến thức bài học có thể sử dụng PHT
Xác định nội dung, cách trình bày, hình thức thể hiện PHT.
Tập hợp các kiến thức, các thông tin, dữ kiện, sự kiện
Chọn ra những vấn đề cần xây dựng PHT
Xây dựng PHT
Để chọn bài có thể sử dụng phiếu học tập hiệu quả cần lưu ý một số điểm sau:
- Đó là những bài học hoặc những đơn vị kiến thức bài học thích hợp trong việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu độc lập hoặc thảo luận nhóm lấy ý kiến nhiều người.
- Những bài có nội dung không phức tạp, thường là yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức đã học kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa hoặc những hiểu biết là có thể nhận thức được tri thức mới cần nắm.
- Nội dung cần xây dựng trong phiếu học tập là những kiến thức cơ bản, trọng tâm. Để học sinh hoạt động có hiệu quả, giáo viên nên đưa ra các yêu cầu có định hướng theo trình tự logic của quá trình tiếp thu tri thức. Ví dụ giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa rồi lập bảng so sánh hoặc nêu đặc điểm và vai trò của sự vật hiện tượng, hoàn thành sơ đồ...
Bước 2: Xác định nội dung của phiếu, cách trình bày phiếu
Sau khi chọn bài và định hướng nội dung cần soạn phiếu, giáo viên cần xác định nội dung sẽ trình bày trong phiếu. Nội dung trong phiếu chính là nội dung giáo viên dự định sẽ tổ chức cho học sinh hoạt động và nhận thức. Nội dung của phiếu phụ thuộc vào mục tiêu bài học, thuộc đơn vị kiến thức có thể sử dụng PHT, cách trình bày phiếu cũng rất đa dạng như: nêu đặc điểm, giải thích hiện tượng, câu hỏi trắc nghiệm...tùy thuộc vào quá trình tổ chức các hoạt động của mỗi giáo viên trong mỗi bài học.
- Khi PHT là bài thực hành thì GV phải xây dựng phiếu thành 2 phần riêng biệt:
1. Phần cho học sinh hoạt động ở nhà: tên thí nghiệm, mục đích thí nghiệm, cơ sở thí nghiệm...
2. Phần cho học sinh hoạt động trên lớp:
+ Bảng để học sinh điền số liệu và tính các đại lượng có liên quan, sai số phép đo.
+ Phần ô vuông có các trục tọa độ để học sinh vẽ đồ thị biểu diễn các đại lượng có liên quan.
+ Phiếu phải có các khoảng trống để học sinh ghi các kết quả thí nghiệm.
- Khi nội dung PHT là tiến hành thí nghiệm, giáo viên phải thiết kế phiếu có đầy đủ các mục để học sinh định hướng hoạt động:
+ Dự đoán hiện tượng xảy ra.
+ Quan sát hiện tượng, điền các số liệu vào bảng, điền các kết quả thí nghiệm.
+ Nhận xét hiện tượng xảy ra.
+ Giải thích hiện tượng xảy ra.
+ Đưa ra kết luận thí nghiệm
- Khi nội dung PHT là hình thành khái niệm hoặc so sánh giữa các sự vật hiện tượng thì có thể trình bày phiếu như sau:
1.Cho các ví dụ về hiện tượng.
2. Nhận xét đặc điểm hiện tượng, so sánh đặc điểm của các hiện tượng.
3. Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết luận, các khái niệm.
Chú ý:
- Việc xác định nội dung phiếu học tập phải bám sát sách giáo khoa và đảm bảo yêu cầu phân hoá học sinh.
- Trình bày nội dung phiếu học tập có thể bằng câu hỏi, yêu cầu (quan sát, nhận xét) hoặc bài tập.
- Hình thức trình bày phiếu có thể là sơ đồ, bảng điền kiến thức, đồ thị, tranh ảnh… tuỳ theo từng nội dung của phiếu học tập.
Bước 3: Thu Thập thông tin
Để xây dựng PHT giáo viên có thể thu thập thông tin từ SGK, SGV, sách tham khảo về câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi thực tế, bài tập định tính về vật lí.
Bước 4: Trình bày phiếu
Trình bày phiếu phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và thẩm mĩ. Khi trình bày phiếu cần chú ý một số điểm sau đây:
- Các câu hỏi của một vấn đề phải tách ý ra để học sinh khỏi phân tán, các ý phải sắp xếp một cách lôgic…
- Ở các câu hỏi cần sự khẳng định hay phủ định GV có thể cho HS chọn đáp án đúng hay sai để tiết kiệm thời gian làm bài.
- Phiếu học tập phải để những khoảng trống thích hợp để học sinh điền kết quả của mình vào.
- Các câu dẫn phải rõ ràng; không tối nghĩa, nhiều nghĩa để khỏi làm phân tán suy nghĩ của HS.
Ví dụ : Bài: “Chuyển động bằng phản lực”
Dạy phần 1: “Nguyên tắc chuyển động bằng phản lực”
Bước 1 : Xác định nội dung bài học có sử dụng PHT 1. Mục tiêu
- Kiến thức: Phân biệt khái niệm chuyển động bằng phản lực có ý nghĩa khác với chuyển động của vật nhờ phản lực của mặt đất hoặc nước.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.
2. Hình thức tổ chức
Cho học sinh thảo luận nhóm để nắm được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. Sau khi HS nắm khái niệm, GV cho một số câu hỏi trắc nghiệm để HS hiểu đúng thuật ngữ “Chuyển động bằng phản lực”
Bước 2: Xác định nội dung và cách trình bày phiếu 1. Nội dung PHT gồm 2 phần chính
- Đưa ra khái niệm chuyển động bằng phản lực.
- Phân biệt chuyển động phản lực và chuyển động nhờ phản lực.
2. Cách trình bày nội dung
- GV cho các ví dụ về chuyển động bằng phản lực, yêu cầu HS nêu đặc điểm giống nhau của các chuyển động. Từ đó đưa ra khái niệm “Chuyển động theo nguyên tắc bằng phản lực”
- GV cho các ví dụ về chuyển động, yêu cầu HS phân biệt đâu là chuyển động bằng phản lực.
3. Hình thức thể hiện
- Các ví dụ chuyển động theo nguyên tắc bằng phản lực có thể kèm theo hình ảnh.
- Phần vận dụng: dạng câu hỏi lựa chọn và yêu cầu HS giải thích.
Bước 3: Thu thập thông tin, dữ liệu
- Tìm các chuyển động theo nguyên tắc bằng phản lực có kèm ảnh.
Ví dụ : chuyển động của con mực, hiện tượng súng giật lùi.
- Tìm các chuyển động chịu tác dụng về phản lực để HS hiểu đúng thuật ngữ thế nào là chuyển động bằng phản lực.
Ví dụ: Chuyển động của vận động viên nhảy sào nhờ phản lực của mặt đất.
Bước 4: Xây dựng phiếu học tập: