Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Qua theo dõi, quan sát giờ học của các lớp ĐC và các lớp TN được tiến hành theo tiến trình dạy học đã thiết kế, chúng tôi rút ra những nhận xét sau:
- Đối với các lớp ĐC: PPDH truyền thống, GV chủ yếu là truyền giảng, HS tập trung lắng nghe và ghi chép. Tuy HS có trả lời các câu hỏi GV đặt ra nhưng chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác học tập. Số lượng và chất lượng câu trả lời của HS còn thấp.
- Đối với các lớp TN: Các hoạt động HS diễn ra trong giờ học thật sự chủ động và tích cực. Giờ học diễn ra, thoái mái, cởi mở. HS làm báo cáo nghiêm túc. Bằng lập luận và phân tích các em đã rút ra được kiến thức cho bản thân mình. Sự thảo luận sôi nổi, bám sát vào nội dung vấn đề chứng tỏ các em đã chịu khó nghiên cứu tài liệu. Khả năng phân tích và trình bày ý kiến của các em bước đầu được cải thiện. Các câu trả lời của HS có chất lượng cao hơn hẳn so với lớp ĐC. Kĩ năng làm việc nhóm và trình bày trước lớp được cải thiện rõ rệt. HS rất tự tin khi báo cáo, trình bày rõ ràng mạch lạc.
Các nhóm rất tích cực đóng góp ý kiến cho các nhóm khác.
3.6.2. Đánh giá định lượng
Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi đã tiến hành cho HS các lớp TN và ĐC làm cùng một bài kiểm tra cùng lúc với thời gian 45 phút. Thời điểm kiểm tra là lúc kết thúc các tiết dạy TN, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau TNSP
Nhóm Tổng số HS xi 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 55 fi (TN) 0 4 8 12 18 11 2 2
ĐC 57 fi (ĐC) 3 7 14 18 10 6 0 0
Bảng 3.3. Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm TN, ĐC sau TNSP
Nhóm xi 3 4 5 6 7 8 9 10
TN fi (TN) 0 7,02 21,1 42,1 73,7 93 96,5 100
ĐC f'i (ĐC) 5,2 17,2 41,4 72,4 89,7 100 100 100
Biểu đồ 3.2. Đường biểu diễn tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm TN và ĐC trong đợt TNSP
Biểu đồ thể hiện đường biểu diễn hội tụ lùi của nhóm TN nằm bên phải của đường biểu thị hội tụ lùi của lớp ĐC. Điều đó cho thấy chất lượng học tập của nhóm lớp TN cao hơn chất lượng của nhóm lớp ĐC.
Để có thể khẳng định về chất lượng của đợt TN, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê toán học, thu được kết quả sau:
Từ bảng 3.2, ta tính được các tham số và chỉ số thống kê như sau:
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số thống kê
Nhóm TN (N = 55) Nhóm ĐC (N = 57)
xi fi xi - x (xi - x)2 (xi -x)2.fi xi fi xi - x (xi - x)2 (xi - x)2.fi
3 0 -3,7 13,542 0 3 3 -2,7 7,5076 22,523
4 4 -2,7 7,1824 28,73 4 7 -1,7 3,0276 21,193
5 8 -1,7 2,8224 22,579 5 14 -0,7 0,5476 7,6664
6 12 -0,7 0,4624 5,5488 6 18 0,26 0,0676 1,2168
7 18 0,32 0,1024 1,8432 7 10 1,26 1,5876 15,876
8 11 1,32 1,7424 19,166 8 6 2,26 5,1076 30,646
9 2 2,32 5,3824 10,765 9 0 3,26 10,628 0
10 2 3,32 11,022 22,045 10 0 4,26 18,148 0
Các chỉ số thống kê:
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các chỉ số thống kê
Nhóm Điểm trung bình Phương sai Độ lệch chuẩn
TN 6,29 1,75 3,05
ĐC 5,55 1,67 2,79
Như vậy, ta thấy điểm trung bình cộng của HS ở nhóm TN cao hơn ở nhóm ĐC.
Sử dụng phương pháp thống kê với phép thử t - student để xem xét tính hiệu quả của TNSP chúng tôi thu được kết quả t = 2,25 tra bảng phân phối t-student, bậc tự do F= 57, với mức ý nghĩa α = 0,05 khi đó tα = 1,6.
Như vậy t = 2,25 > 1,6 = tα.Thực nghiệm có kết quả rõ rệt.
Tiến hành kiểm định phương sai của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC với giả thuyết E0: Sự khác nhau giữa các phương sai ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC là không có ý nghĩa.
Thay vào các công thức thống kê ta được
2 2 TN DC
F S
=S = 1,13 mà với bậc tự do là
fTN = 55; fĐC = 57 thì Fα = 2,19 và ta thấy F < Fα, chấp nhận giả thuyết E0 tức là sự khác nhau giữa phương sai ở nhóm TN và nhóm lớp ĐC ở từng trường là không có ý nghĩa.
Để so sánh kết quả của thực nghiệm, chúng ta kiểm định giả thuyết H0: “Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý nghĩa với phương sai như nhau”. Với mức ý nghĩa α = 0,05, tra bảng phân phối Student với bậc tự do là (NTN+NĐC -2) = 112 tính được mức tới hạn tα = 1,67.
Tính giá trị kiểm định:
DC TN
DC TN
n s n
x t x
1 . 1 +
= −
với s =
2 ).
1 (
) 1
( 2 2
− +
− +
−
DC TN
DC DC TN TN
N N
S N
S
N .
Ta có
DC TN
DC TN
n s n
x t x
1 . 1 +
= −
= 4,21>1,67, khẳng định giả thuyết H0 bị bác bỏ chứng tỏ sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là có ý nghĩa. Kết quả kiểm định chứng tỏ chất lượng nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.
3.6.3. Kết quả điều tra GV và HS về phương pháp dạy học PBL đối với các tiết học thực nghiệm sư phạm
- Đối với GV
Khi tiến hành TNSP có 6 GV cùng tham gia dự giờ và được phát các giáo án đã soạn ở chương 2 dùng cho đợt TNSP, sau các tiết học TN, chúng tôi phát phiếu xin ý kiến của GV về nội dung giáo án đã soạn và tiến trình dạy học PBL các tiết học TNSP. Kết quả như sau:
Bảng 3.6. Kết quả thăm dò GV về tiết học TNSP
STT Nội dung Ý kiến trả lời
Có Không
1 Giáo án soạn có phù hợp với mục tiêu dạy học của
bài dạy không? 6 0
2 Bài dạy có đúng kiến thức và làm rõ trọng tâm
không? 6 0
3 Các nhóm HS có tích cực hoạt động trong quá trình
thảo luận không? 5 1
4 Học sinh có hứng thú với nội dung bài dạy không? 5 1
5 Học sinh có làm việc độc lập và phát huy vai trò cá
nhân trong quá trình làm việc nhóm không? 4 2
6 Học sinh có hiểu bài không? 6 0
Bảng số liệu cho thấy GV đánh giá đa phần HS rất tích cực tham gia các hoạt động học tập và tham gia thảo làm việc nhóm, lamg việc cá nhân để trả lời các CHĐH trong QTDH của GV. Tuy nhiên vẫn tồn tại có một số ít ý kiến cho rằng PPDH này không mang lại hiệu quả cao, khi chúng tôi phỏng vấn số GV này thì một phần do các GV này có tư tưởng ngại đổi mới PPDH.
- Đối với HS
Chúng tôi phát phiếu cho 55 HS tham gia quá trình học 2 tiết TNSP để biết ý kiến của HS về các tiết học được tổ chức theo PBL và hiệu quả của việc đổi mới PPDH này trong QTDH môn Vật lí. Kết quả như sau:
Bảng 3.7. Kết quả thăm dò HS về tiết học TNSP
STT Nội dung
Ý kiến trả lời
Có Không
SL % SL
%
1 Em có thích học tiết học TN
không? 51 92,7 4 7,27
2
Em có thích tham gia hoạt động nhóm cùng các bạn không?
46 83,6 9 16,4
3 Em có thích tìm hiểu các vấn
đề nêu trong bài học không? 48 87,3 7 12,7
4 Em có tích cực tham gia thảo
luận cùng với các bạn không? 42 76,4 13 23,6
5 Em có hiểu bài không? 50 90,9 5 9,09
6 Em có thích PPDH này không? 43 78,2 12 21,8
Kết quả thăm dò cho thấy, đa số HS rất hứng thú với các tiết học TNSP, có 92,7% HS thích các tiết học TNSP. Trong quá trình học HS rất tích cực tham gia các hoạt động nhóm do GV đề xuất (83,6%). Kết quả cho thấy đa số HS hiểu bài (chiếm 90,9%), điều này đã chứng tỏ việc tổ chức dạy học các kiến thức Vật lí theo phương pháp PBL giúp tích cực hóa HĐNT của HS. Tuy nhiên vẫn còn một số ít HS có ý kiến không thích cách học này, qua điều tra chúng tôi thấy, số HS này quen với cách học cũ, không tự tin trong quá trình học nên thường ngại trình bày ý kiến cá nhân trong lớp. Điều này cho phép chúng ta khẳng định, việc tổ chức HĐDH theo PBL góp phần tích cực hóa HĐNT của người học.