Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
1.3. Tổ chức hoạt động dạy học theo PBL
1.3.2. Các bước thực hiện dạy học PBL
Căn cứ vào cấu trúc PBL và nội dung dạy học, chúng tôi đề xuất sơ đồ thực hiện dạy học theo PBL như sau:
Hình 1.1. Sơ đồ tiến trình tổ chức dạy học theo PBL
Giai đoạn xác định mục tiêu, nội dung dạy học theo từng bài
Vì PBL có những đặc trưng và nguyên tắc nhất định cho nên không phải bất cứ nội dung kiến thức nào cũng có thể dạy học theo PBL được. Dạy học theo PBL là dạy học gắn liền với thực tế, chính vì vậy chỉ nên tổ chức dạy học PBL những nội dung kiến thức gắn bó với thực tiễn. Những nội dung kiến thức trừu tượng thì rất khó để áp dụng PBL. GV cũng không nên áp dụng PBL với những nội dung kiến thức cần thiết, trọng tâm của môn học.
Giai đoạn thiết kế và giao vấn đề theo từng bài
Khi bước vào tổ chức dạy học theo PBL, GV phải cần phải thiết kế được một vấn đề phi cấu trúc tốt và một kịch bản hay để thu hút HS tham gia vào QTDH của
XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU DẠY HỌC THEO TỪNG BÀI
THIẾT KẾ VÀ GIAO VẤN ĐỀ THEO TỪNG
BÀI
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO TỪNG BÀI
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ THEO TỪNG BÀI
NHẬN BIẾT VÀ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
TÌM KIẾM THÔNG TIN
TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH VÀ DỰ KIẾN GIẢI PHÁP
CHO VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỤ THỂ TỔNG HỢP – SO SÁNH,
ĐƯA RA GIẢI PHÁP TỐT
THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
mình. Viết một vấn đề của PBL sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực của chủ đề nhưng phải cố gắng thoả mãn được những yêu cầu đặt ra của một vấn đề như đã nói ở trên, bên cạnh đó vấn đề phải được cấu trúc lại để HS có thể xác định được kết quả của việc học, để làm được điều này chúng ta phải xét đến:
+ Đoạn văn mở đầu cho vấn đề muốn đề cập đến vấn đề gì, một cách đặc biệt thì cái gì trong kịch bản đã thu hút sự chú ý của HS?
+ HS có quan điểm và vai trò như thế nào trong kịch bản?
+ Những hoạt động nào được sử dụng để tập trung HS vào đúng mục tiêu học tập một cách đúng đắn?
+ Vấn đề chứa đựng những thông tin ban đầu hay những số liệu ban đầu nào?
+ Thời gian quy định để HS GQVĐ và được chia thành từng giai đoạn như thế nào?
+ Sản phẩm cuối cùng của HS là gì?
+ Những nguồn tài nguyên nào HS có thể cần khi GQVĐ?
+ GV có cần chuẩn bị một bài giảng để làm rõ vấn đề hơn không?
Việc giao vấn đề có thể được thực hiện bằng một tình huống thực tế, hoặc cho HS xem các đoạn phim, tranh ảnh, các tin tức thời sự đang diễn ra, và đưa ra những câu hỏi lớn sau đó yêu cầu HS giải quyết, hình thức giao vấn đề phụ thuộc nhiều vào nội dung của vấn đề.
Giai đoạn GQVĐ theo từng bài Giai đoạn này sẽ bao gồm 6 bước như sau:
+ Bước 1: Nhận biết và phân tích vấn đề
Ở bước này HS cần tóm tắt lại vấn đề bằng cách liệt kê các sự kiện, con số, thông tin và các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm mô tả vấn đề. HS cần phải giới hạn lại những khả năng có thể xảy ra của vấn đề sau đó xác định những thông tin đã biết, chưa biết và cần phải biết để GQVĐ.
+ Bước 2: Tìm kiếm thông tin
Cả nhóm sẽ tiến hành tìm kiếm thông tin từ tất cả các nguồn tài liệu có thể như tạp chí, tivi, internet… để làm rõ những khái niệm, từ ngữ, thuật ngữ trong vấn đề,
lưu ý là việc làm rõ các khái niệm trong vấn đề phải phụ thuộc vào ngữ cảnh, lĩnh vực của vấn đề. Nếu vấn đề thuộc lĩnh vực vật lí thì cần phải đảm bảo rằng những khái niệm, đại lượng vật lí có liên quan đều phải được định nghĩa, đồng thời cần phải xác định những nguyên lý, định luật liên quan đến hiện tượng trong vấn đề.
+ Bước 3: Trình bày và phân tích thông tin, đưa ra giải pháp dự kiến
Sau giai đoạn tìm kiếm thông tin, cả nhóm sẽ tập hợp tất cả thông tin đã tìm được, sử dụng kĩ thuật động não để phân tích thông tin. Những thông tin đúng đắn, hợp lý sẽ được sắp xếp theo trình tự để thống nhất giải pháp, các giải pháp đưa ra đều được thảo luận, đánh giá, cuối cùng sẽ chọn lấy một giải pháp tạm thời hợp lý nhất cho vấn đề.
+ Bước 4: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể
Với giải pháp tạm thời đã thống nhất ở bước 3, cả nhóm sẽ lên kế hoạch để hoàn thành, thực hiện giải pháp. Cả nhóm sẽ xác định các nguyên lý, định luật cần phải tìm hiểu, các bài tập, câu hỏi cần phải trả lời. Các mục tiêu kiến thức sẽ được chia đều cho các thành viên tìm hiểu. Nhóm sẽ đặt ra thời gian quy định để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân.
+ Bước 5: Tổng hợp – so sánh
Các thành viên sẽ trình bày kết quả làm việc của mình, cả nhóm sẽ tổng hợp, so sánh kết quả và rút ra kết luận cuối cùng. Sau đó sẽ thống nhất giải pháp của cả nhóm cho vấn đề. Nhưng nếu giải pháp sau khi tổng kết không giải quyết được vấn đề, thì cả nhóm sẽ quay trở lại bước 2.
+ Bước 6: Thực hiện giải pháp
Bước này chỉ thực hiện với những vấn đề yêu cầu tạo ra sản phẩm ví dụ như các ứng dụng kĩ thuật… Còn với những vấn đề chỉ yêu cầu chọn ra giải pháp thì không thực hiện bước này.
Xuyên suốt giai đoạn HS làm việc nhóm để GQVĐ, GV cũng có vai trò rất quan trọng. GV sẽ quan sát xem các nhóm hoạt động như thế nào và tất cả thành viên trong nhóm có làm việc không hay chỉ có vài thành viên làm việc. GV sử dụng kinh nghiệm đã có tương tác với HS để thúc đẩy, động viên HS làm việc cũng như phát triển một môi trường học tập năng động tích cực. Sự thành công của phương pháp này sẽ phụ thuộc vào cách thức làm việc nhóm của HS cho nên GV phải theo
dõi tình trạng làm việc của nhóm để hiểu được và biết cách thúc đẩy phát triển nhóm. Một số HS có kinh nghiệm làm việc nhóm rất tốt và không cần sự hướng dẫn của GV nhưng không phải HS nào cũng như vậy. GV thúc đẩy, hướng dẫn cách làm việc nhóm trong việc GQVĐ không phải đơn giản là cung cấp kiến thức cho HS một cách tự do mà gợi mở và hướng dẫn cho HS tổng hợp thông tin sau khi đã cùng nhau thảo luận hay GV sẽ theo dõi và thu nhặt những kiến thức và tài liệu mà HS đã bỏ sót và giúp HS thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng và hướng HS đi đúng nhiệm vụ của mình. HS có thể hỏi GV những câu hỏi có liên quan đến vấn đề hay có thể thảo luận những vấn đề phức tạp với GV.
Giai đoạn nhận xét – đánh giá theo từng bài
Ở giai đoạn này, các nhóm sẽ phân chia công việc cho việc trình bày giải pháp, sản phẩm của nhóm. Trong buổi thảo luận toàn lớp các nhóm sẽ đánh giá, nhận xét sản phẩm nhóm khác, rút ra được những ưu, nhược điểm của nhóm mình và nhóm bạn. Các HS sẽ tự đánh giá bản thân, đánh giá lẫn nhau, thông qua bảng tiêu chí được GV cung cấp. GV sẽ tổng kết việc đánh giá từng cá nhân HS cũng như nhóm. Cuối buổi sẽ tuyên dương giải pháp và sản phẩm đáp ứng được yêu cầu tốt nhất.